Câu chuyện về mẹ chồng – Sự cảm thông và lắng nghe là sợi dây bền chặt giữa 2 người xa lạ

Mình là người Bắc nên rất lo lắng khi lần đầu về ra mắt nhà người yêu ở Sài Gòn. Mình sợ sự khác biệt về lối sống Bắc Nam sẽ làm mình bị mất điểm với nhà người yêu. Anh nói là mẹ anh rất khó tính và sạch sẽ.

Ngồi trên máy bay, không biết vì hồi hộp hay vì thời tiết xấu đã khiến mình cảm thấy buồn nôn suốt chặng bay, nhất là khi chuẩn bị hạ cánh. Đó cũng là lần đầu tiên mình tới Sài Gòn, tháng 12 năm 2014.

Đúng là mẹ anh vô cùng sạch sẽ. Đó là cảm nhận đầu tiên của mình khi bước chân vào nhà. Một căn nhà không có nhiều nội thất, mọi thứ đều bố trí cho tiện sinh hoạt, rất đơn giản nhưng sạch không một hạt bụi đến từng ngóc ngách thậm chí là gầm ghế.

 

 

Vừa bước vào nhà, 2 đôi dép đi trong nhà đã được mẹ để sẵn theo hướng thuận xỏ chân vào luôn. Đi vào tới cầu thang để đi lên tầng lại có 2 đôi dép khác để thay.

Sau màn chào hỏi đơn giản, mẹ kêu bọn mình lên phòng nghỉ ngơi, lát mẹ gọi xuống ăn trưa. Dù mẹ nói vậy và dù mình cũng mệt sau một chặng đường dài nhưng mình đâu dám nghỉ ngơi sẵn chờ ăn như thế.

Sau khi cất vali và rửa mặt mũi cho tỉnh táo, mình xuống bếp xem có cần phụ gì không nhưng mẹ không cho mình làm gì cả thật. Mẹ bảo mình chưa biết làm theo ý mẹ nên không cần làm gì cả.

Thế là mình lại đi lên trong lòng đầy lo lắng mà không biết rằng cho đến tận sau này khi đã làm dâu của mẹ, mỗi dịp về thăm mẹ thì mẹ đều không cho mình làm gì cả vẫn vì một lý do đó, con không biết làm đâu.

Một lát sau, mẹ gọi 2 đứa xuống ăn … sầu riêng. Trời đất quay cuồng, vì mình không ăn được thứ quả mùi “thum thủm” ấy. Mẹ nhất định kêu mình ăn thử. Mẹ nói ở Sài Gòn thì phải ăn được sầu riêng.

Mình đành nhắm mắt, nín thở nuốt chửng một miếng. Đây là lần thứ 2 mình ăn thử sầu và vẫn như lần 1, mình không yêu nổi nó. May mắn là mẹ không giận cũng không ép mình ăn nữa.

Đến bữa trưa, mình chỉ phải phụ mẹ dọn bàn và mang đồ ăn ra thôi. Khác với cách ăn của nhà mình là cả nhà ăn chung đồ ăn, nhà mẹ lại mỗi người một chén thức ăn, một chén canh, một chén nước chấm riêng.

Tuy ngồi chung bàn nhưng ai ăn phần người đó. Cho nên, dù ít món nhưng đống chén bát phải rửa thì nhiều thôi rồi. Trước khi ăn mẹ còn nói với mình là mẹ không giỏi nấu ăn nên con ăn tạm nữa chứ.

Và cũng đúng là những món mẹ nấu cực kỳ đơn giản như canh cá thì mẹ chỉ nấu nước sôi rồi thả cà chua, cá, rau cần tây, ớt và nêm gia vị hoặc trứng chiên thịt bằm, hoặc canh tôm nấu bí đao.

Bao nhiêu năm làm con dâu mẹ, mẹ không cho mình nấu nướng gì và cũng chỉ tự mình nấu những món quen thuộc ấy. Còn lại, mẹ sẽ đổi vị cho bọn mình bằng món gỏi gà mẹ mua, vịt nướng mẹ mua, thịt quay mẹ mua. Hihi.

Ăn xong, mẹ cũng không cho mình dọn chén bát, vẫn lý do đó, con không biết làm đâu. Nài nỉ lắm thì mẹ cho rửa chén vì đó là việc của ba. Mình không làm thì ba phải làm thôi. Mà mẹ cũng không cho rửa luôn ấy. Mẹ bắt mình phải lên ngủ trưa đã, ngủ dậy rồi rửa. Không dám cãi, mình đành đi ngủ. Quy trình này sau gần chục năm vẫn không thay đổi.

3 giờ chiều, Sài Gòn ngày nào cũng nóng trừ những ngày mưa, ra khỏi phòng điều hòa là toát mồ hôi ngay, mình xuống nhà để rửa chén. Đống chén bát, xoong nồi đã được mẹ xếp ngay ngắn ngoài sân kèm theo một cái ghế nhỏ và một cái quạt đã cắm sẵn dây điện. Mẹ chu đáo số hai thì không ai số một.

– Tối nay Noel, con bảo anh gọi taxi đi vào quận nhất chơi nhé. Đi xe máy mệt lắm. Đêm chơi về muộn hoặc tắc đường thì vào khách sạn ngủ rồi hôm sau về. – Mẹ thủ thỉ với mình trong lúc mình rửa chén.

Bất cứ ngày nào của mẹ như ngày 8/3, 20/10 và ngày sinh nhật, mẹ đều không cần mình mua quà cho mẹ, trái lại, mẹ còn nhắc mình đòi quà của chồng và kêu chồng dẫn đi ăn ngon nữa. Mẹ bảo đồ con mua mẹ không cần dùng tới, mẹ để đó vừa lãng phí mà còn vừa làm con buồn.

Các dịp lễ Tết, mẹ không cho bọn mình ở nhà lâu, toàn bắt bọn mình đi chơi. Còn nhớ Tết âm lịch đầu tiên sau khi cưới, mình không dám về ngoại mà ở lại Sài Gòn.

Sau khi được nghỉ, mình cũng mua một giỏ quà đẹp để mang về nhà chồng, cũng chuẩn bị tâm lý để ăn Tết nhà chồng. Ai dè, ba thì nói mua lễ về làm gì cho tốn kém, lần sau cũng không cần giỏ hay gói đẹp đẽ làm gì cho thêm rác còn mẹ thì chỉ cho bọn mình ở lại hết mồng 1 thôi.

Mẹ bảo tranh thủ mấy ngày Tết phố xá vắng vẻ, tụi con đi chơi cho thoải mái. Thế là bọn mình đành phải đi chơi. Cũng kể từ đó, nếu Tết mình không về ngoại thì cũng đi du lịch cùng chồng.

– Cả năm con ở trong này rồi thì chỉ cần về mẹ vào dịp Noel, Tết dương lịch còn Tết âm lịch con cứ ăn Tết ngoài Hà Nội.

Mẹ chồng đã nói vậy thì mình chỉ còn biết nghe lời thôi. Hihi

Mẹ còn đặc biệt thích viết giấy nhắn, viết thư tay, viết ghi chú dán khắp nhà cho mọi người, thích giữ lại những bài viết hay trên báo để gửi cho các con đọc.

Ngày đầu tiên về ra mắt, đi đâu trong nhà mình cũng được đọc các mẩu giấy mẹ viết dặn dò và thấy vừa choảng ngợp vừa thú vị. Giặt đồ thì có ghi chú hướng dẫn việc treo quần áo như thế nào cho tinh tế vì nhà có cả ba chồng, lau dọn thì có ghi chú phân biệt các loại khăn lau theo màu, đánh răng thì có ghi chú không nên để bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh…

Buổi sáng đầu tiên thức dậy, xuống dưới nhà đã thấy mẹ để sẵn hai cái bánh mỳ kẹp thịt kèm hai cặp lồng tàu phớ nóng hổi, bên cạnh là mẩu giấy mẹ viết dặn bọn mình ăn sáng.

Mẹ mình không biết nhắn tin nên muốn dặn dò gì mẹ đều viết ra giấy mà nhờ ba chồng chụp gửi cho bọn mình. Mấy năm trở lại đây, mẹ bắt đầu biết dùng điện thoại nhắn tin nhưng mẹ không biết gõ tiếng việt.

Sợ mình không dịch được mà mẹ phải nói với mình là mẹ không biết gõ tiếng việt nên con chịu khó đọc nhé. Nhưng nếu dài quá thì mẹ cũng vẫn viết ra giấy nhờ ba chụp gửi cho bọn mình.

Đến đây, có lẽ mọi người đều không hiểu sao chồng mình lúc đầu lại nói mẹ rất khó tính. Đó là vì mẹ là người sống theo nguyên tắc của mẹ và mẹ muốn mọi người đều phải theo. Như không ai được phép thay đổi vị trí đồ trong nhà mà không hỏi ý mẹ, đi lại hay làm gì trong nhà cũng đều theo quy trình của mẹ mà không ai được tự ý thay đổi.

Chính mẹ cũng biết mình khó tính nên mẹ không chịu sống cùng con cái. Mẹ muốn được tự do trong chính căn nhà của mình và mẹ cũng muốn tôn trọng quyền tự do của bọn mình trong nhà của tụi mình như thế.

Cho nên, dù mẹ có nhiều quy tắc thì với mình, mẹ không hề làm mình khó chịu. Trái lại, mẹ còn rất tâm lý và thoáng với đứa con dâu thích bay nhảy như mình nữa. Chưa kể, dù mẹ đã ngoài 70 nhưng mẹ luôn đọc báo và xem youtube để cập nhật kiến thức, xu hướng sống hiện đại.

Vì vậy, khi mình sinh em bé, mẹ và mình cũng không bị mâu thuẫn về việc nuôi và chăm sóc con nhỏ dù mình nuôi con kiểu hiện đại (nuôi con bằng sữa mẹ, ăn uống tự do, hạn chế kháng sinh, dạy con tự lập…). Trái lại mẹ còn ủng hộ và thường xuyên động viên khen hai mẹ con mình giỏi khi mình khoe mẹ các mốc phát triển của bé nữa chứ ^^.

Đương nhiên, suốt gần chục năm làm dâu, cũng có lúc mẹ giận mình và mình giận mẹ nhưng nhìn lại thì nó chẳng đọng lại tí gì trong đầu mình. Mình thấy may mắn vì được làm dâu của mẹ. Chỉ mong mẹ sống khỏe thật lâu để tiếp tục được nghe mình khoe về cháu nội của bà nhiều nữa.

Hy vọng phụ nữ chúng mình luôn được chồng và gia đình chồng yêu thương. Cuộc sống có bao nhiêu mà sao phải làm khổ nhau đúng không ạh?

Sưu tầm.

 

Bài viết khác

Không bằng một đứα tɾẻ – Xúc động câu chuyện ý nghĩα nhân văn

Lụi cụi ɾα khỏi nhà tɾong một tâm tɾạng đầy hỗn độn. Đời người có nhiều cái sαi, có thể sửα được, cũng có cái khó lòng sửα được. Tɾong số đó, cái sαi lớn nhất củα mình, không ρhải là biết quá nhiều thứ. Mà là để cho người khác biết: cái gì mình […]

Nhờ miếng dα gà mà chị biết vị tɾí củα mình ở đâu – Câu chuyện ý nghĩα đáng để suy ngẫm

Khi chị quyết định ly hôn tất cả mọi người đều sốc. Mẹ chồng chị đi khắρ nơi nói ɾằng, chị bỏ chồng chỉ vì một miếng dα gà, ɾằng chị không tҺươпg các con, chị ích kỷ, ɾằng thế hệ tɾẻ bây giờ không biết Һγ siпh… Chị tɾộm nghĩ nếu như có αi […]

Cho lòng tự tɾọng và tinh thần tự lực đã là cho tất cả ɾồi – Câu chuyện sâu sắc giữα hαi chα con

“Con không đi cái xe đấy đâu, xấu hổ lắm, bạn bè con toàn đi xe gα, mẹ muα xe gα con mới đi….” Câu chuyện củα hαi mẹ con cự nự nhαu sαu lưng tɾong quán cαfe tɾưα nαy làm tôi bất giác có một chút buồn, nhưng ɾồi lại chợt cảm thấy ấm […]