Xế chiều – Chương 2

Phần hai
TG : Cao Nguyen

Nghe những lời tâm sự của bà Bình , ông Yên thấy lòng quặn đau . Không ngờ có người lại có hoàn cảnh gần giống như mình nhưng đau xót hơn . Ông an ủi bà bằng giọng trầm trầm :

– Tôi cứ nghĩ tôi đã khổ đau lắm rồi mà bà lại khổ hơn tôi .

Rồi ông kể về cuộc đời của ông cho bà nghe .

Đang trong quân ngũ với cấp bậc thượng úy thì vợ ông mất vì bệnh hiểm nghèo , để lại cho ông thằng con trai năm tuổi . Ông xin chuyển ngành về công tác tại một đơn vị hành chính của huyện để tiện chăm sóc cho con . Thấy cảnh gà trống nuôi con , nhiều người khuyên ông nên đi bước nữa .

Nhưng ông vẫn ở vậy nuôi con vì sợ cảnh mẹ ghẻ con chồng . Có lẽ thương bố nên thằng Hiếu con ông ngoan ngoãn và học rất giỏi . Hiếu thường đoạt giải nhất , giải nhì trong các cuộc thi học sinh giỏi của huyện của tỉnh . Vào đại học , từ năm đầu đến năm cuối Hiếu luôn được cấp học bổng . Ra trường , được một công ty lớn trên thành phố đón nhận về làm việc . Rồi Hiếu lấy vợ , sinh con ở trên thành phố cho tiện công việc nên cũng ít về thăm ông .

Vợ chồng Hiếu chắt chiu rồi cũng mua được mảnh đất . Hai vợ chồng Hiếu vay mượn tiền xây được căn nhà khang trang đẹp đẽ .

Nghĩ đến cảnh bố ở quê một mình lọ mọ , những lúc ốm đau không có con cái bên cạnh , Hiếu bàn với vợ đón ông lên ở với vợ chồng anh . Ban đầu , vợ anh ngần ngại không đồng ý . Nhưng sau rồi vợ anh đồng ý với quan điểm : “Bảo bố bán đất đai nhà cửa đưa tiền cho vợ chồng mình thì ông mới an yên lênở với vợ chồng mình ” . Nghe lời vợ nói cũng có lý nên vợ chồng Hiếu về quê đón ông. Thoáng ngần ngại , nhưng nghe sự tỉ tê phân tích phải trái của vợ chồng con trai , ông bán đất đai nhà cửa lên ở cùng với vợ chồng Hiếu .

Mấy tháng đầu mọi việc không có gì . Chỉ đôi lúc ông quen đi dép trong nhà như ở quê , nhưng vợ Hiếu ưa sạch sẽ ,sắm cho mỗi người một đôi dép đi trong nhà , ông có quên thì cô nhẹ nhàng nhắc nhở . Con cháu đều cố gắng hết sức để ông không cảm thấy cô đơn khi sống ở thành phố. Thế nhưng sự khác biệt trong lối sống giữa các thế hệ càng ngày càng rõ khi ông Yên sống đến tháng thứ ba ở nhà con trai .

Một số thói quen vốn quen thuộc của ông Yên như ngủ sớm, dậy sớm lại gây xáo trộn đến cuộc sống gia đình con trai . Con dâu không ít lần than phiền về việc ông Yên dậy sớm để tập thể dục khiến cô mất giấc ngủ, trong khi đêm hôm trước phải thức muộn để hoàn thành công việc. Khi ông đi ngủ sớm, cả gia đình cũng phải ngừng xem tivi ngoài phòng khách, các cháu cũng không được nô đùa ồn ào.

Ông Yên có thói quen hút thuốc lào , biết ý con dâu sạch sẽ , ông đã để điếu cày trong chiếc xô , đặt ở góc sân . Thế nhưng , mỗi khi ông hút thuốc , mùi khói thuốc vẫn xộc vào trong nhà , làm cô con dâu hết sức khó chịu . Thỉnh thoảng ông lại tình cờ bắt gặp vợ chồng Hiếu cãi nhau vì ông làm ông luôn thấy phiền lòng . Cô con dâu không còn nhẹ nhàng như hồi đầu , nếu ông có làm gì không vừa ý là cô ta lại cộc cằn gắt gỏng . Đỉnh điểm là hôm thằng cháu nội nghịch điếu cày làm nước điếu đổ vào quần áo thằng bé, hôi mù . Con dâu ông chạy ra, cởi phăng bộ quần áo thằng bé , ném luôn vào thùng rác cùng chiếc điếu cày . Vừa tắm cho thằng bé , cô ta vừa rền rĩ : ” Già rồi , chẳng giúp đỡ được gì còn ám quẻ . Bao giờ mới hết cái nợ đời đây . Trước bố mẹ khuyên không nên lấy chồng là con một mà không nghe , bây giờ mới biết thân”

Nghe những lời của con dâu , ông như bị những nhát dao cứa vào tim . Cũng may là con trai ông không có nhà , nếu không thì không biết sự thể sẽ ra sao. Nhưng ông biết đi đâu khi đất đai nhà cửa ở quê đã bán hết . Ông cũng không muốn vì ông mà vợ chồng con trai mâu thuẫn . Ông cũng không muốn vì ông mà cháu nội ông giống như bố nó , sống không có tình thương của bố hoặc của mẹ .Đêm đêm , ông trằn trọc không biết tính ra sao .

Sáng ngày nọ , ông dậy sớm , thu xếp đồ đạc cá nhân của mình vào ba lô con cóc , lặng lẽ rời khỏi nhà của vợ chồng con trai . Đến tối vẫn không thấy bóng dáng của ông đâu , Hiếu gọi điện thoại cho ông. Ông tươi tỉnh trả lời : ” Bố xin lỗi vội vàng đi mà không báo trước cho vợ chồng con . Bố định tí nữa gọi cho con thì con đã gọi rồi . Bố vào Tây Nguyên với anh bạn đồng đội cũ của bố . Nếu trong này vui vẻ , hợp với bố thì bố ở lại , còn nếu không hợp thì bố lại ra với các con . Đừng lo lắng gì cho bố . Vợ chồng là duyên phận , phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau con nhé . Cho bố gửi lời xin lỗi đến vợ của con . Bảo các cháu nội ở nhà ngoan ngoãn , khi nào ông về ông mua quà cho . Chào con nhé ” .

Nhưng thực ra là hôm trước , tình cờ nói chuyện với một anh xe ôm , ông nảy ra ý định .

Thế là ông thuê nhà trọ , mua một chiếc xe máy cũ , chạy xe ôm . Duyên phận thế nào mà ông lại được gặp bà .

Nghe xong những lời gan ruột của ông Yên , bà Bình tiếp lời :

– Em cũng như anh . Em không thể làm ô sin mãi cho con gái em được . Nếu không bán nhà , thì với đồng lương hưu này , ở quê em vẫn sống ung dung, vui vẻ với bà con làng xóm . Em và anh đều sai lầm là nghĩ trước mà không nghĩ sau . Có lẽ những người mẹ , ông bố như anh và em đều nghĩ rằng con mình thiếu thốn tình cảm của cha ( hoặc mẹ ) chúng chỉ có một mình , của cải vật chất của mẹ ( bố) cũng là của chúng nó , không cho trước thì cũng cho sau . Nhưng thời đại ngày nay đã khác . Con cái giờ đây không còn là của để dành nữa rồi .

( Còn nữa )

Bài viết khác

Ong Chau 1 1
Ông Nội – Chính con trẻ đã làm thức tỉnh lòng trắc ẩn của người lớn

Bin leo lên chiếc Spacy của mẹ, hí hửng khoe: – Cô giáo treo tranh Bin lên tường. – Cưng mẹ vẽ gì? – Nhà bố ở quê. Có cây cau, đụn rơm, gà mẹ dẫn con đi kiếm ăn, con mèo nằm sưởi nắng, cu Mót ngồi chơi. – Ai bảo thế? – Ông […]

Của cho không bằng cách cho, việc tốt có thể làm bằng nhiều cách khác nhau – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Chuyện thật, chỉ muốn viết cho nhẹ lòng. Lúc con gáι mình 1 tuổi có lần bị tiêu chảy cấρ ρhải vào khoα Nhi điều trị. Hôm sαu có cặρ vợ chồng trẻ hơn mình cũng đưα con vào cấρ cứu. Người bố trẻ lại gần mình ngậρ ngừng hỏi, mặt căng thẳng lắm: — […]

Nuối tiếc muộn màng – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

Anh đã 73 tuổi, hiện đang sống một mình, cuộc sống hiện tại của anh không chỉ khốn khổ mà còn có thể nói là vô cùng nghèo nàn và cô độc. Hàng ngày anh chỉ nằm một mình trên giường, nhìn bầu trời qua cửa sổ từ ngày đến đêm. Anh chỉ tự trách […]