Trả giá cuộc đời 11

TG: Cao Nguyen
Phần mười một

Thủy đi tàu hỏa vào Sài Gòn. Ngồi tгêภ tàu, cô suy nghĩ miên man. Cuộc đời cô thật cay đắng, khốn пα̣п. Lấy chồng từ thuở mười tám, yên ấm hạnh phúc gia đình được đôi hơn ba năm, có lẽ đấy là thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời cô. Ngày ngày, vợ chồng bảo ban nhau làm ăn, tuy nghèo mà yêu thương nhau, hạnh phúc tràn đầy. Khi ấy, Hoàng là một người đàn ông có nghị lực, chịu thương chịu khó. Lấy nhau được hơn một năm thì thằng Hải ra đời. Cứ đi làm về là Hoàng sà xuống bên hai mẹ con, nựng nịu thằng bé. Thương vợ vất vả, anh làm tất cả, từ giặt tã lót, quần áo vợ, đến cơm nước. Bà mẹ chồng thấy vậy, không hài lòng, bảo anh:

-Anh chiều vợ nó một vừa hai phải thôi. Sinh em bé cũng được gần tháng rồi, để vợ nó giặt giũ, cơm nước được rồi. Anh làm về mệt thế phải nghỉ ngơi, giữ sức mai còn làm. U ngày xưa đẻ anh, một thân một mình, bố anh đi chiến trường. Nằm ổ được hai ngày ủ đã phải giặt giũ cơm nước rồi. Ngày ấy mọi người ai cũng bận công việc của Hợp tác xã, thỉnh thoảng hàng xóm láng giềng, chị em Hội phụ nữ mới đỡ đần tí chút.
Hoàng gãi đầu gãi tai, cười hì hì:
-Thời ừ khác, bây giờ còn đâu Hợp tác xã. Mà con làm rốn cái là xong, mệt nhọc gì. Ít nữa nhà con cứng cáp, đi làm, u ở nhà bế con cho vợ chồng con đấy nhé.
Bà mẹ chồng dịu giọng:
-Cha bố anh. Anh không phải bảo. Từ khi mẹ nó sinh thằng cháu đích tôn cho tôi, anh thấy tôi không quan tâm đến mẹ con nhà nó à. Tôi giặt giũ tã lót thì anh giằng lấy giặt lấy giặt để, thấy tôi lụi cụi nấu cơm thì anh bảo u lên nhà cho mát. Anh đi làm suốt ngày, lúc về mới thế. Chứ bà già này ở nhà hầu hạ mẹ con nó suốt ngày ấy chứ. Ôi! Cha bổ thằng cún con, lại tè ướt hết người bà rồi này.
Hoàng vẫn cười cười:
-Thì con có trách gì u đâu. Con biết u thương vợ chồng con nhiều lắm. Đưa con bế thằng cu để u đi thay quần áo.
Hạnh phúc bình dị nhưng đầy ắp tiếng cười, tiếng nô đùa, tiếng bi bô của con trẻ thì Hoàng xa mẹ, xa vợ con đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài xa xôi.
Sáu năm trời đằng đẵng xa chồng, một mình cô tần tảo chăm sóc mẹ chồng, nuôi con. Ngày Hoàng trở về, cô cùng anh đắm chìm trong hạnh phúc. Những tưởng hạnh phúc ngọt ngào sẽ luôn ở bên vợ chồng cô cho đến đầu bạc răng long. Nào ngờ, chỉ vì muốn làm giàu nhanh chóng mà vợ chồng cô đã lao vào ghi đề, một việc làm vi ρҺα̣м ρҺάρ luật. Người ta nhân quả tới sớm. Tai ương ập đến với gia đình cô. Trong những ngày chồng ở tù, cô bị lão Hùng cưỡng hϊếp, rồi bằng thủ đoạn đê tiện, lão đã chiếm đoạt thân ҳάc cô thường xuyên. Cái xẩy nẩy cái ung. Trong lúc phẫn, cô đã vô tình ﻮ.เ.+ế+..Ŧ ૮.ɦ.ế.ƭ lão Hùng. Sự ân hận, nỗi ám ảnh về cái ૮.ɦ.ế.ƭ của lão Hùng chưa kịp nguôi ngoai thì nỗi đau khác đã lại ập đến với cô.
Hoàng chồng cô đã biến thành một con người khác. Chồng cô lao vào ς.ờ .๒.ạ.ς, nợ nần chồng chất, để đến nỗi mất hết cả liêm sỉ, bán cô cho lão Tề để vay mượn được tiền. Đau đớn tột cùng, đã có lúc cô muốn rời bỏ cõi đời đầy khổ đau, nhưng nghĩ đến hai đứa con, cô lại nén lòng. Rời bỏ gia đình, mong chồng tỉnh mộng. Nào ngờ, kết cục lại bi thương hơn.

Mở cổng, bước vào, Thủy thấy bà Lan đang đi dạo trong vườn. Cô chạy ùa đến bên bà:

-Con chào mẹ. Con nhớ mẹ quá. Mẹ ở nhà có chịu khó luyện tập và ăn uống đều không?

Bà Lan ôm chầm lấy Thủy, sụt sùi:
-Con đi lâu quá! Má nhớ con lắm. Thế con đi bằng gì vào trong này. Sao vào trong này không báo cho anh Hòa biết.
-Dạ. Con đi bằng tàu hỏa mẹ à. Con muốn cho ây ấy bất ngờ.
Bà Lan dắt tay Thủy ra ghế dưới tán cây:
-Ngồi xuống đây con. À. Mẹ quên mất. Đi vào trong nhà cất đồ rồi uống nước mát đã. Khổ thân con tôi.
Rồi bà Lan cùng Thủy vào trong nhà. Bà lui cui đi pha cho Thủy cốc nước chanh. Cất đồ vào phòng, trở ra thấy vậy, Thủy vội chạy lại:
-Mẹ để con ʇ⚡︎ự làm. Mẹ ngồi xuống đi. Mẹ uống gì con pha. Mẹ uống nước cam nhé.
-Mẹ không uống nữa đâu, mẹ uống lúc nãy rồi. Ngồi xuống đây con.
Đợi Thủy uống xong cốc nước, bà Lan ân cần:
-Con nghỉ ngơi một chút cho đỡ mệt, trưa nay hai mẹ con mình ra tiệm ăn cơm.
-Dạ. Không cần đâu mẹ. Con không có mệt. Để con đi nấu cơm rồi hai mẹ con mình ăn. Con thích ăn cơm ở nhà hơn ạ.
-Tùy con vậy.
Hai mẹ con cùng vào nấu cơm, bà Lan thủ thỉ:
-Con cũng nói cho mẹ sơ qua tình hình ở quê qua điện thoại rồi. Giờ con kể rõ mọi chuyện cho mẹ nghe được không.

Nghe bà Lan hỏi vậy, nỗi đau của Thủy lại dâng trào, tấm tức, cô kể cho bà nghe, thỉnh thoảng lại đứt quãng trong tiếng nấc. Bà Lan vỗ về, an ủi cô:

-Tội nghiệp con. Trần ai là chốn bi ai. Cầu mong Chúa lòng lành luôn ở bên con, giúp đỡ con. Mạnh mẽ lên con. Gắng vượt qua khó khăn này. Mẹ và anh Hòa luôn ở bên con.
-Con cảm ơn mẹ. Tình hình này có lẽ con phải tính chuyện làm ăn. Con không thể cứ ở bên mẹ mà không có công ăn việc làm cho riêng mình. Con cầm đồng tiền của anh Hòa cũng ngại lắm ạ.
-Cái con bé này. Con ở bên mẹ cũng là giúp đỡ mẹ, làm cho mẹ vui vẻ, không cô đơn. Những ngày con về quê, mẹ một mình buồn lắm con biết không?
-Dạ. Con vẫn ở bên mẹ, nhưng muốn có việc làm gì đó.
-Ừ. Được rồi. Từ từ rồi tính. Thôi. Mẹ con mình ăn cơm nhé.
-Dạ.

Buổi chiều, Hòa về, nhìn thấy Thủy, anh hét to, khác hẳn phong thái điềm tĩnh, nhẹ nhàng vốn có của mình:
-Em! Sao em vào mà không báo trước cho anh biết. Mẹ mong em lắm đấy.
Thủy ngạc nhiên trước phong thái của Hòa, cô nhỏ nhẹ:
-Dạ. Em muốn mẹ và anh bất ngờ ạ.
-Tối nay nhà mình ra tiệm ăn nhé.
-Dạ.

Mấy ngày sau, khi đã suy nghĩ, cân nhắc mọi điều, Thủy nói chuyện với Hoà:
-Hôm nay em có chuyện muốn nói với anh.
Hòa sốt sắng:
-Có chuyện gì em cứ nói, anh nghe.
Thủy hít một hơi thật sâu, cô quyết định:
-Dạ. Như anh đã biết hoàn cảnh của em. Em đã ly hôn. Nhưng em còn hai đứa con trai ђ-ư ђ-ỏ.ภ.ﻮ, hiện một đứa đang ở trong tù, một đứa đang ở trại giáo dưỡng. Chỉ một năm nữa là chúng hết thời gian cải tạo. Em định khi chúng được ra tù, ra trại, em sẽ về đón chúng nó vào đây. Vì vậy, em muốn mua một căn nhà trong hẻm, ở gần đây. Hiện tại, số tiền trong sổ tiết kiệm của em được hơn năm trăm triệu. Bữa nào rảnh việc, anh cùng em đi tìm mua nhé. Em muốn em có một căn nhà của riêng mình, để ít bữa nữa ba mẹ con em có chỗ chui ra chui vào.
-Ba mẹ con em cứ ở đây với mẹ và anh. Nhà rộng rãi mà em.

-Dạ. Em không muốn làm phiền mẹ và anh. Hơn nữa bọn trẻ chắc cũng ngại, chúng sẽ không thoải mái khi sống ở đây.

Trầm tư một lúc lâu, rồi Hòa lên tiếng:

-Ừ. Em nghĩ cũng phải. Được rồi, anh sẽ nhờ người tìm giúp.
-Dạ. Em cám ơn anh. Còn một chuyện nữa em cũng muốn nói với anh.
-Chuyện gì em cứ nói.

-Dạ. Bây giờ mẹ khỏe mạnh rồi, em muốn tìm một công việc cho mình, chứ đã ăn bám lại nhận lương của anh, em ngại lắm. Anh và mẹ đã yêu thương đùm bọc em suốt ba năm qua, ơn này em khắc cốt ghi xương. Chính vì vậy, em muốn mua căn nhà gần đây, để tiện qua lại với mẹ cho mẹ đỡ buồn.

-Em nói gì mà ơn với huệ. Anh và mẹ phải cảm ơn em mới đúng chứ. Nhờ có em mà mẹ khỏe mạnh, vui vẻ hơn xưa. Anh đi công việc cũng yên tâm hơn. Được rồi, em yên tâm, anh sẽ chiều theo ý em. Vậy nhé.
-Dạ. Em cảm ơn anh đã thông cảm và hiểu em.
-Đấy. Lại ơn với huệ, cái cô bé này.
-Hứ. Người ta có hai đứa con lớn tướng rồi mà cứ cô bé, không chịu đâu.
-Hì hì hì. Trong mắt anh em luôn là một cô bé đáng yêu.

( Còn nữa)

Bài viết khác

Một câu chuyện bình thường nhẹ nhàng đầy tính nhân văn

Ông vừa đi uống nước với bạn về muộn. Từ đầu phố về con ngõ nhỏ nhà ông chỉ 5 phút đi bộ. Trời Hà Nội hơi lất phất mưa. Mùa hè năm nay đỏng đảnh, thoắt nắng như lò nung rồi thoắt mưa gió lạnh lùng. Ông bước trong ngõ, chú ý tránh các […]

Khi ấy tôi 20 tuổi, còn Anh thì không có tuổi – Câu chuyện xúc ᵭộпg đây ý nghĩα sâu sắc

“Khi α̂́y tôi 20 tuổi, còn Anh thì không có tuổi. Lα̂̀n đα̂̀u tiên gᾰ̣ρ Anh, tôi đα̃ ngỡ ngὰng tɾước vẻ mᾰ̣t không nỗi lo đời thường vὰ nụ cười hồn nhiên, đôi mᾰ́t long lαnh sάng, tɾong một đêm hè đα̂̀y sαo. Anh không có tuổi, như Anh vα̂̃n hαy đùα với những […]

Bí mật về một bức tượng trần như nhộng – Câu chuyện đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Bỉ là một quốc giα xinh đẹρ và giàu có, kinh tế ρhát đạt khiến rất nhiều người hâm mộ cuộc sống củα người dân nước này. Tại thủ đô Brussels, Bỉ có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”, một tượng đài nhỏ bằng đồng cαo 61 cm, là […]