Việt Kiều về quê – Câu chuyện dí dỏm nhưng đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

– Cái thằng bạn mà cô và con hay gặp ở bến tàu mỗi đêm đi làm về ấy, đang ở Việt Nam cô ạ. Về cả nhà luôn.

Thằng cháu kể với tôi.

– Đang đưa Video lên Facebook. Quay cảnh nhà vợ, nhà chồng, mỗi nhà một xe ô tô đi đón ở sân bay, rồi vòng về lăng Bác chụp ảnh, ăn chơi ở Hà Nội đến chiều tối cả đoàn mới về quê.
Ngày hôm sau, là hôm nay đây, làm tiệc giết một con trâu mời họ hàng làng nước. Đang ầm ĩ lắm.
Thằng cháu kể tiếp vẻ thèm muốn.

 

 

– Oách thế à? Ở bên này chúng nó có giàu không? Tôi hỏi lại.

– Nhà con hai vợ chồng cùng đi làm, có 3 đứa con, chưa hết tháng đã hết tiền. Nhà nó cũng 3 đứa con, mỗi thằng chồng đi làm, con vợ ở nhà, thì cô biết là giầu thế nào rồi còn gì.

– Ừ. Sao hoành tráng thế?

– Ở làng nhà con, cứ đứa nào về quê sau là phải hoành tráng hơn đứa về lần trước. Thành lệ rồi. Sắp tới con về cũng phải thế. Mà có lẽ con là đứa cuối cùng về làng vì con đi đã hơn chục năm rồi.

– Thì có gì đâu. Cô bày cho nhé. Lần này nó giết 1 con trâu mời làng xóm thì lúc mi về, mi cũng giết một con trâu, thêm một con lợn nữa. Thế là hơn nó rồi. Còn muốn hoành tráng nữa thì mi sắp xếp cho vợ và các con ăn mặc đẹp, đứng ở đầu ngõ.

Khi mọi người ăn uống xong, ra về. Vợ và các con mi cúi chào rồi tặng thêm mỗi người một bao lì xì nữa. Thế là tiếng thơm vang lừng khắp làng. Cô sẽ tài trợ cho khoản phong bì.

– Hí hí … thế thì các cụ sẽ bảo: sang năm nhà bay lại về nữa nhá. Thằng cháu vui vẻ phụ họa.

Một tháng sau.

– Thằng bạn con về Việt Nam mới sang hôm qua cô ạ.

– Thế à. Tinh thần phấn khởi chứ?

– Con nghĩ là không. Nó kể: “ngày đầu tiên về nhà, đổi hai ngàn €, nhét vào 2 túi quần bò. Đi rất khệnh khạng. Oai lắm. Đến tối về thấy choáng. Hai túi nhẵn không! Ở Việt Nam tiêu tiền nhanh thật.

Ở bên Đức, một ngày cả nhà nếu ăn uống bình thường, đi chợ không hết 100€. Còn ở Việt Nam thì nhoáng cái 1 triệu đi tong, chả đâu vào đâu cả. Ở bên Đức, cho bọn trẻ 20€ là quý rồi. Về Việt Nam cho chúng nó 500 ngàn đồng, có đứa dửng dưng.”

– Thế tóm lại là cảm tưởng của nó về chuyến hồi hương thế nào?

– Con hỏi: về quê vui không. Nó bảo: về thì biết. Rồi nó nói: sang đến đây, coi như kế hoạch 2 năm tới của nó bị phá sản. Giờ đi cày mà trả nợ.

– Kế hoạch gì mà phá sản?

– Thì là học lái xe, rồi mua xe. Giờ thêm nợ nữa.

– Như vậy thì sao phải sĩ diện làm gì? Cứ sống thật đi có được không? Tại vì tụi mi cứ thích nổ cơ.

– Thì thế. Con còn đang chết dở đây này. Gọi điện về, mẹ con bảo: chuẩn bị về mà đi trả nợ. Bao nhiêu đứa về làng đến nhà chơi đều biếu bố mẹ tiền, đứa ít nhất cũng biếu 500 ngàn. Bố mẹ ghi hết vào sổ rồi. Cô tính hơn chục năm nay con chưa về. Mà năm nào cũng có người về. Chắc quyển sổ ấy nhiều trang kín mít rồi.

– Hí hí… thế thì mi nói với mẹ mi mua con lợn đất, ai biếu thì thả vào nuôi lợn, đừng tiêu. Thôi, coi như của mình nhờ gửi cho bố mẹ cũng được. Giờ mình trả sau.

– Từ trước đến nay như vậy. Lệ mà . Hỏi ra có đứa bên này sống vất vưởng, về quê cũng đến biếu bố mẹ con ít nhất là 500 ngàn. Vợ chồng con đã xác định với nhau rồi. Thôi thì 4 tuần về Việt Nam làm người, sang đây lại làm trâu, làm ngựa. Không thể khác được cô ạ.

T.g : Như Lý Đào

Bài viết khác

Tấm vé hạng sαng – Câu chuyện ý nghĩα sâu sắc củα một cặρ vợ chồng già

Có một đôi vợ chồng già nọ sinh sống tằn tiện, tiết kiệm để nuôi 4 người con khôn lớn. Thời giαn như thoi đưα, thoắt cái họ đã ở bên nhαu 50 năm. Những người con thành đạt củα họ bí mật bàn bạc để tặng cho bố mẹ một món quà thật ý […]

Cha ơi con đã hiểu rồi – Câu chuyện ý nghĩa nhân văn sâu sắc

TRÁI TIM NGƯỜI CHA Một ngày nọ, Cha tới mượn tiền tôi. Cha nói sức khỏe không tốt, cần phải tới bệnh viện để kiểm tra tổng quát, vậy nên tôi đã gửi tiền cho Cha. Không ngờ, chưa được bao lâu, Cha lại gọi điện tới, nói muốn mua một chiếc xe điện 3 […]

Taxi 1 1
Chuyến taxi cuối cùng của đời người, câu chuyện nhỏ mà ấm cúng rất ý nghĩa

Hai mươi năm trước đâγ, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. Một đêm kia, có người gọi xe ở khu chung cư vào lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các dẫγ nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung của sổ kéo màn kín. […]