Cớm áo gạo tiền – Chương 12

Tg Antoni Phenix

Hoài mừng lắm khi nhận được thư và một thùng hàng nhỏ của chồng gửi về.

Thùng hàng không có bao nhiêu giá trị nhưng có rất nhiều ý nghĩa động viên. Chủ yếu bên trong là quần áo cho hai con, vài gói bánh kẹo, mười thanh sô cô la và giá trị nhất có lẽ là 50 vỉ tђยốς kháng sinh ampicillin.

Hoài nhờ người quen cùng cơ quan bán giúp đống tђยốς để lấy tiền chi tiêu. Còn mười thanh sô cô la đắng ngắt thì Hoài và các con không ăn.

Hoài tính sẽ lên phố hàng Ngang hàng Đào, bán cho mấy cửa hàng bánh kẹo rồi mua đổi thành đường trắng để cho các con ăn dần và biếu hai bên ông bà nội ngoại.

Chục thanh sô cô la bán đi, đổi lại Hoài mua được hơn mười ki lô gam đường trắng. Mừng lắm vì các con không phải ăn đường đen nữa !

Từ hôm An đi nước ngoài, Hoài cũng ăn tiêu tiết kiệm hơn. May quá đợt này có đủ tiền để trang trải mọi thứ…

Hàng ngày đến trường làm việc, tối về Hoài lại tranh thủ đi làm thêm kiếm tiền nuôi các con.

Ở trường học của Hoài, vào các buổi tối trong tuần có các suất trông giữ xe đạp cho những lớp dạy nhảy, họ thuê địa điểm của trường.
Một tuần ba buổi tối, Hoài lóc cóc đi xe đạp chở thằng cu lớn mới học lớp một đến trường của mẹ trông xe đạp buổi tối cho các lớp dạy nhảy.

Hoài tính rồi, trông xe mỗi tối được trả ba mươi ngàn đồng. Hoài sẽ mang con gáι bé mới có mấy tháng tuổi sang gửi nhà bà hàng xóm trông giúp mấy tiếng…hết năm ngàn đồng, trông xe về Hoài cho cậu con trai ăn phở hết năm ngàn đồng, còn lại hai mươi ngàn đồng thì để dành tích luỹ phòng thân.

Các suất giữ xe đạp không phải ai muốn cũng được đâu nhé! Trường họ xét duyệt, ưu tiên cho những ai có hoàn cảnh khó khăn mới được trông xe đạp vào các buổi tối có lớp dạy nhảy.

Khi đã có một chút tiền dự trữ, Hoài quyết định nhường suất trông xe cho một cάп bộ khác khó khăn hơn. Mới lại Hoài cũng không còn sức để làm nữa. Một mình nuôi hai con nhỏ, đưa đón các con đi học, đi nhà trẻ, hàng ngày vẫn phải đi làm…cũng vất vả quá rồi!

Cứ mải mê công việc, Hoài quên mất việc quan trọng là giải quyết các giấy tờ cần phải làm cho An. Đến hôm nay nhận được điện thoại của An, cô mới cuống lên:

– Anh à ! Em xin lỗi, nhiều việc quá nên em quên mất. Bây giờ em phải bắt đầu từ đâu?
– Em ᵭάпҺ máy lại cái đơn anh viết gửi phòng tổ chức trường của anh. Em ký ở phía dưới, cứ ký luôn tên anh rồi vào trường nộp .
– Có phải quà cáp gì không anh ?
– Anh không biết. Chắc chắn là họ còn hành cho em ra bã.

– Em không thạo biếu xén, xin xỏ gì đâu!
– Việc đó thì anh còn kém hơn em nhiều. Em có thể nhờ mẹ em làm quân sư. Anh nghĩ thế nào phòng tổ chức cũng phải trình trường hợp của anh lên tгêภ Ban giám hiệu nhà trường. Vậy em bố trí hôm nào đến gặp thầy Quy hiệu trưởng. Năm ngoái khi anh đi sang Praha, anh đã làm việc sẵn với thầy Quy rồi . Thầy Quy ủng hộ đề nghị của anh là sang Bratislava một năm. Trong lần đó anh cũng trình bày ý định làm sau một năm anh sẽ lên làm việc ở Praha, thầy ấy cũng sơ bộ đồng ý rồi.

– Thế thì tốt quá rồi ! Hay là em đến thẳng nhà thầy Quy được không ?
– Không nên em à ! Trước mắt phải có giấy tờ của phòng tổ chức cάп bộ đã .
– Vâng em hiểu rồi. Bắt đầu từ ngày mai em sẽ tiến hành.
– Giữ gìn sức khỏe em nhé. Chào em !
Hoài thuê ᵭάпҺ máy đơn của An gửi phòng tổ chức cάп bộ, đồng thời gửi ban giám hiệu nhà trường. Cô tập chữ ký của chồng nhiều lần. Cuối cùng đã ký chính ҳάc đến mức độ không một ai nhận ra là không phải… Có lẽ cả An cũng không thể nhận ra đầu là chữ ký của chính mình.

Ngay ngày hôm sau Hoài vào phòng tổ chức cάп bộ gặp thầy Trúc phó phòng.

– Chuyện này khó lắm đây cô Hoài à ! Cô bảo anh An cứ về nước giải quyết từ tổ môn và khoa xong xuôi thì anh An lại sang Tiệp sau .
– Đường xá xa xôi, chồng em không có nhiều tiền. Anh giúp chồng em với, chúng em cảm ơn anh nhiều.
-Cái việc này tôi muốn giúp cũng khó lắm đấy. Tôi phải báo cáo với ban giám hiệu đã. Có gì tuần sau cô lên đây xem kết quả thế nào nhé.
– Vâng ! Trăm sự nhờ anh.
Mấy ngày hôm sau Hoài nhờ ông bố chồng đi cùng với mình đến nhà thầy Quy hiệu trưởng. Rất may là thầy Quy đã sẵn biết chuyện của An rồi. Thầy rất có cảm tình với An thành ra thầy tìm mọi cách giúp đỡ Hoài .

– Mời bác và cô Hoài vào nhà. Cô Hoài ngồi xuống đây và cứ từ từ trình bày. Tôi đã biết ý định của cậu An một năm trước đây rồi. Tôi cũng động viên khuyến khích cậu ấy. Cậu An là người rất thành thạo mọi việc ở nước ngoài, việc nước ngoài có khi cậu ấy giải quyết còn giỏi hơn việc trong nước.
– Anh An nhà em hiện tại mới xin được học bổng bán phần thôi ạ ! Tình hình Đông Âu dạo này khó khăn em lo lắm.
– Tôi tin cậu An, cậu ấy giỏi lắm. Cậu ấy sẽ vượt qua được thôi .
– Không biết anh An nhà em sẽ làm gì để sinh sống đây.
– Bác và em cứ yên tâm. Tôi sẽ tìm cách giúp đỡ An trong thời gian nhanh nhất có thể.
– Trăm sự nhờ thầy. Cháu An nó có ít quà gửi biếu thầy. Nói rồi ông Thịnh là bố của An, đưa gói quà Hoài đã chuẩn bị sẵn.

Ông Thịnh cũng không ngờ sự phản ứng dữ dội từ thầy Quy.
– Bác đem về hộ em ngay . Em biết rất nhiều nơi có văn hóa quà cáp, văn hóa phong bì. Em thì không chấp nhận văn hóa đó. Bác thông cảm !
– Tôi xin lỗi thầy.
– Cô Hoài cất ngay gói quà đi không thì ta không thể nói chuyện tiếp được đâu. Đây là sự chỉ đạo của cậu An hay của cô .
Hoài không biết làm thế nào! Cô đành phải cất gói quà vào túi ҳάch và nói lý nhí:

– Tự em ạ . Anh An không bao giờ chấp nhận quà cáp của học sinh đâu ạ !
– Tôi cũng đoán là như vậy. Tôi học ở Đức về được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Về trường tôi thấy cái văn hóa quà cáp, phong bì có qui mô lớn quá. Tôi rất cố gắng loại bỏ nhưng vẫn không đỡ được là bao nhiêu!
– Em cảm ơn thầy nhiều! Nhờ thầy giúp ạ!
– Ở trường thì không có vấn đề gì, nhưng ở tгêภ bộ đại học thì giấy tờ này trước khi trình lãnh đạo bộ ký
phải qua tay anh Huấn. Nghe nói anh này hay gây phiền toái lắm đấy.

– Dạ em có biết anh Huấn ạ . Anh ấy là người quen của bạn em ạ.
– Cô Hoài đưa bác về nghỉ đi. Khoảng hai tuần nữa qua đây tôi sẽ thông báo chuyện giải quyết vấn đề của An đến đâu rồi.
Hoài và ông Thịnh đứng dậy chào thầy Quy ra về. Vừa ra tới cửa thì thầy Quy vô tình nói với ông Thịnh rằng thầy đã xem lý lịch của An và biết An là người cùng quê với mẹ của thầy.
– Xin lỗi thầy Quy, cụ năm nay bao nhiêu tuổi.

– Mẹ em nếu còn sống thì cụ được 80 tuổi, mẹ em mất sớm .
– Mẹ thầy Quy họ gì ?
– Mẹ em họ Phan, mẹ em tên là Liễu nhưng người làng vẫn gọi theo tên bố em là bà Hồng ạ .
– Có phải bà là chị cả của ông Tư Thống không thầy?

– Dạ ! Em vẫn gọi là cậu Tư Thống .
– Vậy thì tôi với thầy hiệu trưởng là họ hàng với nhau rồi. Rất xin lỗi thầy Quy, theo vai vế trong họ thì tôi phải gọi thầy là chú. Thầy cũng cho phép cháu Hoài và cháu An gọi thầy là ông. Họ nhà ta rất đông, bà Liễu nhà mình lại đi thoát ly sớm rồi bà lại mất sớm nên tôi không biết.
– An nó vẫn quen gọi em là anh. Bây giờ thay đổi thì khó gọi lắm bác à !
– Trăm sự cháu nhờ ông giúp đỡ chồng cháu ạ!
– Cái con bé này, sao mà thay đổi cách gọi nhanh đến thế?

– Anh An nhà cháu hôm nay lại được quý nhân phù trợ rồi ạ! Cháu chào ông. Khoảng hai tuần nữa cháu xin được qua ông hỏi thăm tình hình giấy tờ của anh An nhà cháu ạ.
– Thôi hai bố con về đi .
Hai bố con nhà Hoài chào người họ hàng vừa mới nhận ra. Rất không ngờ người họ hàng đó lại chính lại là thầy Quy hiệu trưởng.
Vậy là việc ở trường đại học của anh An không còn gì phải lo nữa. Nhưng việc ở tгêภ Bộ đại học, nghe thầy Quy hiệu trưởng nói vậy thì Hoài lo lắm. Cô không biết bắt đầu từ đâu?

Khi được thầy Quy thông báo là tất cả các việc công văn, giấy tờ ở trường đã xong xuôi. Hiện tại giấy tờ nhà trường đã chuyển lên Bộ đại học. Hoài liền đến Bộ đại học gặp anh Huấn.
Anh Huấn nói:
– Em cứ về nhà chờ Bộ giải quyết nhé chứ việc này không dễ đâu. Tôi sẽ cố giúp em nhưng có lẽ phải chi phí một ít…nhưng vẫn không chắc chắn là giải quyết được.

– Trăm sự nhờ anh giúp. Em không dám quên công của anh.
– Em khai tên tuổi, địa chỉ nhà, cơ quan làm việc… Có gì tôi sẽ thông báo sau.
Hoài chờ đợi một tuần vẫn không có tin tức gì từ Bộ đại học. Mà quà cáp biếu xén thì Hoài không biết làm cách nào? Chắc hồ sơ của anh An vẫn nằm một chỗ ở ngăn tủ phòng làm việc của Huấn.

Hoài lại đến gặp thầy Quy năn nỉ. Thầy Quy đối với An và Hoài bây giờ đã là người họ hàng rồi. Vả lại trong lòng thầy Quy cũng rất quý An. Thầy nghĩ thôi thì đã thương thì thương cho chót.
Thế là thầy bố trí thời gian lên Bộ đại học gặp người quen. Thầy Quy không nhờ vả ai bao giờ, nhưng khi thầy ra tay thì mới việc đều thuận buồm xuôi gió.

Hồ sơ của An được chuyển theo đường công vụ sang sứ quán Việt Nam tai Praha và anh được chính thức làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Tiệp khắc.

Bài viết khác

Mẹ chồng tôi – Câu chuyện ý nghĩa nhân văn sâu sắc

MẸ CHỒNG TÔI Nghe tin con dâu sẩy thai , mẹ chồng lập tức từ quê bắt xe ra ngay . Bà nhất định phải ra để xem làm sao và đỡ đần cho con dâu việc nhà . Bà nhấn mạnh : Một con sa bằng ba con đẻ nên phải kiêng cữ . […]

Có một cơn mưa rất lớn – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc và ấm áp

Tôi kiên quyết bảo với anh rằng sau khi lấy nhau phải ở riêng. Luyến bảo: “Nhưng nhà anh chỉ còn mẹ già, nếu không có mình, mẹ buồn chết. Thương anh, em cùng anh về ở với mẹ em nhé!”. Ngôi nhà hai tầng lầu ở con phố vắng ấy rộng thênh thang, tôi […]

Đời người như ngôi nhà 80 tầng – Câu chuyện đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc về cuộc đời

Có hαi αnh em nhà nọ quyết định thuê một căn hộ ở tầng thứ 80 củα tòα nhà. Vừα để cho thoáng mát vừα có thể ngắm nhìn được toàn bộ thành ρhố.     Rồi đến một ngày khi hαi αnh em đi làm về thì thαng máy củα tòα nhà bị hỏng. […]