Trả giá cuộc đời 12

TG: Cao Nguyen
Phần mười hai

Trong những ngày này, Thủy suy nghĩ xem cô sẽ làm việc gì cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Thủy không có bằng cấp nghề nghiệp gì, xuất phát từ một cô gáι thôn quê chỉ quen với việc nhà nông. Sau này thì bán bια, nước giải khát và hàng hóa tạp phẩm cho bà con xóm làng. Bây giờ nhà cửa không có, mà nếu mua được thì cũng ở trong hẻm, đâu có thể mở quán bán hàng được. Vậy thì làm gì bây giờ. Làm gì cũng được, miễn là một công việc lương thiện.

Cô xin phép bà Lan sang nhà vợ chồng Mạnh hỏi ý kiến và nhờ anh chị tư vấn. Lúc này Huệ cũng đã được vợ chồng Mạnh đầu tư thuê mặt bằng ở quận kế bên, mở cửa tiệm bán phở, sau khi đã được vợ chồng anh trai truyền nghề cho. Gặp Thủy, vợ chồng Mạnh vui lắm. Sau khi nghe Thủy kể mọi sự tình của cô và mong muốn được xin ý kiến tư vấn của anh chị. Mạnh trầm ngâm. Một lúc sau anh lên tiếng:

-Em thật vất vả, âu cũng là số phận. Mà em suy nghĩ như vậy cũng phải. Tuổi của em bây giờ cũng khó xin việc làm trong các công ty, doanh nghiệp. Hơn nữa em không có nghề nghiệp chuyên môn. Khó thật đấy. Hay là em qua làm giúp cho cái Huệ.

-Dạ. Nhưng từ đây tới chỗ Huệ cũng dễ đến gần hai chục cây số, em sợ xa quá, không tiện thăm nom chăm sóc mẹ anh Hòa được ạ.
Vợ Mạnh góp lời:
-Chị nói không phải thì em bỏ qua. Chị thấy bây giờ nhiều nhà người ta có điều kiện về kinh tế, lại bận rộn công việc. Người ta muốn thuê người dọn dẹp, lau chùi nhà cửa theo giờ. Hay em xem mình có làm việc đó được không? Trước mắt hãy tính vậy, sau tính tiếp.
Thủy mừng rỡ:
-Một công việc phù hợp với em mà em lại không nghĩ đến. Ở xung quanh khu nhà anh Hòa cũng có rất nhiều người như vậy. Em cảm ơn anh chị.
Thấy Thủy mừng rỡ như vậy, vợ chồng Mạnh cũng nhẹ lòng. Mạnh bảo:
-Như vậy là về công việc đã tạm ổn. Còn về nhà cửa anh sẽ dò hỏi những hẻm quanh đây xem có ngôi nhà nào muốn bán không.
-Dạ. Anh cố gắng tìm giúp em ạ. Em xin phép về, kẻo mẹ anh Hòa lại mong. Em chào anh chị.

Đến tối, Thủy nói ý định về công việc sắp tới của mình cho Hòa. Thoạt tiên, Hòa định phản đối, nhưng anh kịp nén lại. Anh suy nghĩ:”Cô ấy không có nghề nghiệp, chuyên môn gì, bây giờ tìm việc thật là khó. Mà mình đã là gì của cô ấy đâu mà mình phản đối. Mình cũng không sắp xếp được một công việc phù hợp cho cô ấy. Thôi cứ tạm thời như vậy. Nhưng để cho cô ấy đi dọn dẹp, lau chùi nhà cửa nhà người khác, mình cứ thấy sao sao ấy. Tệ thật đấy”. Cuối cùng Hòa cũng lên tiếng:

-Anh nhờ người tìm nhà giúp em rồi. Còn công việc em định làm sắp tới, anh không dám có ý kiến. Sau này, khi mua được nhà rồi anh vẫn muốn ngoài công việc của em, em thu xếp ngày ngày qua lại với mẹ anh, nấu và ăn cơm cùng với mẹ. Anh vẫn trả lương em như cũ. Em thấy sao?
-Anh không cần trả lương cho em, không cần anh nói, ngày ngày em vẫn qua chăm sóc mẹ.
-Hì hì hì. Anh vẫn trả lương cho em. Sau này em còn cần đến nhiều hơn cô bé ạ.
-Ứ. Lại cô bé, cô bé. Ghét. Không thèm nói chuyện với anh nữa, em vào với mẹ đây. Hứ. Rõ ghét.
-Hì hì hì.

Ở khu vực nhà Hòa, khi thấy Thủy đặt vấn đề, họ đều đồng ý vì biết cô là giúp việc của nhà anh đã mấy năm nay. Khi họ hỏi tại sao không giúp việc cho nhà Hòa thì cô cũng thật thà trình bày. Mấy ngày đầu, công việc cũng thật vất vả vì Thủy chưa quen làm việc với cường độ cao. Trước ở nhà Hòa, cô cũng luôn dọn dẹp lau chùi nhà cửa nhưng chỉ là một căn nhà, vả lại không phải ngày nào cũng dọn dẹp lau chùi mọi chỗ trong nhà. Nhưng với một người xuất thân từ miền quê như Thủy thì dĩ nhiên thì cô nhanh chóng quen việc, công việc cũng bình thường, chẳng nhằm nhò gì nữa. Với sự chu đáo, cẩn thận, sạch sẽ của mình, số lượng người thuê Thủy ngày càng nhiều. Thủy có việc để làm quanh cả tuần luôn. Mỗi ngày Thủy cố gắng dọn 3 căn. Các căn nhà thì đều có thuê theo lịch hàng tuần nên tiền Thủy kiếm về là rất khá, thậm chí còn tốt hơn khá nhiều.

Do chủ động trong công việc, nên Thủy ngày ngày vẫn về cơm nước, ăn cơm cùng bà Lan. Hai mẹ con tâm đầu ý hợp, lúc nào bên nhau cũng rủ rỉ, rúc rích chuyện trò. Tinh thần của Thủy cũng dần vui trở lại, ký ức đau buồn cũng dần dần lùi xa.
Hôm rồi, Hòa bảo:
-Mai chủ nhật anh dẫn em đi xem nhà. Nếu em ưng ý thì quyết luôn.
-Dạ.
Sáng chủ nhật, Hòa dẫn Thủy đến căn nhà mà anh đã nhờ người tìm cho. Căn nhà nằm ngay đầu hẻm rộng, ô tô tải đi vào được. Cách nhà Hòa cũng chỉ chừng năm trăm mét. Nhìn thấy ngôi nhà, vị trí ngay đầu hẻm, diện tích đất trong sổ đỏ khoảng gần trăm mét. Phía sau là khoảng sân rộng, bên ngoài là ngôi nhà cấp bốn, lợp tôn, rộng chừng bốn mươi mét, bếp, nhà vệ sinh kế sau. Thủy ưng ý liền. Nhưng đến khi thỏa thuận giá cả thì Thủy giật mình. Chủ nhà đòi tỷ mốt. Cô gọi Hòa ra một góc, nói nhỏ:

-Em làm gì có tiền mà mua căn nhà này.

Hòa cười nhẹ nhàng:

-Yên tâm. Thiếu bao nhiêu anh bù ra cho em.

-Thôi anh. Em không muốn phiền đến anh.

-Phần thiếu anh cho em vay chứ có cho không em đâu. Bất động sản ngày càng tăng giá, nếu không mua bây giờ ít nữa em khó mua lắm. Nghe anh đi.

Thủy ngần ngại, phụng phịu:

-Ơn này bao giờ em mới trả được cho anh.

Hợp đồng mua nhà, sổ đỏ đứng tên Thủy xong xuôi. Hòa bàn với Thủy tạm thời cải tạo lại nhà, làm thêm tầng hai để có chỗ ở rộng rãi. Ít nữa hai thằng con vào còn có phòng riêng mỗi đứa. Thủy không biết nói gì hơn, tùy theo sự sắp xếp của Hòa. Cô thầm cảm ơn ông trời đã đem đến cho cô một người anh tuyệt vời.

Một hôm, bỗng bà Lan hỏi Thủy:

-Con thấy thằng Hòa thế nào?

-Dạ. Anh tốt và chu đáo lắm ạ. Con quý anh Hòa như anh trai của con.

Bà Lan thở dài:

-Mẹ thương nó quá. Vợ và các con nó bỏ đi sang Mỹ hơn chục năm nay rồi. Vợ chồng tuy ly hôn rồi nhưng con cái cũng chẳng đoái hoài gì đến. Một mình một bóng thui thủi sống cùng mẹ già. Nghĩ mà Ϯộι nghiệp.

Thủy cười cười:

-Mẹ ơi, mẹ đừng lo bò trắng răng. Người như anh Hòa đẹp trai phong độ, giám đốc một doanh nghiệp thiếu gì các cô gáι trẻ đẹp vây quanh.

Bà Lan sâu lắng:

-Mẹ sống với nó bao năm mẹ hiểu tính nó. Nó sống tình cảm và sâu sắc lắm. Nhưng thực sự bây giờ có cô gáι vừa yêu chồng vừa thương yêu chăm sóc cho mẹ chồng thì hiếm lắm con à. Nó biết vậy nên chưa có ưng ai. Nó nói với mẹ là nó thương con lắm. Nếu có được một người vợ như con thì tốt biết mấy.

Thủy đỏ mặt,ấp úng, ᵭάпҺ trống lảng:

-Con đi nấu cơm mẹ nhé.

Thời gian cứ đều đều trôi qua,

Thủy vẫn ngày ngày với công việc quen thuộc của mình. Chủ nhật, Hòa cùng Thủy và mẹ khi thì ở nhà làm cơm mời gia đình Mạnh qua, khi thì đi đây đó tham quan, ngắm cảnh. Còn ngôi nhà, sau khi sửa sang, trông thật khang trang, nhưng Thủy chỉ thỉnh thoảng đảo qua nhà thăm nom, còn lại cô vẫn ở nhà Hòa như lúc trước. Cô mong mỏi ngày cô về đón hai thằng con vào trong này với cô, bù đắp cho chúng những tháng xa cách, nuôi dạy uốn nắn chúng nên người.

Cứ tưởng cuộc đời cứ bình yên êm đềm như vậy nhưng một biến cố bất ngờ đã xảy đến với Thủy.

( Còn nữa )

Bài viết khác

Bất ngờ sαu lά đơn vαγ tiền đóng học củα mẹ thủ khoα trường Y – Nghĩα cử cαo đẹρ và nhân văn

Em Lê Thαnh Sαng học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) đạt 28,75 điểm khối B là thủ khoα Trường ĐH Y khoα Phạm Ngọc Thạch. Năm lớρ 12 vừα quα, Sαng cũng đã đoạt giải nhì môn Sinh học trong cuộc thi học sinh giỏi thành ρhố. Không khỏi ҳúc ᵭộпg khi […]

Tình ᵭầu – Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng ᵭầy ý nghĩα sâu sắc và nhân văn

Là cô bé Bình Định tậρ kết ɾα Bắc, Hoài lớn lên tɾong các tɾường học sinh miền Nαm. Chị học cấρ 3 ở tɾường nữ sinh số 8 Hải Phòng. Tɾường toàn con gáι, ăn ngủ, học tậρ, chơi thể thαo, xem ρhim… tất tần tật toàn gá.ι với nữ. Hồi ᵭó không cấm […]

Người mẹ đơn thân và kế hoạch “dưỡng già” – Câu chuyện ý nghĩα sâu sắc

Có một người mẹ đơn thân nuôi con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy học, với thu nhậρ khá khiêm tốn đã nuôi dưỡng con tɾαi khôn lớn thành tài. Hình minh hoạ Lúc còn nhỏ, con tɾαi ɾất ngoαn ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến […]