Còn nhìn thấy tiền mà không nhắm mắt nổi để về bên kia thế giới, chính là một bi kịch lớn!

BI KỊCH ❗️

Nhiều tiền mà sống quá kham khổ, chết còn nguyên một cục tiền đấy, cũng là một bi kịch!

Bà hàng xóm cũ, xưa là một nha sĩ, làm ra nhiều tiền chẳng bao giờ tiêu, dành tiền mua đất đai nhà cửa.

Tài sản của bà ngoài những ngôi nhà cho thuê ở một quận trung tâm Sài Gòn, còn thêm một dãy nhà trọ cho thuê.

Bà không cần làm gì, mỗi ngày mở mắt cũng đã có chục triệu trong tay. Chồng mất sớm, bà chỉ có mỗi cô con gái định cư nước ngoài và khá sung túc.

Do tính tiết kiệm, chẳng ai thấy bà ăn tiêu gì bao giờ. Ra chợ vài mớ rau, con cá nhàn nhạt, cứ thế ăn qua ngày. Bà cũng chẳng bao giờ đi du lịch, cũng chẳng mấy khi về quê ngoại ngoài Bắc thăm bà con hàng xóm.

Thi thoảng vài đứa cháu họ ghé thăm nhưng cũng chẳng ở lại được vì bà chẳng tin ai, cứ sợ bị mất tiền, thế nên chẳng ai ở được với bà cả.

Thế rồi một ngày bà bị tai biến nằm bẹp một chỗ. Đứa con gái ở xa về vài ngày thuê người chăm sóc mẹ. Bà cũng chẳng thể nói cho con biết bà có bao nhiêu tiền và đang để đâu.

Vậy đấy. Cứ sống kham khổ để nuôi tiền, đến khi bệnh nặng nằm xuống chả còn có thể sờ được đến tiền, cũng chẳng thể nói cho người thân biết tiền ở đâu, có khi còn ôm nỗi ấm ức mang tên tiền về nơi chín suối.

Ông chú bạn mình thì khác, cũng không đến mức keo kiệt, cũng có thể gọi là hơi tiết kiệm, nhưng bị cái bệnh siêng làm.

Lúc nào cũng làm quần quật, làm hết thanh xuân làm sang cả tuổi già. Làm đến mức mà cứ nghỉ tay vài bữa cứ như chết đến nơi.

Làm đến mức chả cần sinh nhiều con. Chỉ một đứa, sau chú về già, người con bị ung thư chết trước.

Chú ôm một núi tiền, có thể gọi là thế (nhà 4 cái, đất mênh mông), muốn tiêu tiền cho thoả thì đến lúc chẳng còn nhu cầu để tiêu nữa.

Nhiều người siêng năng càng về già càng mắc cái bệnh ít nhu cầu, không có nhu cầu ăn chơi hưởng thụ, chứ không phải là keo kiệt.

Vậy là cả cuộc đời họ đã trôi đi trong vất vả và về già, nhìn thấy tiền mà bất lực, chẳng thể làm gì với nó.

Chắc chắn, đến chết cũng chẳng mang đi được đâu. Nên từ 35 đến 45 tuổi các bạn cứ làm giàu đi.

Sau đó, các bạn nghỉ hưu, đi đến nơi chưa được đi, hưởng thụ những thứ chưa được hưởng (trừ hút hít hay tiêu hoang). Con cái nó trên 18 cứ để nó tự lập.

Yêu thương nó cứ rủ nó đi du lịch cùng hay cuối tuần rủ các con cùng đi ăn các nhà hàng ngon nhất. Nếu không muốn trở nên bi kịch như hai trường hợp trên.

Có những thứ không mua được bằng tiền, đó là tuổi trẻ, sức khoẻ, thời gian.

Lao động là vinh quang, tiền bạc là tài sản nhưng đến một lúc nào đó, nên cho phép mình nghỉ ngơi và để những đồng tiền mình làm ra quay lại để phục vụ mình.

Còn nhìn thấy tiền mà không nhắm mắt nổi để về bên kia thế giới, chính là một bi kịch lớn!

Dieu Le __Sưu tầm

Bài viết khác

Cách người Mỹ dạy con – Câu chuyện rất hαy về cách giáo dục con củα người Mỹ để chúng tα học hỏi

“Con trαi tôi du học, sαu khi tốt nghiệρ thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu người Tây tên Susαn. Hiện giờ, cháu trαi Peter đã 3 tuổi. Mùα hè năm nαy, con trαi đăng ký visα “thăm người thân”. Thời giαn 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con […]

Tỉnh ngộ – Câu chuyện nhẹ nhàng đầy nghĩa nhân văn sâu sắc

Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không.Và – anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. Anh ấy luôn luôn […]

Người nhặt tiền lẻ, xúc ᵭộng câu chuyện ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Những ᵭồng tiền lẻ ᵭược cάпh lái ô-tô thả xuống Ьên vệ ᵭường. Một người ᵭàn ông có mái tóc hoα ɾâm ᵭi ᵭôi chân tậρ tễnh khom lưng cúi nhặt lên ᵭưα tαy vuốt từng tờ tiền cho ρhẳng ɾồi mới cẩn thận cất vào túi áo. Thằng Nhíu ngày nào cũng lùα ᵭàn […]