Không đủ yêu thương sẽ thành gánh nặng – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa sâu sắc

Năm tôi 3 tuổi, mẹ tôi vất vả buôn bán hoa quả ở chợ Đồng Xuân, tôi ở nhà với bố, bố không để ý khiến cái phích nước đổ ngay vào chân tôi.

Năm tôi lên 7, mẹ tôi có một hàng bia hơi gần một tiệm cơm bình dân, công việc buôn bán nhỏ khá thuận lợi khiến gia đình tôi khá lên trông thấy. Hàng ngày, mẹ đi bán hàng từ 6h sáng đến 8h tối mới về. Bố cũng vậy, nhưng là đi chơi.

Năm tôi 12-13, mẹ vẫn đầu tắt mặt tối với hàng quán, lo đủ đầy cho tôi. Bố tôi thi thoảng hay hỏi: Con còn thích cái xe đạp này nữa không? Bố bán nhé…Và rồi không chỉ xe, mà lần lượt mọi thứ trong nhà, kể cả cái đèn ngủ hình chùm nho của Tiệp mẹ sắm cũng lần lượt ra đi

 

 

Năm 15, tôi vào lớp 10, có lần bất ngờ một người hỏi thăm bố: tôi lên lớp mấy, bố ngớ ra một lúc rồi trả lời: 8 hay 9 gì đó…

Cũng từ năm này, bố mẹ tôi không còn sống với nhau. Tôi ở với bố…

Năm 19 tuổi, bố dắt về nhà một phụ nữ trẻ và ngang nhiên để người đó sống trong nhà chúng tôi, ở phòng của bố và mẹ mà không một câu thông báo chính thức với tôi…

Năm 21 tuổi, bố nằng nặc đòi bán nhà sau đó đưa tôi vỏn vẹn 60 triệu để tôi sang ở cùng mẹ. Sau khi bán nhà trung tâm, bố mua một ngôi nhà ven ngoại thành và mở cho cô vợ hờ 1 salon tóc, sau đó đi chữa đẻ vì nghe đâu cô đó khó có con…

Từ năm đó trở đi, bố con tôi ít khi gặp nhau, thi thoảng bố gọi về nhà mới chơi rồi số lần cũng thưa thớt dần.

Năm 24 tuổi, bố liên hệ báo cho tôi biết ông đang khó thở, gọi tôi vào lo viện phí gấp.

Từ năm 25 đến 31 tuổi là hành trình ông ra – vào viện liên tục do chứng bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính. Bất cứ ngày hay đêm, chỉ cần ông gọi là tôi có mặt. Vừa nuôi con, vừa lo cho cuộc sống riêng, tôi lo thêm cho bố.

Từ tiền ăn uống, viện phí đến tiền điện thoại cho bố nạp 3g để vào mạng cho đỡ buồn khi ở viện cũng đến tay. Tại sao ư? Căn nhà cùng chút tiền tích kiệm bị nướng vào lô đề cờ bạc, cô vợ nhỏ cũng từ đó mà buông bỏ, không còn đoái hoài gì đến ông…

Những lần ông trở nặng nằm trong viện, các y tá gọi điện trách móc tôi, trách tôi tại sao không ngày đêm túc trực chăm sóc bố. Họ nghĩ tôi cạn tình cạn nghĩa, bỏ bố ốm đau bệnh tật một mình, phó mặc cho bác sỹ, y tá.

Tuyệt nhiên không ai nhìn thấy tôi ngày 8 tiếng đi làm, hết giờ lại vội vàng đi chục cây số vào viện để ngó ông một cái, hỏi ông ăn gì, cần gì, còn tiền tiêu không…rồi lại đi chục cây vòng về nhà xem con trai nhỏ hôm nay sốt cao thế nào. Là tôi chưa đủ hiếu thuận hay tại vòng xoay của cơm áo gạo tiền buộc tôi phải như thế?

Trong 6 năm đó, số lần ông ở viện phải đến 2,5 năm. Nhiều lần công việc mệt mỏi, những cuộc điện thoại thúc giục nộp tiền viện như khiến tôi tối sầm lại. Tôi đã nghĩ ông là gánh nặng, khi mà từ bé chưa bao giờ được ông quan tâm nhưng khi ông cần thì luôn phải có mặt.

Năm 32 tuổi…bác sỹ gọi vào thông báo đợt này bố tôi khá yếu, tuy nhiên tiền viện phí lại cao do bố hết bảo hiểm chưa mua kịp. Có cô y tá gợi ý cho tôi có thể đưa ông về nhà tạm mấy hôm, độ tuần nữa được gia hạn bảo hiểm thì cho ông vào theo dõi tiếp. Bố đồng ý phương án này và tôi cũng vậy…

Kể từ hôm về viện đã được 4 ngày, chỉ cần 3 ngày nữa là thẻ bảo hiểm của bố được gia hạn, tôi nửa mừng nửa lo. Lo sức khoẻ, ăn uống cho ông hàng và mừng vì ông sẽ sớm vào lại viện để được truyền thuốc ngay nếu có vấn đề gì…

Sang đến phòng trọ của bố, thấy ông nằm tơ hơ, cái quần còn chưa kịp kéo lên hết, tôi gắt gỏng mắng vì các phòng bên cạnh còn có đàn bà con gái…ông ngủ, không trả lời. Kiểm tra hộp đồ ăn hôm qua, thấy vẫn còn nguyên, tôi gắt gỏng lần 2 khi ông ăn không đúng bữa…ông vẫn ngủ, không trả lời.

Khi tôi hét lên: “bố mà không dậy là con đi về đây, kệ bố đấy”…ông vẫn vậy, tuyệt nhiên không mở mắt. Đến khi tôi im lặng 1 lúc và nhìn kỹ lại thì thấy có gì đó thật sự không ổn. Sao hôm nay bố tôi ngủ không biết trời đất gì thế này?

Sao phần ngực không thấy đập phập phồng. Vội ngồi lên giường, tôi sờ trán, sờ vào mũi và mạch tay của ông…mọi thứ đều im lìm…sao thế này.

Tôi vội gọi những người ở phòng bên cạnh đến xem giúp, trong lòng tự nghĩ là bố mệt quá nên xỉu đi. Chỉ khi một cô lớn tuổi ra nói “ông mất rồi” thì tim tôi như bị bóp nghẹn lại. Tôi cơ cứng lưỡi lại, không thể gào lên mà khóc lóc nhưng nước mắt cứ tràn xuống ướt đẫm cổ áo….

Tang lễ của bố vắng vẻ đến buồn lòng. Bạn bè, hàng xóm không có một ai, ngay cả cô vợ hờ biết tin cũng không tới.

Tôi biết, khi còn sống bố tôi bạc với mọi người nên khi chết rồi cũng chẳng ai mảy may ngó ngàng…Đã được nửa năm kể từ ngày bố mất. Tôi vẫn luôn trăn trở: có phải quyết định cho bố về, không để ông tiếp tục nằm viện vì chi phí cao là do lỗi của tôi.

Phải chăng tình thương với ông chưa đủ lớn khiến tôi có hành động như vậy để rồi phải day dứt thế này?

Sưu tầm.

Bài viết khác

Hãy tɾân tɾọng và cảm ơn cuộc đời này về những gì mình đαng có, câu chuyện ý nghĩα nhân văn

Tɾên một chuyến xe lửα tốc hành, có một αnh thαnh niên 25 tuổi cứ nhìn ɾα cửα sổ và hỏi Ьα αnh tα: Ồ Ьα ơi, sαo mấy cái cây nó vụt quα nhαnh quá, sαo mới nhìn thấy con Ьò mà Ьây giờ nó Ьiến mất ɾồi, sαo mấy ngọn núi thấy ɾõ […]

Con đẻ hay là con nuôi – Câu chuyện cảm động và nhân văn sâu sắc về người mẹ không thể thay thế trên đời

Nó chạy như bαy sαng nhà cô Bảy: – Anh Hoαn là con nuôi củα Mẹ con sαo? Ai nói với cô vậy? – Vì cô là người đỡ đẻ nên cô biết! – Cô nói dối! Nhà con đông αnh chị em sαo lại ρhải nhận con nuôi? Cô không được nói bậy, αnh […]

700 1 1
Người có thể tha thứ, cứu cả kẻ thù của mình thì tâm đủ rộng để gánh vác việc lớn

Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho bản thân mình. Tha thứ sẽ xóa đi những niềm caγ đắng, ρhẫn uất trong quá khứ để hướng đến một tương lai tốt đẹρ hơn, người có thể “lấγ đức báo oán” mới là bậc quân Ϯử. Jonathan Lockwood Huie, một tác giả được […]