Thương một kiếp người 11

Phạm Thị Xuân
CHƯƠNG CUỐI

Chị Lài thấy đau lòng vì câu nói của người anh chồng. Chị Lài không bao giờ nghĩ vì ngôi nhà hay tiền bạc thì mới có trách nhiệm với gia đình chồng. Bổn phận chị Lài là con dâu, chị phải chăm sóc cho mẹ chồng là điều đương nhiên. Hơn nữa, ngày còn khỏe, bà Thân luôn bên chị chung vui, chia sẻ nỗi buồn, là chỗ dựa cho chị khi chồng chị ra đi, lẽ nào chị lại để bà phải vào trại dưỡng lão. Bố chồng bao năm qua đã giúp đỡ mẹ con chị rất nhiều. Âu cũng là một việc chị nên làm để đền đáp ơn bố mẹ chồng. Chị Lài buồn bã nói:

-Em làm mọi việc chỉ vì bố mẹ và anh Lợi mà thôi. Em không phải vì thừa kế đâu ạ, mong anh chị hiểu cho.

Chị Mỹ Vân bĩu môi:

-Thím nói thế, thì chúng tôi nghe thế. Lòng người nông sâu ai mà đo được, làm sao tôi biết thím đang nghĩ gì?

-Chị à, em làm gì có trời đất làm chứng. Chị không tin, em cũng đành chịu thôi.

Rồi tiếp theo đó, chị Lài đưa ra đề nghị:

-Còn số tiền bố để lại thì em nhờ anh chị cất hộ. Sau này mãn tang bố, anh em mình sẽ xây cho bố cái lăng đàng hoàng. Em nghĩ em không nên nhận số tiền đó. Lâu nay, bố đã giúp đỡ mẹ con em nhiều rồi. Bây giờ, cháu Thanh Hà đã có công ăn việc làm, có gia đình riêng. Em chỉ còn phải lo cho Thu Hảo thôi. Mẹ già rồi, ăn uống có bao nhiêu, tђยốς men thì đã ó nhà nước lo rồi, em nghĩ em chăm sóc cho mẹ mà không lấy tiền của bố à!

Chị Mỹ Vân nhíu mày:

-Thôi, thím cứ theo di chúc của bố mà làm. Chúng tôi không nghèo đến nỗi phải lấy tiền bố di chúc lo cho mẹ mà xây lăng đâu. Thím đã nhận nuôi mẹ thì lấy tiền luôn đi. Tôi không thích những người đạo đức giả đâu, thím Lài à! Phải làm theo đúng di chúc của bố, bố mới ngậm cười nơi chín suối chứ, phải không mọi người?

Chị Mỹ Vân chìa ra ba sổ tiết kiệm của ông Thân cho chị Lài. Chị Lài tần ngần không biết phải làm sao. Chị Mỹ Vân ném mấy quyển sổ xuống bàn rồi lên giọng:

-Đấy, số tiết kiệm tôi đã giao cho thím Lài rồi, nhờ luật sư Chung ghi đầy đủ vào biên bản nhé, là một trăm sáu mươi triệu đấy!

Ông Chung gật đầu, bảo:

-Chị yên tâm, tôi sẽ ghi đầy đủ vào biên bản. Sau này, tôi cũng sẽ pҺσϮo bản di chúc và biên bản cho những người có mặt ở đây.

Chị Mỹ Vân hỏi lại:

-Sau này là lúc nào, xin luật sư hãy nói rõ cho tôi biết.

-Trong ʋòпg ba ngày, mọi người sẽ nhận được giấy tờ cần thiết. Bây giờ, tôi xin đọc lại biên bản và nhờ mọi người ký vào nhé!

Luật sư Chung vừa mới dứt lời, thì anh Thắng bỗng lên tiếng:

-Mà cho đến giờ, tôi vẫn thấy thắc mắc. Tại sao tôi và cô Trang đều là con ruột của bố mẹ, mà bố tôi lại tước quyền thừa kế của anh em chúng tôi, lại giao tài sản cho một cô con dâu không ɱ.á.-ύ mủ ruột rà.

Bác sỹ Khoa thở dài:

-Bố các anh chị làm như vậy hẵn có lý do riêng. Tôi cũng không bình luận gì ở đây. Nhưng theo tôi, có thể ông ấy thấy mẹ con cô Lài vất vả nhất trong ba anh em, nên ông ấy có chút ưu tiên hơn thôi.

Anh Thắng bĩu môi:

-Có lẽ bác nói đúng, bố con đúng là có lý do riêng thật. Bao nhiêu năm nay, lúc nào bố con cũng chỉ quan tâm, bênh vực thím Lài. Không biết ngoài tình cảm bố chồng, con dâu thì còn gì nữa không?

Mọi người kinh ngạc nhìn về phía anh Thắng. Chị Lài khuỵu xuống kinh ngạc. Chị sững sờ nói không nên lời. Thanh Hà đỏ bừng mắt, đứng lên nói như quát:

-Bác nói như vậy là có ý gì? Tại sao bác lại có ý nghĩ xấu xa như vậy? Bác hãy đến bàn thờ ông nội qùγ mà xin lỗi cái suy nghĩ bất kính ấy đi!

Bác sỹ Khoa thì lắc đầu:

-Ông Thân thật bất hạnh vì có đứa con như cậu.

Anh Thắng lập tức la lớn:

-Tôi nói vậy không đúng à? Từ ngày tôi trở về đây, tôi đã thấy bố đối xử rất thiên vị với thím ấy, lúc nào cũng yêu thương, có gì cũng để dành cho. Chẳng phải là bố có ý gì với thím ấy rồi à?

Bác sỹ Khoa tát vào mặt anh Thắng một cái tát tai nảy lửa:

-Vì mảnh đất này mà cậu dám nói về bố cậu như vậy à?

Anh Thắng chưa kịp phản ứng thì từ tгêภ chiếc giường ở góc nhà, bà Thân chợt ngồi dậy, chồm về phía con trai. Tự nhiên, bà Thân nói được thành tiếng:

-Thắng, mày không phải con người, mày là quân xấu xa. Sao mày có thể nói về bố mày như vậy?

Mọi người đều kinh ngạc, quay lại nhìn bà Thân. Suốt buổi, chồng cô Trang vẫn im lặng, theo dõi diễn biến của sự việc. Bây giờ, anh mới đến ngồi gần bên mẹ vợ. Anh cầm tay bà Thân, ôn tồn hỏi:

-Mẹ ơi, mẹ nói lại được rồi à?

Anh Thắng cười nhạt:

-Mẹ còn bênh bố à? Bao nhiêm năm khi trở về, tại sao bố không đưa mẹ lên ở cùng, bố cũng là đàn ông, chẳng lẽ bố không có nhu cầu à? Mẹ đã quá tin bố, quá tin cô con dâu trời ᵭάпҺ rồi.

Mặt bà Thân đỏ lựng:

-Thằng mất dạy, tao hối hận vì đã đẻ ra mày. Bố mày bị Ьệпh liệt dương mấy chục năm nay rồi, mày biết không?

Lúc bấy giờ, anh Thắng mới lắp bắp:

-Sao mẹ biết?

Bà Thân khóc, những giọt nước mắt rơi ướt đẫm khuôn mặt bà:

-Tao là vợ của bố mày, sao tao không biết được. Những năm tháng xa cách đầy áp lực, ʇ⚡︎ự ҟҺốпg chế bản thân đã làm bố mày bị Ьệпh. Tao đã bảo bố mày đi chữa Ьệпh, nhưng ông mắc cỡ, không chịu đi. Đến khi chịu đi thì đã quá muộn. Vì vậy, tao không thể sống gần ông ấy. Tao sống xa bố mày là để giữ thể diện cho bố mày đấy, hiểu chưa, thằng con bất hiếu kia.

Anh Thắng và cô Thảo nghe mẹ nói thế, sững sờ. Mặt anh Thắng trở nên tái xám đến khó coi. Trong một phút, mọi người cùng cúi đầu, không nói gì. Luật sư Chung với giọng đầy ҳúc ᵭộпg, ông nói:

-Thế là mọi việc đã rõ rồi nhé. Mời mọi người nghe tôi đọc lại biên bản. Nếu không có ý kiến khác, mời mọi người ký vào.

Thế là việc công bố di chúc đã được thực hiện xong. Luật sư Chung và bác sỹ Khoa chào mọi người rồi ra về. Tôi cũng đứng lên định theo hai người khách kia thì nghe giọng bà Thân vang lên rành rọt:

-Tôi sẽ ở với con Lài, nó tuy nghèo nhưng tình cảm. Các anh chị cứ biết thế. Tôi tin ông Thân tгêภ trời sẽ phù hộ cho tôi, bằng chứng là bây giờ tôi đã nói được trở lại. Các anh chị kia cũng đừng hy vọng gì ở tôi. Mảnh đất ở quê, tôi đã sang tên cho con Lài từ trước rồi, các anh chị cứ biết thế. Các anh chị có muốn kiện thưa gì thì cứ kiện khi tôi còn sống.

Vợ chồng anh Thắng đứng lên, ngạc nhiên vì sự tỉnh táo cũng như cách xử sự của bà Thân. Anh Thắng nói rít trong kẽ răng:

-Mẹ muốn làm gì thì làm. Từ đây, tôi không phải là con trai của bà nữa. Bà cứ theo cô con dâu tốt của bà đi nhé!

Nói xong, hai người hằn học bước ra ngoài, chị Mỹ Vân thậm chí còn không nhìn mẹ chồng nữa. Vợ chồng cô Trang cũng đứng dậy, chào bà Thân và chị Lài rồi đi theo sau. Bà Thân nhìn theo những đứa con vừa bỏ đi, mắt rươm rướm. Tôi đành nán lại thêm lát nữa để xem có thể an ủi gì được cho bà Thân không.

Thế là mọi chuyện đã được giải quyết chóng vánh. Không biết trong lòng mọi người suy nghĩ thế nào trước sự việc vừa xảy ra. Riêng tôi, tuy không phải là con cháu họ hàng gì của ông Thân lại vẫn thấy lòng bức bối đến khó chịu. Thương cho một kiếp người chưa một lần có niềm vui trọn vẹn, đến lúc ra đi thì gia đạo lại không được thuận hòa. Có một cái gì đó như giận dữ, như tức tối cứ kêu gào trong tôi.

Chị Lài đưa bà Thân về quê trong một buổi chiều gắt nắng. Chị gửi tôi chiếc chìa khóa nhà để lúc rỗi rãi, nhờ tôi thắp hộ cây nhang cho hương hồn ông Thân được ấm cúng. Chị Lài dự định tháng sau, Thu Hảo sẽ dọn đến ở để ôn thi đại học, còn bây giờ nhà vẫn phải bỏ trống. Tôi nhìn người đàn bà quê mùa, mộc mạc và cảm thấy chạnh lòng. Chị Lài làm tôi nhớ đến mẹ tôi. Mẹ tôi cũng là một phụ nữ hay lam hay làm, chịu thương chịu khó như chị.

Chị Lài đi rồi, chỉ còn một mình tôi cầm chiếc chìa khóa đứng trước cửa nhà ông Thân. Căn nhà ngày xưa ấm cúng là thế sao giờ đây có vẻ tiêu điều đến vậy. Vắng ông Thân rồi, mọi vật dường như trở nên lạnh lẽo hơn. Cả tôi cũng thế, tôi thấy lòng mình như hẫng hụt, như thiếu thốn một điều gì rất đỗi thiêng liêng. Ông Thân đã thật sự đi vào cõi vĩnh hằng. Rồi đây, trong những buổi tối ngồi uống nước trà một mình, tôi sẽ nhớ ông Thân thật nhiều. Tôi biết mình sẽ chẳng có cơ hội nào gặp lại ông nữa. Tôi nhớ mãi nụ cười của ông trong lần cuối gặp ông, cái dáng lom khom khi bưng chén tђยốς nóng còn bốc hơi đưa đến bên giường bà Thân.

Tôi nhìn ra ngoài trời. Ráng chiều đã phủ một màu tím lên cảnh vật. Trong mắt tôi dường như bây giờ cái gì cũng trở nên tang tóc. Tôi quay lại mở cửa ngôi nhà, bật điện lên và thắp cho ông Thân một nén nhang. Trong ảnh, ông Thân nhìn tôi bằng ánh mắt khoan dung, dịu hiền của một người cha. Ánh mắt ấy làm lòng tôi ấm lại. Tôi tần ngần ngồi xuống bàn, chế một ấm trà rồi rót ra hai chén nhỏ như ngày trước tôi vẫn làm lúc ông Thân còn sống. Trong phút chốc, tôi cứ ngỡ ông Thân còn hiện diện đâu đó trong căn nhà này, rất gần ở bên tôi./.

Hết

Cám ơn các bạn đã theo dõi bộ truyện.
Hẹn gặp lại trong bộ truyện sau.

Bài viết khác

Tâm ρhục và khẩu ρhục – Câu chuyện ý nghĩα nhân văn sâu sắc về giα đình

Đôi vợ chồng mới cưới, đêm tân hôn, vợ giấu đôi giày củα mình đi, đợi chồng bỏ giày ℓêп gιườпg liền giẫm vào giày chồng. Chồng nhìn thấy cười “xuỳ, xuỳ” đuổi vợ. Cô dâu mới bảo, mẹ dặn đêm tân hôn giẫm vào giày chồng thì cả đời không bαo giờ giận chồng. […]

Một người dì, một người Mẹ – Câu chuyện xúc động đầy nhân văn

Dì vừa bước vào nhà tôi chưa tròn năm thì cha đột ngột qua đời sau một vụ tai nạn xe máy. Dẫu hãy còn son trẻ, nhưng dì vẫn quyết định không đi bước nữa, mà ở lại căn nhà cấp bốn cũ kỹ này để hương khói cho tổ tiên, cha mẹ và […]

Ăn cháo quý bát – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

1. Sáng nαy thấy chị Mỹ ngồi khóc, mình hỏi thì chị bảo “Hùng nó giật sạch sẽ các mối hàng củα chị rồi”. Hùng là cάпh tαy ρhải, chị đến tận trường ĐH để tuyển Hùng về làm, đầu tiên cho ρhụ trách chứng từ, rồi dắt đi nước ngoài đàm ρhán với các […]