Tuổi già sẽ đến – Câu chuyện xúc động ý nghĩa

Năm 2000 vợ chồng tôi mua được căn nhà mới trong khu Xóm đạo của Nhà thờ Xóm chiếu Quận 4- Saigon. Lúc bấy giờ má ruột tôi và mẹ vợ rất vui mừng khi thấy con mua được nhà. Cả hai bà muốn chung vui với con và thương mấy đứa cháu nên đã ở lại với chúng tôi.

Khi đó cả hai bà chưa bị lẫn đều còn tỉnh táo nên rất vui vẻ. Thời gian đầu rất hòa hợp nhưng sau đó thì hai bà cạnh khóe nhau rất là mệt mỏi. Má ruột tôi trước đây làm nội trợ sau 30-4-1975 mới nhảy ra chợ làm dân buôn bán nên ăn nói có phần bỗ bã còn mẹ vợ tôi vốn là giáo viên dạy cấp tiểu học lại là dân gốc Huế nên ăn nói rất nhỏ nhẹ văn hoa. Bởi vậy hai bà vốn xuất thân khác nhau nên hai tính cách khác nhau.

Vì thương con thương cháu nên hai bà mới ở với vợ chồng tôi. Nhưng mà mỗi lần ăn cơm là hai bà có dịp cạnh khóe nhau. Má tôi hay nói :

– Nhà này là của con trai tôi mua đó nha…

Ý nói đây là nhà của con tôi mua nên chỉ có tôi mới có quyền ở lại. Mẹ vợ tôi cũng không vừa gì đáp trả ngay :

– Ờ thì của chồng công vợ. Nếu không nhờ con vợ nó vén khéo thì làm sao nó có ngày hôm nay …

Cứ thế hai bà lời qua tiếng lại làm không khí trong nhà vô cùng căng thẳng. Có hôm bà mẹ vợ giận gì đó không thèm ăn cơm làm cho vợ chồng tôi phải năn nỉ hết lời bà mới chịu ăn cơm. Biết tính má tôi ăn nói bộc trực nên bà mẹ vợ hay tránh mặt ít khi chịu ăn cơm chung.

Còn mỗi khi xem ti vi thì mỗi bà thích mỗi chương trình khác nhau. Một bà thì thích xem cải lương còn bà kia thì thích xem đọc thơ văn xứ Huế. Cho nên vợ tôi phải phân công giờ giấc cho hai bà xem để tránh gây lộn. Cuộc sống tuy vậy cũng rất là vui, nhất là khi mấy đứa cháu ở nhà quây quần kể chuyện vui cho hai bà nội ngoại nghe.

Thời gian rồi cũng dần trôi cho tới khi má ruột tôi bắt đầu bị lẫn. Bà có biểu hiện khi nhớ khi quên nhất là khi ra đường quên lối về nhà. Vợ chồng tôi rất lo lắng nên bàn bạc có nên gởi má vô Viện dưỡng lão hay không, nếu gởi bà đi thì tội cho bà quá.

Với truyền thống VN mình thì ông bà luôn ở với con cháu. Tính tới tính lui, tôi nói vợ nên nghỉ làm xí nghiệp may để ở nhà lo cho hai bà mà chủ yếu là mẹ chồng vì bà đã bị lẫn. Rất may là công việc của tôi ổn định và nhờ có các nguồn thu nhập khác nên yên tâm cho bà xã ở nhà lo nội trợ để chăm sóc hai bà và con cái. Má vợ tôi thì còn tỉnh táo nên hay đi chơi đây đó nhất là về Huế để thăm quê hương.

Vậy là chỉ còn má ở lại với hai vợ chồng tôi. Bắt đầu là những ngày rất căng thẳng. Đầu tiên là bà hay đi lạc mỗi khi ra đường.

Biết má đã bị lẫn nên nhà hay khóa cổng lại nhưng bà mở được thế là bà đi một mạch ra chợ gọi xe ôm chở về nhà ở hẻm Hãng Phân. Tội nghiệp ông xe ôm tưởng vớ phải mối ngon nên sốt sắng chở má tôi tới đó nhưng khi tới nơi hỏi nhà bà ở đâu thì bà ú ớ không nói được.

Ông xe ôm biết là bà đã lẫn nên chở ngược về lúc ban đầu cũng may là lúc phát hiện má đi ra khỏi nhà là tất cả mọi người túa ra đi kiếm má nên khi ra chợ là gặp ngay thật là hú vía. Trả tiền xe xong tụi tôi đưa má về nhà.

Rút kinh nghiệm nên khi về nhà, vợ tôi chốt cổng lại rồi khóa bằng ổ khóa. Má tôi không ra ngoài được nên nắm hai thanh sắt ở cổng la làng rất lớn ” bớ người ta vợ chồng nó bắt nhốt tôi, bớ làng xóm ơi cứu tôi với!”.

Mới ban đầu hàng xóm tưởng thiệt nên bu lại xem rất đông nhưng sau khi nghe vợ tôi giải thích thì họ mới hiểu ra. Bà còn nói vợ chồng tôi hay bỏ đói không cho bà ăn. Thật tình là vậy người bị lẫn thường không biết hành vi của mình. Càng ngày má tôi bệnh lẫn càng nặng khi không còn kiểm soát được tiểu tiện.

Thương nhất là bà xã của tôi đã làm tròn trách nhiệm con dâu lo cho mẹ chồng thật chu đáo. Tắm rửa sạch sẽ cho bà, cắt tóc, cắt móng tay, móng chân, thay quần áo mới rồi dẫn bà đi chơi dạo chơi ngoài chợ. Lúc tắm má nắm tay vợ tôi nói :

” Ôi chị ơi, chị thương em tắm nhẹ tay nha “. Đúng là khi trở về già ta hóa thành đứa trẻ. Đời người sẽ trải qua một lần sinh ra và một lần sẽ mất đi.

Mỗi tháng chúng tôi đều dẫn má đi khám bệnh lấy thuốc ở Bệnh viện. Ngoài bị lẫn ra bà còn bị tiểu đường nên ăn uống rất kiêng khem. Đến năm má được 81 tuổi thì bị chứng hoại tử ruột phải mỗ cắt. Bác sĩ nói với người nhà chuẩn bị tinh thần và ký vào giấy đồng ý mỗ.

Ai cũng nghĩ má khó qua khỏi sau cuộc mỗ xẻ đó nhưng thật may bà không bị gì mà còn sống với con cháu tới bảy năm sau tức năm má 88 tuổi mới mất. Những ngày cuối đời má đòi về nhà tổ nơi có di ảnh của ba và là căn nhà má ở với ba hồi còn trẻ.

Lúc vợ chồng tôi tới thăm, má nhìn tôi rồi mỉm cười hỏi ” cậu là ai mà ghé thăm tôi hoài vậy ? “. Tôi nói với má : ” con nè má, má không nhớ con sao ? ” Bà nhìn tôi rất lâu rồi lắc đầu dường như không quen biết. Bà nằm xuống thở dài mệt nhọc, phía sau lưng có vết lỡ loét.

Thấy vậy tôi ghé mua thuốc tây rồi bôi thuốc lên vết loét. Linh tính dường như cho tôi biết là má thở rất yếu ớt …Chiều xuống khi đang ăn cơm thì nghe tin má đã đi rồi …tôi chỉ biết lặng người nhìn chén cơm trên tay vuột ra rơi xuống đất ..

Tuổi già sẽ đến
Tác giả : Dinh van Son

Bài và ảnh sưu tầm.

Bài viết khác

Khi những đứa con ‘hiếu thảo’ chăm nuôi mẹ già

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng. Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngàγ… Mặc cho các anh chị em của mình cãi nhau ở hành lang Ьệпh viện. Cô sáu vẫn cầm cái điện thoại trong taγ, chăm chú viết một stt với nội dung rằng “Mẹ ơi nếu mẹ có mệnh […]

Một chút bất cẩn thôi – Câu chuyện xúc động ý nghĩa sâu sắc

Tôi đi vòng trong một siêu thị và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi. Người thu- ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”. Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: […]

Đừng bao giờ “buông tay” trong cuộc chiến giành lại những người mình yêu thương

Sức mạnh của tình γêu tҺươпg. Karen khi biết mình có thai, đã chuẩn bị tâm lý cho con trai Michael. Biết mình sắρ có em gáι, tuγ mới 3 tuổi nhưng Michael cứ áρ đầu vào bụng mẹ, hát cho em nghe hàng ngàγ. Thai kỳ diễn ra thật bình thường đối với Karen, […]