Tình cờ yêu – Chương 39

Tác giả: An Yên

Hương dừng động tác giằng co, đưa ánh mắt giận dữ nhìn Tùng:

– Anh là ai?

Tùng thản nhiên nói:

– Cô không thấy bé Bốp vừa gọi tôi là ba sao?

Hương mỉa mai:

– Bốp của tôi chỉ là một đứa trẻ sáu tuổi, nó thấy ai quen thân thì gọi thế thôi, nếu cứ một lần gọi là tính bố, tính mẹ thì chắc là con người ta không đếm xuể bố mẹ nhỉ?

Tùng nhìn người đàn bà đanh đá trước mặt:

– Cô còn nói được như thế à? Đúng, ai yêu thương nó, nó thấy thân thiết mới gọi vậy, chứ bố mẹ đâu có gọi bậy bạ được? Vậy mà người ta chỉ là ôm thằng bé sau cả tháng trời chăm sóc nó, cô làm gì mà giằng xé dữ vậy? Khi cô bỏ rơi nó một mình, sao tâm can cô không giằng xé đi?

Hương đứng thẳng dậy, chỉ tay vào Tùng:
– Này, tôi nói cho anh biết, tôi và anh không quen nhau, không thù không oán. Có thể thời gian vừa rồi anh và cô này đối tốt với con tôi, các người cứ tính đi, hết bao nhiêu tôi trả! Vì sự thật thì Bốp vẫn là con tôi, tôi có quyền chứ? Khi tôi đưa con cho bác An, tôi ghi rất rõ trong thư là tôi nhờ bà ấy chăm sóc dùm tôi, khi hết khó khăn tôi sẽ về đón, chứ tôi có nói không trở lại đâu? Giờ đây, tôi giữ đúng lời hứa rồi, nhưng tôi bực vì bà ấy để con tôi lang thang một mình tìm mẹ, để nó bị đói, bị khát. Lỡ lúc ấy nó bị ๒.ắ.t ς-.ó.ς hay bị пα̣п bị rơi xuống ao, xuống hồ thì tôi sống sao nổi? Hả? Mà giờ các người còn lên giọng dạy đời tôi?
Tùng đưa tay ra gạt bàn tay của Hương đang chỉ vào mình:
– Phép lịch sự tối thiểu của con người là không chỉ thẳng mặt đối phương khi nói chuyện. Tôi cũng không thích đôi co ở đây, cô để vợ tôi vào nhà, cô ấy đang bị ҳúc ᵭộпg!
Bác An cũng dàn hòa:
– Ừ, Tùng nói đúng đấy! Mọi người vào đây! Đừng làm thế thằng bé nó sợ!
Khi tất cả đã yên vị, cu Bốp vẫn ngồi trong lòng Uyên, Tùng nói:
– Tôi nói cho cô hay. Thứ nhất, cô gửi con cho bác An chỉ bằng một lá thư, không nói trực tiếp. Điều đó không có nghĩa là bác An phải có trách nhiệm với cu Bốp. Những gì bác ấy làm cho thằng bé đến thời điểm này là vì tình thương mà thôi, chứ không phải vì tờ giấy của cô!

Ngừng một lát, anh nói tiếp:

– Thứ hai, cu Bốp nhớ mẹ nên nó đi tìm mẹ, cô có hiểu cảm giác bị bỏ rơi không? Tôi nghĩ cô rất hiểu vì cô cũng từng bị người ta bỏ rơi khi trong bụng đã mang giọt ɱ.á.-ύ của người đó! Cô bảo cô thương nó, nếu thương thì dù khó khăn đến mấy cô cũng đem cu Bốp theo, không để nó thèm khát tình mẹ đến mức phải đi tìm. Đến khi tìm không được, nó về đây, nhận một người xa lạ là mẹ, đơn giản vì người đó yêu thương nó, nghĩa là trong lòng nó vẫn luôn nhớ mẹ, nó không một lời oán trách nên mới so sánh vợ tôi tốt như mẹ nó.
Hương thoáng im lặng. Cô ta nhìn Bốp đang quấn lấy Uyên và nói:
– Nhưng Bốp vẫn là con tôi. Giờ tôi về đón con, mấy người cứ kể lể thế này là ý gì? Các người muốn ςư-ớ.ק nó, không trả con cho tôi đúng không?
Tùng ngả người ra ghế rồi nói:
– Cô bị làm sao thế? Bây giờ cô khấm khá, trở về đón cu Bốp. Mọi người chỉ kể cho cô nghe để cô hiểu thời gian qua thằng bé đã trải qua những gì. Uyên cũng chỉ làm thuê ở trọ, nuôi thêm cu Bốp, may có bác An và cô Quỳnh ở tiệm hoa giúp đỡ, chứ cô bỏ thằng bé, cô chỉ nhẹ cái thân cô thôi, cô có nghĩ đến cảm xúc của cu Bốp không? Mọi người chỉ nói chuyện, còn chính cô mới là người làm quá sự việc lên đấy!
Hương thở hắt ra một tiếng rồi nói:

– Mấy người nói nhiều quá! Thứ nhất, tôi chỉ đến đón con. Thứ hai, tôi nghe mấy người kể lể là tôi hiểu mọi người cần tiền đúng không? Vậy thì tính đi, bao nhiêu tôi trả! Còn những thứ cu Bốp đang dùng, tôi không cần phải đem theo. Chồng tôi rất có điều kiện, anh ấy đã hứa sẽ dành mọi thứ tốt nhất cho cu Bốp. Thế nên, mọi người cứ đưa ra một con số, khỏi nói nhiều!

Bá Tùng giận run tay với người trước mặt. Đúng ra khi anh nói lý lẽ, cô ta phải hiểu vấn đề chứ? Anh nghiêm giọng:

– Cô nghĩ chúng tôi thiếu tiền ư? Nãy giờ tôi nói chuyện ʇ⚡︎ử tế, tình cảm, nhưng có lẽ một người vô tâm, vô tri như cô không hiểu được. Tôi không biết cô sẽ đối xử với cu Bốp như thế nào, nhưng tôi không có niềm tin vào lương tâm của cô!
Hương lớn tiếng:
– Ý anh là gì? Không đưa con cho tôi sao? Nực cười thật!
Bá Tùng nhìn sang cu Bốp:
– Bốp, con có muốn về với mẹ Hương không?

Thằng bé hết nhìn Hương rồi lại nhìn sang Tùng. Rõ ràng cu Bốp đang lưỡng lự nửa muốn đi nửa muốn ở. Nhìn thằng bé thương quá, Tùng biết Bốp không thể trả lời được, anh nói:

– Cu Bốp này, con về với mẹ Hương. Nếu nhớ bố mẹ thì cứ gọi điện thoại cho bố, bố mẹ sẽ đến thăm con, chịu không?

Bốp liếc nhanh người mẹ ruột rồi lặng lẽ gật đầu. Vừa lúc đó, ngoài cổng có tiếng phanh xe ô tô khá gấp, chắc là người lái đang rất vội vã. Rồi một bóng dáng khá cao bước vào. Người đàn ông đó cắt đầu đinh, mặc áo phông đen, quần bò hơi rách, trông khá bụi bặm, gương mặt có vẻ hơi dữ tợn. Anh ta gật đầu chào mọi người rồi quay sang Hương:
– Xong chưa em? Có mỗi việc đón thằng bé mà lâu thế?
Hương nói giọng nhẹ nhàng:
– Dạ đây là cô Uyên đã nuôi Bốp. Vì chờ cô ấy về cảm ơn một câu nên hơi lâu thôi ạ, xong rồi!
Hương lại quay sang Bốp:
– Con trai, đi thôi!

Người nãy giờ im lặng chứng kiến mọi chuyện là Uyên lúc này mới lên tiếng:

– Khoan, chị ơi, chị có thể để tôi cho thằng bé ăn mấy thìa cháo được không? Thường ngày cứ đi dạy về, tôi hay cho Bốp ăn khuya rồi mới học, nay tôi không biết việc này nên vẫn mua cháo…

Tùng nói thêm:
– Cô yên tâm, chúng tôi luôn mua đồ tốt cho Bốp, cháo cũng là ở tiệm nổi tiếng nhất!
Hương lắc đầu:
– Không cần, ăn khuya chỉ mập thây chứ được cái thá gì? Anh lại kể công, vậy tôi nói một lần nữa, hai người cứ ra giá đi!
Bá Tùng bật cười:
– Cô nghĩ tôi thiếu tiền à? Bát cháo chẳng qua là tình cảm Uyên dành cho cu Bốp như một thói quen thôi, cô làm gì mà ghê gớm thế?
Người đàn ông nãy giờ lặng lẽ quan sát Bá Tùng, còn Hương vẫn tỏ ra cong cớn:

– Anh làm công việc gì thì tôi không biết, nhưng tiền thì ai chẳng ham…

Tùng lắc đầu:

– Cô đừng nghĩ ai cũng như mình. Chúng tôi mà vì tiền thì đã không lo cho thằng bé. Nếu tôi muốn dành lại cu Bốp, không phải là không có cách. Nhưng tôi để cô đem cu Bốp đi vì một phần do cô đã mang nặng đẻ đau ra thằng bé, một phần hy vọng sẽ ᵭάпҺ thức lương tâm làm mẹ của cô, thế thôi!
Hương vênh váo:
– Anh đừng lên mặt, anh có biết người quản lý quán Bar lớn nhất thành phố C là ai không? Là chồng tôi đấy. Anh ấy là quản lý ở quán Bar S.
Bá Tùng gật đầu:
– Tôi biết chứ! Thế hai người có biết ai đã sáng lập ra quán Bar ấy không? Hoàng Gia Khiêm – là em họ của tôi!
Người đàn ông cau mày lại rồi nói:

– Anh ….anh hình như có đến đó vài lần thì phải!

Tùng cười:

– Dĩ nhiên, đó là nơi tôi và những người bạn thân đến thư giãn, cũng là để ủng hộ em họ tôi – sếp của cậu đấy! Tôi nói vậy để hai người rõ, chúng tôi không phải là người tầm thường như các người nghĩ, chúng tôi cũng không thiếu tiền. Vì thế, hai người nghe cho rõ đây – hãy đối xử với cu Bốp cho ʇ⚡︎ử tế, vừa có trách nhiệm vừa có tình thương. Nếu không, tôi sẽ làm mọi cách để dành thằng bé về, lúc đó cô cậu đừng trách tôi ác!
Hương nhìn chồng mình khẽ hỏi:
– Anh ta là ai vậy chồng?
Người đó nói:
– Em nghe rồi đó, là anh họ của sếp Khiêm. Thôi, về đi!
Sau khi nghe Bá Tùng nói, thái độ của vợ chồng Hương có vẻ nhũn nhặn hơn dù vẫn còn có nét kiêu căng. Cu Bốp nhìn Uyên:

– Mẹ Uyên, mẹ nhớ đến thăm con nhé!

Uyên vuốt tóc thằng bé:

– Con đói không? Hay để mẹ xin bố mẹ cho con ăn cháo đã!
Bốp lắc đầu:
– Không ạ! Lúc nãy mẹ Hương mua bánh cho con ăn rồi. Con cũng nhớ số điện thoại của mẹ và bố Tùng rồi, nếu những ngày không đi học, con sẽ gọi rồi bố mẹ đến chơi với con nha. Dĩ nhiên là nếu bố mẹ không bận ạ!
Uyên ngoéo tay với cu Bốp:
– Chắc chắn rồi, con trai!
Cô ôm và thơm cu Bốp, hít hà mùi hương của thằng bé rồi nhìn Hương:
– Chị ơi, có mấy bộ quần áo mới chúng tôi mua cho Bốp chuẩn bị vào năm học, chị chờ tôi một tí tôi về lấy được không? Cháu còn chưa mặc ạ!
Hương nhìn chồng anh ta gật đầu, Hương nói:
– Ừ!
Bá Tùng vội ngăn Uyên lại:
– Thôi, em ở đây, anh về lấy cho!

Anh biết, giờ Uyên chỉ muốn ở cạnh cu Bốp..Dù không phải sinh ra thằng bé nhưng Uyên là người sống có tình cảm, cô chăm chút bé từng li từng tí nên giờ đâu nói xa là xa ngay được! Anh nhanh chân về lấy bọc đồ mới cho Bốp. Khi trở lại, anh thấy chiếc Innova của vợ chồng Hương đã mở cửa, cu Bốp vẫn đứng cạnh Uyên để chờ Tùng mang đồ sang. Anh trao đồ cho thằng bé rồi nói:

– Có gì nhớ gọi cho bố mẹ nghe con!

Vợ chồng Hương cũng gật đầu chào bà An, Bá Tùng và Tú Uyên rồi lên xe phóng đi. Khi chiếc xe đã khuất dạng, Tú Uyên mới thảng thốt nói:
– Anh ơi, em quên hỏi địa chỉ của họ, con còn nhỏ nó không nhớ địa chỉ đâu!
Tùng vỗ vỗ lưng cô:
– Không sao, anh ta làm ở quán Bar S của Khiêm thì tìm địa chỉ dễ mà!
Rồi anh quay sang bác An:
– Thôi bác vào nghỉ đi. Mọi việc tạm ổn rồi, hi vọng họ sẽ thương thằng bé!
Bà An cũng gật đầu:
– Ừ, nó đi rồi cứ thấy thiêu thiếu. Sáng ngày ra, nó cứ như chú chó con, bà đi đâu cháu theo đó. Bây giờ …

Bà nói đến đó thì lấy tay lau nước mắt, Uyên cũng úp mặt vào ռ.ɠ-ự.ɕ Tùng nức nở khóc theo. Cô biết, việc Bốp về với mẹ đẻ sẽ đến, cô không có quyền giữ thằng bé, nhưng cái tình người đâu dễ xa được. Tùng trấn an cô:

– Bác và em yên tâm, Bốp rất thông minh và hiểu chuyện. Chúng ta sẽ còn gặp lại con mà!

Mọi người ai về nhà nấy. Tú Uyên vào đến phòng, nhìn quanh căn phòng của mình. Hình ảnh Bốp vui vẻ ngồi ăn, rồi lon ton đi ᵭάпҺ răng và lấy sách vở ra viết. Những cuốn vở vẫn còn đây, những dòng chữ từ khi còn nguệch ngoạc đến lúc được uốn nắn đã tròn trịa dần dần vẫn được xếp đặt gọn gàng tгêภ bàn, tiếng chào mẹ Uyên lanh lảnh của thằng bé vẫn văng vẳng bên tai cô, cả cái ôm thật chặt cùng tiếng thở đều đều khi ngủ trong ʋòпg tay cô vẫn còn ấm nóng nơi căn phòng nhỏ này… Vậy mà cu Bốp đã rời xa cô. Có lẽ mẹ bé nói đúng, Bốp sẽ có một cuộc sống giàu sang hơn, sẽ đầy đủ hơn, sẽ khác với khi ở với Uyên. Bé sẽ vui thôi vì bé vẫn mong ngóng ngày gặp mẹ cơ mà, chỉ là Uyên day dứt vì còn nhiều dự định với Bốp chưa thực hiện được. Nếu khấm khá, cô đã xin cho con học lớp hành trang sớm hơn thì giờ đây Bốp đã vững vàng hơn nhiều. Bốp à, mẹ xin lỗi nhé, về nhà mới, mẹ chỉ hi vọng mọi chuyện với con thật tốt đẹp mà thôi…

Bài viết khác

Hộp cơm cuối cùng của mẹ – Câu chuyện xúc động đầy nhân văn về tình mẫu tử

“Chị lại đến đây ɾồi!” Giọng tôi quát lên khi nhìn thấy mẹ Tân Dũng tαy xάch hộρ cơm đến cho cậu bé, bởi tɾường chúng tôi có quy định không cho ρhụ huynh mαng cơm cho học sinh. “Thầy giáo à…!” “Tɾời ơi, không ρhải tôi đã nói với chị ɾồi sαo, tɾường học […]

Vì sαo người xưα thường nói: “Chα mẹ nghiêm khắc tu dưỡng Ьản thân, thường có con hiền tài”

Người xưα nói “Nhà có chα nghiêm, thường có con hiền tài”. Xem những câu chuyện dạy con củα cổ nhân mới thấy chữ “nghiêm” này không có ý xét nét, khắt khe. Chữ “nghiêm” này cũng không nên chỉ hiểu theo một chiều ᵭối với con, mà Ьản thân chα mẹ tɾước hết cần […]

Tình người vô giá – Bài học cho sự cảm thông và chiα sẻ , câu chuyện nhân văn sâu sắc

Anh lính nắm chặt tαy chα hấρ hối suốt đêm trong viện, sαu đó αnh tiết lộ sự thật khiến cô γ tά sững sờ … Hình minh hoạ. Câu chuyện ngắn dưới đây được viết lại dựα theo một sự kiện có thật. Tác ρhẩm khi được giới thiệu rα công chúng lần đầu […]