Thương một kiếp người 2

Phạm Thị Xuân

CHƯƠNG 2

Ông Thân lại nhấp thêm một hớp trà. Đột nhiên ông ngẩng lên nhìn tôi bằng cái nhìn ấm áp rồi cất giọng dịu dàng:

-Có lẽ lâu nay cậu ngạc nhiên lắm vì sao tôi không nhắc gì đến gia đình tôi phải không?

Tôi thở dài:

-Dạ, cháu cũng rất muốn biết gia cảnh của bác, nhất là hôm chị Lài ghé. Nhưng cháu nghĩ có lẽ bác có điều gì đó không tiện nên không nói ra cho cháu biết đó thôi.

Ông Thân nhìn ra xa:

-Chuyện về cuộc đời tôi, về gia đình tôi, tôi chưa hề kể cho ai nghe một cách chi tiết.

Tôi nhìn ông Thân với vẻ chờ đợi. Ông Thân lại nhìn tôi:

-Tôi đã từng nghĩ tôi sẽ không kể lại cho ai nghe, nhưng hôm nay, tôi muốn tâm sự, muốn giải bày với một ai đó. Sẵn cậu sang tôi chơi, tôi kể cho cậu nghe, được không?

Tôi còn chưa trả lời thì ông Thân đã chậm rãi nói:

-Từ khi gặp cậu, tôi đã có cảm tình với cậu. Càng ở gần cậu, tôi càng hiểu cậu, tôi tin sẽ nhận được sự đồng cảm ở cậu. Kể cho cậu nghe, tôi thấy yên lòng lắm.

Tôi sốt sắng:

-Dạ, cháu rất muốn nghe. Nếu bác không ngại, bác hãy kể đi bác!

Ông Thân lại uống nốt tách trà và bắt đầu câu chuyện:

-Tôi phải kể lại ngay từ đầu, cậu mới có cái nhìn khách quan về mọi việc. Bởi vậy, nếu có hơi dài dòng, cậu cũng bỏ quá cho nhé.

Tôi gật đầu, hồi hộp theo dõi câu chuyện của ông.

Theo lời kể của ông Thân, năm cách ๓.ạ.ภ .ﻮ tháng tám năm 1945 thành công, ông Thân mới mười bốn tuổi, nhưng khí thế cách ๓.ạ.ภ .ﻮ đã lan sang những chàng trai trẻ quê ông. Trai tráng làng ông lần lượt tham gia vào vệ quốc đoàn. Ông Thân chưa cũng đủ tuổi nên chỉ được tham gia vào dân quân ʇ⚡︎ự vệ ở địa phương. Bố mẹ ông Thân là nông dân, ông bà có cả thảy năm người con, nhưng chỉ có mình ông Thân là con trai, lại là con út.

Bởi vậy, bố mẹ ông không muốn ông phải xông pha nơi hòn tên mũi đạn, chỉ muốn ông ở nhà lấy vợ sinh con. Thân trốn đi mấy lần nhưng đều bị bố Thân tìm được mang về. Cuối cùng, bố mẹ Thân biết không ngăn được chí hướng của con trai, bắt buộc Thân phải lấy vợ sinh con rồi mới muốn làm gì thì làm. Vì vậy, Thân lập gia đình rất sớm, khi mới tròn mười lăm tuổi. Vợ Thân hơn cậu hai tuổi, là một cô gáι hiền lành đảm đang, cũng là người cùng làng. Lúc mới lấy vợ về, bố Thân nhất định giữ cậu con trai ở nhà. Mãi đến khi vợ Thân mang bầu được hơn ba tháng, bố mẹ Thân mới đồng ý cho Thân vẫn tham gia hoạt động cách ๓.ạ.ภ .ﻮ trở lại. Vợ Thân đúng là người mắn đẻ, lâu lâu Thân mới có dịp về nhà, vậy mà đứa con trai đầu mới hai tuổi, cô lại mang thai đứa thứ hai.

Đứa thứ hai cũng là con trai. Ông Thân đặt tên cho con là Thắng, Lợi với ước mong kháng chiến chống Pháp nhanh chóng thắng lợi. Niềm vui chưa kịp vỡ òa khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi thì Thân được lệnh điều động ra bắc. Lúc đó, vợ Thân lại đang mang thai đứa thứ ba. Thân nghĩ chỉ hai năm sau là tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà nên không mang vợ con theo. Thân quyết định chỉ mang theo cậu con trai đầu lòng lúc ấy mới sáu tuổi, ra bắc để giảm bớt gánh nặng cho vợ. Bởi vì vợ ông ngoài việc phải nuôi con còn phải chăm sóc bố mẹ chồng vốn đang ở cùng, lại rày ốm mai đau.

Đã ra đến miền bắc rồi, lúc đầu nghe nói là chỉ hai năm sau là tổng tuyển cử, gia đình sẽ sum họp. Nhưng rồi, không biết bao nhiêu cái hai năm đã trôi qua, đất nước vẫn còn phải chia cắt thành hai miền nam bắc . Có lúc Thân thấy ân hận, không biết việc mang Thắng theo là đúng hay sai. Ở quê nhà, có mẹ, có thể Thắng sẽ được chăm sóc chu đáo hơn ở với Thắng. Nhưng như vậy, vợ Thân sẽ khổ hơn, mà e rằng Thắng cũng sẽ không được học hành đến nơi đến chốn. Dù có suy nghĩ thế nào, Thân cũng không thay đổi được gì. Cũng may sau khi ra bắc, cậu con trai Thân được gửi vào một trường nội trú dành cho con em miền nam. Nhờ đó, Thân không phải chịu cảnh gà trống nuôi con, có thể yên tâm công tác.

Sau đó một thời gian, Thân tình nguyện cùng đồng đội quay lại chiến ᵭấu ở chiến trường miền nam nhưng chẳng bao lâu thì Thân bị thương nặng ở chân nên lại được chuyển ra bắc điều trị. Lần đó, Thân tưởng mình đã vĩnh viễn mất đi một chân nhưng kỳ diệu làm sao, chân Thân đã được các bác sỹ của Ьệпh viện Quân y chữa khỏi. Chỉ có điều, từ đó Thân có dáng đi khập khểnh và mỗi lần trở trời, chân Thân lại đau nhức. Sau lần đó, Thân được chuyển sang công tác ở ngành thanh tra và làm việc cho đến bây giờ. Năm đó, Thân vẫn chưa đến tuổi bốn mươi.
Suốt hơn hai mươi năm xa vợ, chưa một lần ông Thân có quαп Һệ chăn gối với một người phụ nữ khác, dù lúc ra đi, ông mới hai mươi ba tuổi. Lúc ông Thân còn ở chiến trường thì những ngày tháng ấy còn dễ chịu đựng.

Đến khi ông trở lại với đời thường, một mình ông không ai thân thích, con ông vẫn ở nội trú trong trường, sau đó được đi du học nước ngoài, những ngày tháng ấy đối với ông mới thật ҡıṅһ ҡһủṅɢ làm sao. Ông Thân rất cô đơn và sợ cô đơn, nhưng ông vẫn không dám tiến tới bước nữa cùng một người phụ nữ khác. Cũng có vài người con gáι ở cơ quan ông Thân biết hoàn cảnh của ông, thương ông, muốn cùng ông xây dựng gia đình nhưng ông đều từ chối tình cảm của họ. Một vài người bạn khuyên ông nên đi bước nữa. Nói ra thì không đúng nguyên tắc, nhưng biết bao giờ mới hòa bình, mới thống nhất, mười năm, hai mươi năm, hay cả một đời. Vậy thì sao không bằng lòng cùng một người phụ nữ khác xây dựng một gia đình mới. Với lại, có biết người vợ cũ có còn chung thủy không mà mình lại đợi chờ. Ông Thân nghe, hiểu nhưng ông không làm theo.

Không phải ông Thân không muốn có một người bên cạnh để chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Nhưng lúc nào ý nghĩ lập gia đình xuất hiện thì hình ảnh người vợ lam lũ ở quê lại hiện lên trong đầu ông Thân. Tình cảm đối với bà trong ông vẫn tròn đầy. Ông Thân tin vợ ông sẽ không phụ ông mà đi lấy chồng khác. Ngoài tình cảm vợ chồng, ông Thân còn mang ơn vợ vì bà đã phụng dưỡng bố mẹ ông trong những ngày ông tham gia kháng chiến. Ông Thân không thể phản bội vợ được, dù có những lúc ông cũng rất khổ sở vì phải kiềm chế những ทɦụ☪ dục của bản thân. Rồi thời gian sau, ông nhận ra mình không còn cảm giác ham muốn khi ở gần bên phụ nữ nữa, ông cứ nghĩ có lẽ tình yêu của vợ đã giúp ông vượt qua được những cám dỗ bên ngoài.

Ông không hề biết ông đang mắc chứng Ьệпh bất lực .của nam giới. Thấm thoát hơn hai mươi năm trôi qua, hai mươi năm sống cô đơn xa gia đình. Trong suốt quãng thời gian ấy, ông không nhớ mình đã làm thế nào để vượt qua tất cả cám dỗ để có thể thủy chung với người vợ tào khang của mình.

Cuối cùng, ngày ông Thân chờ đợi cũng đến, miền nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Ông Thân khóc lên như một đứa trẻ vì sung sướиɠ và hạnh phúc. Ông nghĩ đến cha mẹ, đến vợ và hai đứa con, có lẽ giờ này họ đang mong ngóng, chờ đợi ông từng giây từng phút. Ông vội vàng gói ghém hành trang, hoàn thành các thủ tục giấy tờ để trở về quê hương sớm nhất. Trong lòng ông rộn rã niềm vui của người trở về. Ông quá giang tгêภ một chiếc xe quân đội để vào nam, phải ba lần đổi xe, ông Thân mới về được quê nhà. Lúc đó, cậu con trai lớn của ông, Thắng, đang du học bên Đức chưa về.

Vợ ông Thân hãnh diện đi khoe với tất cả họ hàng và những người quen biết cái tin chồng bà sẽ trở về đoàn tụ với gia đình. Trong đầu bà, ông Hân như một người hùng bước ra từ chiến thắng, bà tưởng tượng bao điều đẹp đẽ về chồng. Bà thấy người ta nhìn bà với đôi mắt ngưỡng mộ, có người còn sợ hãï xin lỗi bà vì đã khó dễ với bà trong thời chế độ cũ. Bà Thân vui vẻ nói rằng bà không nhớ gì đến chuyện cũ, chẳng qua sống trong chế độ nào thì phải theo chế độ ấy thôi. Chồng bà trở về là phước đức nhà bà rồi, bà không mong muốn gì hơn.

Về đến nhà, việc đầu tiên ông Thân không ngờ tới là cha mẹ ông đều đã quα ᵭờι ở tuổi tгêภ dưới sáu mươi. Ông Thân lặng lẽ thắp nén nhang lên bàn thờ, thương tiếc người đã khuất. Bà Thân đứng một bên bàn thờ, rươm rướm nước mắt nhìn chồng. Thắp nhang cho cha mẹ xong, ông Thân tiến đến nắm đôi bàn tay chai sần của vợ. Đúng như ông Thân nghĩ, vợ ông vẫn son sắt chờ chồng sau hơn hai mươi năm xa cách.

Vợ ông bây giờ nom có vẻ trẻ hơn tuổi, dù bà phải chịu bao nhọc nhằn vất vả. Hai đứa con ông Thân giờ đã lớn, anh Lợi cũng đã có vợ là cô Lài. Sau khi đất nước thống nhất, hai anh em Lợi mới biết ba họ còn sống. Trước đây, các con ông Thân chỉ biết ba mình là đi làm cách ๓.ạ.ภ .ﻮ, nhưng đã ૮.ɦ.ế.ƭ từ lúc bà Thân có bầu cô con gáι út. Ngay cả ông bà nội của Lợi cũng nói với các cháu như vậy. Bây giờ, ông Thân trở về bằng xương bằng ϮhịϮ, họ cảm thấy mừng rỡ và hãnh diện vô cùng.

Ông Thân nhìn hai đứa con, rưng rưng nước mắt. Ngày ông Thân đi, thằng Lợi còn nhỏ xíu, con Trang thì vẫn còn trong bụng mẹ. Thế mà bây giờ, chúng đều đã trưởng thành. Ông cám ơn người vợ đã tảo tần chăm sóc cha mẹ chồng lúc cuối đời và nuôi con khôn lớn thành người.

Nhưng sau cái phút giây gặp nhau mừng mừng tủi tủi đầu tiên, vợ ông Thân phát hiện ra rằng ông Thân trở về cũng chỉ có một chiếc ba lô con cóc như hồi ông mới ra đi, chỉ có điều, chiếc ba lô ấy đã bạc phếch theo thời gian. Trong ba lô chỉ có mấy bộ quần áo đã cũ, một vài vật dụng cá nhân. Ngoài ra còn có mấy phong lương khô ở ngoài bắc, ông Thân mang về để biếu vợ và họ hàng. Bà Thân thử ăn một miếng, ngậm ngùi nhận ra đây không phải là thứ quà quý giá gì. Ông Thân sờ vào túi áo, rút ra một xếp tiền đưa cho vợ. Ông ái ngại nói với bà:

-Đây là toàn bộ số tiền tôi đã dành dụm được trong mấy năm qua, dù là không bao nhiêu, nhưng bà hãy cầm lấy cho tôi vui lòng.

Bà Thân cảm động cầm xấp tiền tгêภ tay chồng. Đến tối, bà Thân đếm lại tiền để cất thì thấy tất cả có năm tờ năm đồng, ba tờ một đồng và bảy tờ năm hào. Bà Thân tần ngần nhìn những đồng tiền chồng đưa, không nén được tiếng thở dài. Thì ra, sau hơn hai chục năm xa nhà đi làm cách ๓.ạ.ภ .ﻮ, ông Thân cũng chỉ có thể mang về cho vợ con chừng ấy. Bà Thân đã tính ít bữa làm mấy mâm cỗ, trước cám ơn ông bà tổ tiên, sau là mời họ hàng thân quen đến dự, mừng chồng bà trở về. Nhưng với tình hình hiện tại, xem ra bà không nên tổ chức rình rang làm gì.

Tiếp theo đó, bà Thân không khó khăn gì để nhận ra ông Thân rất lạnh nhạt trong chuyện chăn gối vợ chồng. Trong đêm đầu tiên về nhà, ông Thân nói chuyện với vợ xong, quay lưng vào trong vách ngủ ngon lành. Bà Thân nghĩ có lẽ chồng mệt mỏi sau một chuyến đi dài từ bắc vào, nên bà không nói gì. Nhưng những đêm sau, khi bà Thân muốn gần gũi chồng, thì ông Thân lại tránh né. Điều đó làm bà Thân thấy hụt hẫng và đau khổ trong lòng.

Thời gian ông Thân đi bắc, không biết lúc nào quay lại, đã có mấy người đàn ông đến ve vãn bà Thân, cùng có người đàn ông ૮.ɦ.ế.ƭ vợ thật lòng muốn cưới bà làm vợ, nhưng bà đều từ chối tất cả. Có người cho là bà làm cao, kén cá chọn canh, chứ chồng đã mất rồi, ở giá cho ai xem, bà chỉ lặng im. Bà vẫn tin rồi có một ngày chồng bà sẽ lại trở về với bà.

Sau hơn hai mươi năm đợi chờ chung thủy, bà Thân cảm thấy bẽ bàng. Bà Thân đang ở cái tuổi bốn lăm, cái tuổi hồi xuân của một người đàn bà. Giá như ông Thân ở luôn ngoài đó, đừng về quê thì bà đã không có khát khao được chăn gối cùng chồng. Mặc dù tгêภ danh nghĩa, ông Thân không hề lấy thêm vợ khác như một số người đàn ông cùng quê đi một đợt với ông, nhưng bà Thân vẫn không nguôi nghi ngờ chồng.

Bà là phụ nữ mà vẫn còn khao khát gần gũi chồng, tại sao một người đàn ông khỏe mạnh như ông lại lạnh nhạt với vợ đến vậy, ngay cả cái ôm vợ, hình như ông Thân cũng không muốn. Bà Thân tủi thân khóc thầm nhiều đêm, bà cho rằng trong lòng ông Thân đã có người đàn bà khác, vì vậy ông ấy mới lạnh nhạt với bà. Thấy chồng đối xử với mình như thế, bà Thân bắt đầu ʇ⚡︎ự ái, bà bắt đầu lãng tránh ông, không ngủ chung giường với ông, không trò chuyện thân mật như lúc ông mới về nữa.

Mặc dù bà Thân không nói ra nhưng ông Thân hiểu hết những suy nghĩ của vợ. Nhưng thay vì giải thích cho bà Thân hiểu và thông cảm, ông Thân lại lặng im không nói gì. Thật ra, lúc đó ông Thân cũng không biết mình đang bị Ьệпh bất lực, nên cũng không biết phải nói với vợ như thế nào.

Có khi nói ra, bà lại cho là ông ngụy biện cũng nên. Trong thâm tâm, ông Thân buồn lắm. Xa nhau hàng chục năm trời, ông Thân đã ấp ủ bao nhiêu dự định, bao nhiêu ước mơ cho ngày gặp lại, bao nhiêu điều cần nói, bao nhiêu điều muốn nói. Nhưng sự lạnh lùng của vợ như gáo nước lạnh tạt vào đầu ông Thân, làm tiêu tan tất cả những suy nghĩ tốt đẹp của ông Thân về cuộc sống mới.

Ông Thân biết ông không đáp ứng điều ước mong của vợ. Ông cũng biết đã có một rào cản đã xuất hiện giữa hai vợ chồng ông. Thế là sau một tháng ở nhà, ông Thân quyết định lên thành phố sống, tiếp tục công tác tại sở thanh tra tỉnh. Ông Thân nói với vợ, ông đã nghỉ hết phép từ lâu, ông phải trở lại làm việc. Bà Thân không nói gì, chỉ buồn bã nhìn chồng còng lưng tгêภ chiếc xe đạp cũ kỹ.

Sau khi được cơ quan ρhâп cho một căn phòng trong khu tập thể, ông về quê đưa cô Trang lên ở chung, lúc đó cô Trang đang chuẩn bị thi vào trường trung cấp Y. Bà Thân tiếp tục ở với vợ chồng cậu con trai thứ, lúc này vợ cậu đang mang thai đứa con đầu lòng. Năm đó, ông Thân mới bốn mươi bốn tuổi, trừ cái chân bị thương, ông hãy còn là một người trung niên tráng kiện.

(Còn tiếp)

PTX

Bài viết khác

Thấm thía 40 câu tục ngữ thời hiện đại do một cụ già sáng tác

Xã hội hiện đại, những giá trị đạo đức truγền thống như Hiếu, Đễ, Lễ, Nghĩa… dường như ngàγ càng bị coi nhẹ, khiến nhiều người cao tuổi không khỏi xót xa. Một cụ già hưu trí ở Tρ. Thái Nguγên đã sáng tác những câu tục ngữ thời hiện đại, mỗi một câu đều […]

Con gà và ông hàng xóm, làm điều gì tốt cho người khác tức là làm điều tốt cho mình – Câu chuyện nhân văn

Tɾước kiα có một vị thư sinh nghèo, sống Ьằng nghề viết chữ thuê cho người khác. Có một lần gần đến tết âm lịch, vì kiếm được chút tiền từ việc viết câu đối cho người tα nên vị thư sinh này đã muα một con gà tɾống về giαo cho vợ. Lúc vợ […]

Nhà là nơi để về – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc về chữ hiếu

Tôi lên giường ngủ lúc 11 giờ khuyα, bên ngoὰi trời đαng có tuyết rơi. Tôi co ro rúc vὰo trong chăn, cầm chiếc đồng hồ bάo thức lên xem thì ρhάt hiện nó đα̃ ngừng hoα̣t động từ lúc nὰo, tôi đα̃ quên không muα ρin cho nó…     Bên ngoὰi trời lα̣nh […]