Thầm lặng 12

Thầm lặng 13 (Kết)
Thầm lặng 12
Thầm lặng 11
Thầm lặng 10
Thầm lặng 9
Thầm lặng 8
Thầm lặng 7
Thầm lặng 6
Thầm lặng 5
Thầm lặng 4
Thầm lặng 3
Thầm lặng 2
Thầm lặng 1

T/g: Võ Ngọc Trí

Nhài nghe bà bác nói, phân vân lắm. Tuy không có con ruột, nhưng chị hiểu tình mẫu tử là gì. Một người mẹ có thể bỏ, có thể quên bất cứ ai, nhưng con mình thì không thể quên.

Quá khứ cũng đã qua rồi, bây giờ muốn cho Huệ hồi phục trí nhớ, chỉ còn cách cho Huệ gần con, khơi gợi tiềm thức của Huệ.

Nhài thắc mắc: “Sao bác không nhờ anh Nhân, mà lại nhờ cháu ạ?”. “Ngày xưa lúc Nhân ly hôn với con gái bác, bác lỡ nặng lời với nó rồi, nên giờ nhờ nó thì ngại lắm. Bác biết thằng Nhân nghe lời cháu, nên mới nhờ cháu. Cố giúp bác, giúp Huệ cháu nhé”.

Nhài không thể từ chối được. Nhưng cu Tũn đang ở nhà Nhân, Nhài đâu có quyền quyết định.

Chị thu xếp công việc rồi tới nhà bà Hạnh, không quên mua quà cho cu Tũn.

Thấy Nhài, Nhân cười cười: “Em tới trả nợ cho anh đấy à, anh không lấy đâu”. ” Em mượn từ tay ai, em sẽ trả cho người đó. Anh không phải lo”. Nghe Nhài nói vậy, Nhân im re.

Nhài kể lại chi tiết hoàn cảnh của Huệ cho bà Hạnh và Nhân nghe, rồi nói lên mong muốn của mình: “Con rất muốn giúp Huệ, bằng cách cho Huệ ở cùng với con của cô ấy”. Nhân cau mày, hỏi: “Giúp bằng cách nào? Đừng bảo cho thằng Tũn về quê cùng với mẹ nó nhé”. “Em không dám có ý nghĩa ấy đâu anh ạ”. “Vậy thì ý em thế nào?”. “Em năn nỉ mẹ và anh, cho Huệ tới đây ở một thời gian, được không anh?”. Nhân giãy nảy lên: “Cái gì…”.

Bà Hạnh khoát tay, ý bảo Nhân bình tĩnh: “Nghĩ cũng tội cho con Huệ. Mình đang giữ con của nó, nên nó nhớ con nó là phải rồi”. Nhài mừng rỡ: “Nghĩa là mẹ đã đồng ý cho Huệ tới đây ở đúng không mẹ”. “Mẹ đang cân nhắc. Nhà rộng, chỗ ở thì không lo. Nhưng Huệ nó ở đây, rồi ai quản lý, chăm sóc cho nó. Lỡ nó xảy ra chuyện gì, rồi mình lại mang tai tiếng”.

Nhân nghe hai mẹ con nói chuyện, thật sự là anh không muốn cho Huệ tới đây ở chút nào. Nhưng…

Nhân nói, bằng giọng chậm rãi: “Mẹ anh nói đúng. Em nghĩ xem, Huệ giờ như vậy, ở đây rồi ai hầu hạ cho cô ấy”. “Huệ chỉ mất trí nhớ thôi, chứ chưa đến nỗi lú lẫn lắm đâu anh ạ”. “Anh cẩn thận không thừa đâu. Ngày xưa anh đã bị mẹ con cô ấy chửi cho sấp mặt rồi”. “Thế nào cũng không được, vậy thì tội cho Huệ quá”. “Em tội thì tới đây mà ở cùng với cô ấy”. “Chắc phải vậy thôi, chứ đâu còn cách khác nữa. Cảm ơn mẹ, cảm ơn anh đã rộng lòng với Huệ”.

Nhài đưa Huệ tới nhà Nhân. Cu Tũn thấy mẹ, mừng rỡ hét toáng lên: “Mẹ về rồi, mẹ về rồi…”. Còn Huệ thì để yên cho Tũn ôm vai bá cổ mình.

Những lo lắng của bà Hạnh và Nhân là thừa. Huệ gần như vô hại, hay ngồi ủ rũ một mình. Câu Huệ thường lặp đi lặp lại, là gọi tên con.

Nhài vắt chân lên cổ mới làm kịp. Việc bán xôi thì không nghỉ được, dù chỉ một ngày. Trước kia đã bận, giờ chị phải cố gắng lên gấp đôi.

Chiều nào cũng vậy, chị tới nhà Nhân, nấu ăn cho cả nhà, giục Huệ đi tắm rửa, giặt giũ phơi phóng, ngồi chơi một chút, rồi lại vội vàng ra về.

Sự xuất hiện của Nhài làm cho bà Hạnh rất vui, Nhân cũng thế. Hai mẹ con được nhìn thấy lại hình ảnh người con dâu, người vợ nhanh nhẹn, đảm đang của trước kia.

Công ty Nhài mới ký kết được hợp đồng dài hạn, kêu gọi nhân viên đi làm lại, và thanh toán số nợ lương trước kia. Nhài nghỉ bán xôi, trở về công việc văn phòng.

Trí nhớ của Huệ có biến chuyển rõ rệt. Cô bắt đầu ý thức mơ hồ rằng, Tũn chính là con mình. Nhiều lần Nhài bắt gặp Huệ ngồi nhìn đăm đăm cu Tũn đang ngủ, với ánh mắt rất dịu dàng…

(Còn tiếp)

Ảnh st