Câu chuyện ý nghĩa về cách suy nghĩ và ứng xử của một người phụ nữ nhiều bản lĩnh

Cuối năm đó, tôi vừa sinh con, thất nghiệp từ ngày về Việt Nam, bố mẹ chồng ốm nặng suốt thời gian dài, hai vợ chồng tôi phải nghỉ không lương suốt hai năm để chăm bố mẹ, sau đó bố chồng tôi qua đời.

Thời điểm vừa nghèo túng vừa đau đớn ấy, em trai tôi tới nói:

– Em muốn cưới vợ, em xin chị bốn mươi triệu! Hai vợ chồng em đã có bốn triệu rồi, đủ để chụp ảnh viện áo cưới, quay video.

Còn lại, bao gồm mua sắm đồ đạc giường tủ mới, làm mấy chục mâm cỗ cưới, em trông cậy vào chị!

Tôi từ chối. Tôi nói, lương phóng viên cơ bản của tôi chỉ 500 nghìn. Nếu không có tiền, đừng làm lớn! Ngay cả đám cưới của tôi, dù bên nhà trai làm rất to, nhưng nhà tôi chỉ vỏn vẹn một mâm cơm, đặt lên bàn thờ thắp hương mẹ!

Hãy dành tiền để nuôi con cái sau này, chăm lo gia đình. Đừng tiêu tiền vào mâm cao cỗ đầy, những thứ xa xỉ.

Em trai tôi gầm lên, gào thét, đập phá đồ đạc trong nhà và chửi bới. Em tôi nói:

– Chị giàu như thế, chị kiếm bao nhiêu tiền từ nhuận bút bán sách, chị đi nước ngoài nước trong bao năm nay, giải thưởng nọ kia, nổi tiếng mà keo kiệt không cho em tiền làm đám cưới!

Trong đầu tôi lúc ấy chỉ có một ý nghĩ tò mò cực độ: “Ủa, một cô phụ nữ như thế nào sẽ cưới người đàn ông như thế này?”

Tôi bình thản:

– Chị sẽ cho em 40 triệu, em yên tâm! Nhưng 5 triệu không phải tiền mặt. 5 triệu đấy vừa đủ tiền sắm bộ giường tủ quần áo chăn gối đệm thời trang đẹp! Còn lại 35 triệu, sau đám cưới, chị sẽ cho em mỗi tháng 1 triệu đồng trong vòng 3 năm!

Đó là tiền để mua sữa cho con em, tiền để vợ em không chửi chồng vì thiếu tiền đi chợ, là tiền ốm đau, chửa đẻ, là tiền lúc túng có thể dằn túi.

Vì đám cưới chỉ là một thủ tục. Nhưng chung sống mới là một gánh nặng cần rất nhiều tài chính! Tiền chị là để giúp đỡ thực sự cuộc sống hôn nhân của em! Chị không cho tiền để em làm cỗ cưới, để đẹp miệng người đời!

Tôi không biết em tôi sẽ chửi bới đến bao giờ. Nhưng người thân cũng xì xào là tôi keo kiệt, sắt đá, chắc gì đã thực hiện.

Tôi thản nhiên đi giữa thị phi của gia tộc. Xã hội này thiếu gì miệng lưỡi, người đời thiếu gì lý do để xì xào. Nhân tiện, mình cho họ thêm vài câu chuyện mặn mà cũng chẳng sao. Có biết bao nhiêu người đã buộc phải dùng bạc tiền để đổi lấy tình thân?

Bao nhiêu bậc bố mẹ phải nai lưng trả nợ lô đề cá độ bóng đá cho con cái? Bao nhiêu con cái lấy tiền xương máu của bố mẹ để đi đút lót xin việc?

Bao nhiêu người chồng người vợ nín lặng trả nợ thay bạn đời? Bao nhiêu người chị gái buộc phải bỏ tiền ra để giữ thể diện? Có bao nhiêu người nghiễm nhiên tiêu tiền người khác?

Có bao nhiêu đứa con vòi vĩnh, dọa tự tử để bố mẹ lòi tiền ra?

Hàng xóm có người mất nhà, khi bị cháu ruột năn nỉ mượn giấy tờ thế chấp tiền đi đánh quả.

Quả đâu chả thấy đánh về, chỉ thấy ngân hàng xiết nợ, chú ra vỉa hè, ngồi trông xe, đêm về nhà trọ, bị vợ cũng bỏ, con cũng đi, một mình ôm hận năm này qua năm khác?

Ỷ vào quan hệ ruột thịt để tìm tiền, là cách làm giàu không khó. Nhưng nó giống tội phạm bắt cóc. Tôi dùng tình thân giữa tôi với bà để làm con tin. Nếu bà không xùy tiền ra, tôi sẽ giết chết tình ruột thịt ấy!

Tình ruột thịt ấy, thực chất đã chết trước khi bị bắt cóc làm con tin rồi, bạn biết không?

Tôi đã thực hiện còn nhiều hơn lời hứa năm ấy! Tất nhiên, với một người có trăm mối lo, thì việc “cho góp” 3 năm dễ chịu hơn nhiều khi đi vay nợ một khoản khổng lồ để thỏa mãn yêu cầu của người thân năm ấy!

Bao nhiêu năm giờ nhìn lại, tôi tự cảm ơn tôi đã không đầu hàng trước sự thao túng quan hệ trộn lẫn tiền bạc: Em tôi hậm hực nhưng phải chấp nhận, gia đình tôi không còn ai nhớ hoặc không còn ai bình phẩm xấu xí về sự từ chối của tôi khi đó nữa, và hơn tất cả, tôi hiểu ra:

Tôi không dũng cảm! Tôi chỉ bất bình!

Tôi không giỏi quản lý tài chính! Nhưng tôi hiểu rất rõ giá trị của đồng tiền ở từng thời điểm!

Bạc tiền mua được tình thân chứ! Đó là bạc tiền đưa cứu giúp kẻ lạ khốn khó rủi ro, đó là bạc tiền giúp đỡ người thân bạn bè đúng lúc, đúng cách, đúng người!

Còn tiền đưa ra để chuộc, níu giữ tình thân, thì tình thân đó thực ra là gì?

Nếu bạn bị thao túng, bị uy hiếp, để xùy tiền ra cho người thân, thì hãy nghĩ ra một cách “hoãn binh” để ít ra, giữ được nguyên tắc sống của mình, giữ được giá trị của đồng tiền, và đối xử tử tế với bản thân mình!

Nguồn : Trang Hạ

Bài viết khác

Điều ước cuối cùng củα Mẹ – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa

Mẹ là người yêu tҺươпg con vô ᵭiều kiện, và không thể có thứ tình cảm nào có thể vượt quα ᵭược tình mẹ. Đó là chân lý mà αi cũng Ьiết nhưng không ρhải người nào cũng có thể thấu hiểu và chính vì thế tɾong cuộc sống thường tồn tại những ᵭứα con […]

Ngậm đắng bỏ làm ngọt – Câu chuyện xúc động ρhản ảnh thực tế xã hội ngày nαy .

Sαu mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hαi tầng khá khαng trαng giữα làng quê. Ông bà nghỉ hưu “chưα ấm chỗ” thì vợ chồng αnh con trαi ở thành ρhố về thuyết ρhục ông bà bán căn nhà ở quê, được bαo […]

Ba 1 1
Ông bà tạo ρhúc thì cha mẹ an nhàn, cha mẹ tạo đức thì con cái càng thêm rạng rỡ

Phúc đức của ông bà cha mẹ để lại cho con cháᴜ không ρhải sẽ chia đềᴜ cho từng người, mà sẽ có người hưởng ít có người hưởng nhiềᴜ. Người maγ mắn có thể ăn hḗt cả ρhần ρhúc của gia đình, haγ maγ mắn tột đỉnh là hưởng tɾọn vẹn cả ρhúc đức […]