Xế chiều – Chương 3

Phần ba ( phần cuối )
TG : Cao Nguyen

Cùng hoàn cảnh , sự đồng cảm đã sưởi ấm hai trái tim đơn côi của ông bà Yên Bình . Họ càng ngày gắn bó với nhau hơn . Tuy không ngủ cùng nhau nhưng họ ăn cơm cùng nhau , quan tâm đến nhau , người này ốm đau thì người kia tận tình chăm sóc . Sau mấy chục năm trái tim tưởng chừng như ngủ yên đối với người khác giới thì nay bừng tỉnh . Những hôm nào ông Yên về muộn , không đúng giờ như thường lệ là bà Bình lại đứng ngồi không yên , đi đi lại lại , cầu mong không có điều gì xấu xảy ra với ông .

Dạo này xe ôm công nghệ phát triển , xe ôm truyền thống như của ông Yên vắng khách hẳn , làm ăn khó khăn . Mà ông Yên thì ngày một già, sức khỏe cũng kém dần . Bà Bình bảo :

-Hay là ông kiếm việc khác mà làm , chứ tôi lo cho sức khỏe của ông lắm .

Nghĩ cũng phải , ông Yên tìm xin làm bảo vệ ở các cơ sở . Nhưng vẫn chưa xin được việc . Một hôm ông bảo bà Bình :

-Tôi phải về quê một chuyến . Bà ở trên này chịu khó ăn uống , đừng đi đâu , đợi tôi lên nhé .

Về quê , ông gặp gỡ các em và bạn bè , mọi người mừng mừng tủi tủi . Sau khi nghe ông tâm sự hoàn cảnh thật của mình , ai lấy đều lắc đầu ngao ngán . Họ không ngờ số ông vất vả , cuối đời vẫn khổ .

Các em ruột bảo ông :

-Chuyện đã vậy thì anh về quê đi . Về quê còn có anh có em , có bạn bè bà con làng xóm .

Ông Yên ngậm ngùi :

-Anh đâu còn nhà cửa đất đai . Vậy sống ở đâu ?

Đứa em trai kế anh bảo :

-Trước mắt anh cứ ở với vợ chồng em rồi tính sau .

Ông Yên ngậm ngùi :

-Anh cũng có sổ tiết kiệm được hơn hai trăm . Số tiền tiết kiệm này là do lương hưu của anh không dùng đến , thỉnh thoảng thằng Hiếu cũng dúi cho anh ít tiền để anh tiêu vặt khi anh ở cùng với vợ chồng nó . Cộng với số tiền tích lũy khi chạy xe ôm . Liệu bằng ấy tiền có mua được mảnh đất nhỏ không ?

Đứa bạn bảo :

– Được rồi , tôi đi tìm xem có mảnh đất nào tầm đó không .

Mấy ngày sau , ông bạn đến bảo :

– Đất đai bây giờ lên giá quá . Chỉ còn mảnh đất hơn trăm mét vuông ở trong ngõ hẹp cuối làng , người ta đòi những bốn trăm . Tôi dẫn ông đi xem .

Ông Yên thấy mảnh đất cũng vuông vắn , ngõ ô tô không đi vào được nhưng cũng không đến nỗi hẹp lắm . Ông cũng ưng mảnh đất này nhưng ông chỉ có hơn hai trăm triệu , làm sao mà mua được . Thấy ông Yên ưng mảnh đất , ông bạn bảo :

– Thế thì tốt rồi . Ông không phải lo thiếu tiền .

Thế rồi , các em ông không giàu có gì cũng mỗi người đi vay mượn một ít đưa cho ông . Bạn bè cũng xúm vào giúp đỡ ông . Cuối cùng cả tiền của ông và của mọi người được hơn bốn trăm triệu . Mua xong mảnh đất còn dư mấy chục triệu , mọi người mỗi người một chân một tay dựng cho ông ngôi nhà xây bằng gạch không nung , mái nhà lợp bằng những tấm ngói xi măng đi xin được .

Trong thời gian ở quê , tối nào ông Yên cũng nói chuyện dăm ba câu với bà Bình qua điện thoại . Trong bữa cơm thân mật , ấm cúng mừng nhà mới , ông Yên rưng rưng nước mắt giãi bày:

-Được về sống ở quê hương trong những năm cuối đời , tôi không biết lấy gì để đền đáp công ơn của mọi người . Tôi muốn hỏi ý kiến mọi người là tôi muốn đón bà Bình , người mà tôi đã kể với mọi người , về đây sống cùng tôi . Vậy ý kiến mọi người thế nào ạ ?

Nghe ông Yên nói vậy , tất cả mọi người đều ồ lên vui vẻ . Mọi người đều đồng thanh :

– Thế thì còn gì bằng . Con chăm cha không bằng bà chăm ông . Thật tuyệt vời . Nào . Mọi người nâng cốc chúc mừng song hỷ . Một trăm phần trăm nhé .

Thấm thoát đã một tháng trôi qua . Ông Yên chào mọi người lên đón bà Bình . Lên đến nơi cũng tầm trưa , bà Bình đang ngồi lặng lẽ ăn cơm . Thấy ông , tự dưng nước mắt bà Bình cứ tràn trên khuôn mặt . Lúng túng lấy vạt áo lau nước mắt cho bà , ông nói :

– Tôi lên với bà rồi đây . Thôi bỏ mâm bát đấy , tôi với bà hôm nay ra quán ăn cơm . Xong tôi muốn bàn với bà một chuyện .

Bà Bình rấm rứt đấm nhẹ vào lưng ông :

-Anh về quê gì mà lâu thế . Ngày nào em cũng mòn mỏi trông chờ . Hôm nay sang thế , lại ra quán ăn cơ đấy .

Ông Yên giọng trầm trầm nói với bà Bình :

-Những ngày tháng qua tôi với bà đã hiểu hết hoàn cảnh của nhau . Tôi muốn được ở bên bà cho đến khi đầu bạc răng long .

Bà Bình lại đấm yêu vào lưng ông Yên :

-Rõ khéo văn với vở . Tóc thì gần bạc hết , răng cũng lung lay vài cái rồi . Hì hì hì .

Ông Yên gãi đầu :

-Ý là tôi muốn đón bà về quê cùng sống với tôi trong suốt quãng đời còn lại . Tôi về quê lâu vậy vì tôi phải mua đất làm nhà. Xong xuôi rồi tôi mới lên hỏi ý bà để rước bà về quê .

Bà Bình xúc động , nước mắt lại chảy tràn trên má . Bà ỏn ẻn :

-Em đồng ý. Dù có đi cùng trời cuối đất em cũng muốn luôn được ở bên anh .

Về quê , hai ông bà làm chục mâm cơm báo cáo họ hàng , anh em bạn bè. Ai lấy đều vui mừng chúc mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng già . Họ nói chuyện với nhau :

Duyên phận . Đúng là duyên phận . Cả mấy chục năm hai người đều ở vậy nuôi con . Thế mà giờ đây họ là một cặp đôi tràn đầy hạnh phúc . Đúng là trong cái rủi lại có cái may .

Đang làm việc , Hiếu bỗng nghe ông bạn ở quê gọi điện thoại thông báo bố anh hiện đang sống ở quê được một tháng rồi . Sống chung với vợ là cô Bình . Hiếu vội vàng xin phép lãnh đạo nghỉ mấy ngày . Anh ra rút tiền tiết kiệm và vay mượn của bạn bè được khoảng năm trăm triệu đồng . Anh vội vã về quê . Về đến làng , mọi người đều lạnh lùng , có người nói sau lưng :

” Đồ bất hiếu . Thế mà nó còn dám vác mặt về ”

Anh hỏi thăm được biết giờ này bố và dì không có nhà . Dì bán hàng ở chợ cóc của làng , bố anh đang chăn vịt ngoài sông . Anh vội đi ra ngoài đê . Anh quỳ sụp xuống nói trong nước mắt :

-Con là một thằng con bất hiếu . Con ngàn lần cầu xin bố tha thứ cho con .

Ông Yên đỡ anh dậy :

-Bố hiểu con mà . Con là đứa con ngoan của bố . Con ở trong tình thế khó xử và nhiều lúc con cũng không biết những việc đã xảy ra .

Lau nước mắt , Hiếu hỏi ông Yên :

-Thế những lần con gọi điện thoại nói chuyện với bố , bố đều nói đang ở trong Tây Nguyên . Trong đó không khí trong lành nên bố vui và khỏe hơn nhiều . Thì ra bố chưa bao giờ vào trong Tây Nguyên ?

Ông Yên cười đôn hậu :

-Bố nói dối con để con yên tâm . Thôi về nhà đi con . Bố đi lùa vịt về.

Chiều tối , ông Yên làm mấy mâm cơm , mời vợ chồng các em và các bạn của ông . Trước khi vào bữa , ông Yên có đôi lời với mọi người :

– Thưa mọi người , trước nay , mọi người đều biết cháu Hiếu là một đứa con ngoan ngoãn , giỏi giang . Cũng chỉ vì có những cái khó trong cuộc sống giữa hai thế hệ nên có những việc xảy ra không như mong muốn . Nhưng trong tôi , thằng Hiếu vẫn là một đứa con bé bỏng như ngày nào . Vì vậy tôi muốn mọi người độ lượng , giơ cao , đánh khẽ để cháu được sửa chữa sai lầm để vẫn là một đứa con , đứa cháu ngoan ngoãn . Mọi người có đồng ý không ạ . Nếu tất cả đồng ý thì ta cùng nâng cốc trăm phần trăm .

Mọi người vỗ tay rầm rầm .

Đợi tiếng vỗ tay lắng xuống , Hiếu xúc động đi đến bên ông Yên :

-Con cám ơn bố và các bác , các chú , các cô đã độ lượng tha lỗi cho con .

Rồi anh đến bên bà Bình :

– Con cám ơn dì đã chăm sóc bố con và giúp bố con có một chỗ dựa vững chắc . Con chúc dì và bố con luôn luôn vui vẻ mạnh khỏe và hạnh phúc .

Nói rồi anh quỳ xuống cúi đầu
lạy tạ bố và dì . Anh trịnh trọng cầm gói tiền năm trăm triệu đưa cho bố và rưng rưng nói :

-Con có chút tiền biếu bố trang trải nhà cửa . Bố dì nhận cho con vui lòng . Bố dì có nhận thì mới là thực sự tha thứ cho thằng con bất hiếu này . Ông Yên không biết nói gì hơn :

– Bố dì nhận . Đứng lên đi con .

Bữa cơm diễn ra thật vui vẻ và đầm ấm . Trước khi đi , Hiếu bảo bố bán đàn vịt, dì không đi bán hàng ở chợ nữa . Hiếu nhờ vợ chồng chú cho ông bà mượn mảnh ruộng trồng màu ngay gần nhà , để ông bà trồng rau cho đỡ buồn , lại tăng cường sức khỏe .

Đoạn kết

Sau ba năm , nhờ tiền của vợ chồng Hiếu gửi về , ông bà Bình Yên đã xây được căn nhà hai tầng , tầng thượng lợp tôn chống nóng , khang trang . Tầng một để ông bà sinh hoạt . Ông bà dành riêng tầng hai cho vợ chồng con cái Hiếu mỗi khi về quê thăm ông bà .

Có lương hưu , tinh thần lại vui vẻ , ông bà Bình Yên trông trẻ ra đến chục tuổi . Ông bà tham gia sinh hoạt trong các hội người cao tuổi , hội văn nghệ của làng. Ngôi nhà của ông bà tuy ở trong xóm nhỏ nhưng lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp . Rau trồng ra ăn không hết , ông bà lại nhờ hàng xóm ăn hộ giùm.

Nghe nói Thảo và chồng đã ly hôn . Do công việc không ổn định ( Thảo bị cho thôi việc ở cơ quan cũ ) , lại dính dáng đến ma túy , tòa xử cho chồng Thảo nuôi con . Một thời gian sau thì nghe nói Thảo phải đi tập trung ở trại cai nghiện bắt buộc hai năm . Cũng chỉ nghe nói thế vì từ hồi bà Bình rời nhà Thảo đến giờ cũng không có một dòng tin nhắn , một cuộc điện thoại của Thảo gọi cho bà Bình . Bà Bình coi như không có đứa con như Thảo nhưng trái tim của một người mẹ như bà Bình không biết đến bao giờ mới thôi rỉ máu .

Hết

Bài viết khác

Lời cáo biệt tốt đẹρ – Tâm thư dặn dò con tɾαi và con dâu lo lắng cho chuyện hậu sự đầy ý nghĩα

Nữ sĩ Quỳnh Dαo nhà văn, nhà biên kịch với các tác ρhẩm điện ảnh nổi tiếng được chuyển thể như “Dòng Sông Ly Biệt”, “Hoàn Châu Cách Cách”,… Mới đây, bà đã có một tâm thư dặn dò con tɾαi và con dâu lo lắng cho chuyện hậu sự sαu này củα bà. Ở […]

Vì sαo sự lương thiện và chân thành là hαi thứ không thể giả vờ là ɾα ᵭược – Ngẫm ᵭời

Câu chuyện thứ nhất: Sự chân thành là ᵭiều vô giá Tại nước Mỹ, ông chủ A ᵭiều hành một doαnh nghiệρ nhỏ luôn muốn có cơ hội hợρ tác làm ăn với ông chủ B củα một doαnh nghiệρ lớn. Sαu không Ьiết Ьαo nhiêu lần thất Ьại, lần này, ông chủ A lại […]

Ngài thẩm phán – Câu chuyện ý nghĩa nhân văn sâu sắc

NGÀI THẨM PHÁN Khi Charlie Hastell qua đời, ông để lại một người vợ và chín đứa con. Họ sống trong một căn nhà có bốn phòng trên mảnh đất nhỏ. John là con trai trưởng. Anh đã 16 tuổi, và cao so với lứa tuổi của mình. Sau khi người cha mất, mẹ John […]