Thương một kiếp người 10

Phạm Thị Xuân
CHƯƠNG 10

Đúng lúc ấy, bác sỹ Khoa và một người đàn ông nữa xuất hiện trước cổng nhà ông Thân. Trông thấy tôi đang tưới mấy chậu lan, bác sỹ Khoa ra hiệu gọi tôi. Chỉ chờ có vậy, tôi vào mặc chiếc quần dài vào và sang nhà ông Thân ngay. Tôi cũng đang nóng lòng muốn biết các tình tiết tiếp theo của câu chuyện.

Ở nhà ông Thân, mấy người con ông đều rất ngạc nhiên vì sự có mặt của chúng tôi. Anh Thắng có vẻ không hài lòng:

-Hôm nay, gia đình chúng tôi có chuyện bàn bạc. Không biết các bác với anh đây có việc gì mà đến đột ngột như vậy ạ? Nếu không có gì quan trọng, mời mọi người về cho. Chúng tôi hẹn sẽ tiếp đón vào dịp khác.

Người đi cùng bác sỹ Khoa là luật sự Chung. Ông Chung lên tiếng;

-Hôm nay tôi đến đây là muốn công bố di chúc của ông Thân!

Vợ chồng anh Thắng cùng kêu lên:

-Di chúc?

Ông Chung điềm đạm:

-Đúng rồi, là di chúc của bố các anh chị!

Giọng anh Thắng bực dọc:

-Sao bây giờ ông mới công bố? Chúng tôi đã lục tìm nhưng có thấy gì đâu?

Ông Chung gật đầu:

-Di chúc này làm cách đây gần năm. Ông Thân đã căn dặn chỉ được công bố sau khi gia đình lo xong hậu sự cho ông.

Chị Mỹ Vân bĩu môi:

-Sao ông đến đúng lúc vậy?

Thấy mọi người nhìn mình, chị Mỹ Vân đỏ mặt lên. Chị giải thích:

– Là tôi nói đúng lúc cả nhà đông đủ?

Ông Chung cười mỉm, không trả lời. Rồi ông quay sang bác sỹ Khoa và tôi:

-Đây là hai người làm chứng của tôi, bác sỹ Khoa và thanh tra Hùng. Hôm nay, tôi xin phép công bố di chúc của ông Thân đến các người có liên quan đến thừa kế.

Thì ra gần đây, ông Thân cũng đã ý thức được tình trạng sức khỏe của mình. Cách đây hơn một năm, ông Thân đã nhờ luật sự Chung tư vấn và lập một tờ di chúc. Di chúc của ông Thân đã được công chứng và được lưu giữ tại cơ quan công chứng của thành phố. Trong di chúc, ông Thân để lại mảnh đất và ngôi nhà đang ở cho ba mẹ con chị Lài. Còn toàn bộ số tiền tiết kiệm được trong suốt mấy chục năm làm việc cật lực và tằn tiện dành dụm, ông Thân để lại cho người nào (con, dâu, cháu đều được) bằng lòng thay ông chăm sóc bà Thân cho đến cuối đời. Chao ơi, vậy là trước đây ông Thân từng có dự cảm về sự ra đi của mình, thế mà con cái ông không hề hay biết. Kể cả tôi cũng vô tâm, trong lần trò chuyện trước khi đi tham quan, là lần cuối cùng tôi gặp mặt ông Thân, khi ông còn sống, tôi không hiểu ý của ông. Tuy vậy, dù sao ông Thân cũng đã làm được những điều cần thiết mà ông muốn làm. Ông Thân cũng đã lường trước những tình huống có thể xảy ra, sự tranh giành thừa kế của các con ông, sau khi ông mất. Có thể nhờ thế, ông Thân có thể thanh thản ra đi, bỏ qua hết mọi ưu phiền trong cuộc sống.

Việc ông Thân để lại mảnh đất và ngôi nhà cho chị Lài là một đòn đau giáng vào vợ chồng anh Thắng. Hai người đã ngỡ cầm chắc nửa mảnh đất trong tay, có ngờ đâu nó lại trôi ŧυộŧ như vậy. Đất đai bây giờ đang là thời điểm tăng giá vùn vụt, vậy mà ông Thân lại ưu tiên cho cô con dâu góa chồng. Chị Lài mới qua tuổi bốn mươi, chắc gì sau này chị sẽ ở vậy, hay một ngày nào đó, chị Lài lại đi lấy chồng thì có phải đất đai nhà ông Thân sẽ thuộc về người ngoài không. Vợ chồng anh Thắng cũng là con ruột và dâu của ông Hân, vì sao họ không được thừa hưởng một phần trong số đất đai đó chứ. Cô Trang cũng rất bất ngờ vì tờ di chúc, ai mà đoán thế sự lại có thể thay đổi như vậy chứ. Nhưng những người con ông cũng chẳng có lý do gì để nghi ngờ tính hợp pháp của tờ di chúc. Cũng đúng, chẳng lẽ một người đã từng làm thanh tra như ông Thân lại không biết các thủ tục pháp lý. Vợ chồng anh Thắng và cô Trang đành ngậm bồ hòn làm ngọt, nhưng trong thâm tâm họ vẫn muốn liên kết với nhau tìm cách khác để chiếm lại mảnh đất của ông Thân.

Chị Lài được quyền thừa kế ngôi nhà nhưng chị cứ ngần ngại không dám nhận. Chị Lài cho rằng chị đã có một ngôi nhà ở quê, dù không phải to lớn gì nhưng cũng đủ cho mẹ con chị sống. Hơn nữa, các con chị đều là con gáι, sau này chúng đều đi lấy chồng rồi, một mình chị làm sao quán xuyến được cả hai ngôi nhà. Chị Lài nghĩ con cái ông có đến ba người, không lẽ cái gì chị cũng dành về phần mình. Vả lại, chị Lành không có con trai, hết đời chị rồi, ai sẽ nhang khói cho ông bà. Dẫu hoàn cảnh chị có khó khăn thật nhưng giấy rách phải giữ lấy lề, chị không muốn bị người đời dèm pha, chê cười chị là người không hiểu chuyện. Chị Lành là người ít học nhưng lễ nghĩa thì lúc nào chị cũng giữ gìn. Tôi phải ρhâп tích hơn thiệt ý ông Thân cho chị nghe, thời nay không còn ρhâп biệt nam nữ, con gáι mà có nghĩa thì cũng còn hơn con trai. Thanh Hà cũng ở bên động viện mẹ, chị Lài mới đồng ý thực hiện theo di chúc .
Nhưng sau khi di chúc được công bố thì cô Trang nói ngay:

-Em nhận thấy lúc nãy chị Mỹ Vân nói rất có lý, hơn nữa không thể để mẹ tháng này ở với người này, tháng lại ở với người khác được. Em xin nhường việc chăm sóc mẹ lại cho vợ chồng anh Thắng.
Nghe em chồng nói thế, chị Mỹ Vân lại đốp chát ngay:
-Tôi thấy lúc nãy cô Trang rất thiết tha với việc chăm sóc mẹ, sao bây giờ lại thối lui thế. Có phải vì mảnh đất này đã thuộc về người khác không?

Cô Trang cũng không vừa:
-Chị nghĩ sao cũng được. Nếu anh chị không vì lý do như em, anh chị có thể chăm sóc mẹ suốt đời mà. Chăm mẹ vừa được tiếng, lại được hưởng số tiền tiết kiệm bố để lại nữa đấy!

Chị Mỹ Vân bĩu môi:
-Cô tưởng số tiền ấy lớn lắm đấy chắc, nếu lấy để thuê osin cũng chỉ được vài năm. Còn chưa kể những khoản chi phí khác. Tôi không cần tiếng tăm gì cả. Cô có muốn được tiếng thì mang mẹ về chăm sóc đi.
Cô Trang lắc đầu thất vọng:

-Bố mẹ mà chị tính toán chi li đến vậy à?
Chị Mỹ Vân chắt lưỡi:
-Thì cũng phải tính toán, không mọi người lại tưởng chăm bà là hời lắm. Nhà tôi giờ cũng chẳng có dư phòng nào, đưa mẹ về biết cho mẹ ở đâu.
-Thế hôm nọ đến nhà anh chị chơi, em thấy có một phòng tгêภ tầng hai còn trống đó sao?

Chị Mỹ Vân nhảy lên như đĩa phải vôi:
-Cô cũng ghê thật nhỉ, để ý mọi thứ trong nhà người ta. Đúng là trước đây còn căn phòng đó. Nhưng con trai tôi vài năm nữa, nó sẽ lấy vợ, có con, lúc đó chúng nó sẽ ở đâu?
-Sao chị lo xa quá vậy?
Chị Mỹ Vân đưa cái nhìn sắc lẽm nhìn về cô em chồng:

-Cô muốn thì sao không mang mẹ về nuôi? Cứ phải đẩy cho tôi?
Cô Trang thở dài:
-Nếu như em mà có nhà riêng, em sẽ đưa mẹ về chăm sóc. Các anh chị cũng biết rồi, em đang ở với bố mẹ chồng, làm sao mà nuôi mẹ. Giá như bố cho em căn nhà này thì có phải tiện cả đôi đường không? Mà em cũng không hiểu sao bố lại xử sự như thế?

Chị Vân bực dọc đứng lên:
-Mà thôi, tôi cũng chẳng có thời gian đâu, anh em cô tính sao thì tính đi! Không thì đưa mẹ vào viện dưỡng lão đi! Lấy số tiền bố để lại trả cho viện, lúc nào thiếu thì ba anh em góp tiền lại để lo cho mẹ. Tôi thấy như vậy là hợp lý nhất.

Mọi người, người này đùn đẩy cho người kia, với nhiều lý do khác nhau, không ai muốn nhận việc chăm sóc bà Thân, khác với lúc ban đầu vào họp. Đợi cho mọi người có ý kiến xong, chị Lài mới lên tiếng:
-Em đã nói từ đầu, mẹ ở với em là phù hợp nhất. Mẹ tuy là mẹ chồng nhưng sống bao năm với nhau, tình cảm giữa mẹ và em không chỉ là tình cảm mẹ chồng nàng dâu. Em xin anh chị Thắng và em Trang đừng đưa mẹ vào trại dưỡng lão, Ϯộι cho mẹ lắm!

Chị Mỹ Vân chỉ tay vào mặt em dâu:
-Tôi đưa mẹ vào viện dưỡng lão chứ có phải đưa mẹ vào chốn rừng thiêng nước ᵭộc đâu mà thím nói là Ϯộι nghiệp. Ở đó, có bác sỹ γ tά, người ta chăm mẹ bằng mười thím chăm nữa kia!
Chị Lài rưng rưng nước mắt:

-Em không biết ở viện dưỡng lão tốt như thế nào. Nhưng em nghĩ lúc về già, mẹ chỉ thích ở với con cái chứ không muốn ở với người lạ đâu. Chị Mỹ Vân, em xin chị đấy!

-Hay là cô muốn số tiền bố để lại nên muốn chăm bà chứ gì?

-Không phải đâu chị ơi!

Cô Trang đến gần bên chị Lài:

-Chị có lòng như vậy, em biết ơn lắm. Em đồng ý để mẹ sống với chị Lài.

Anh Thắng gật đầu:

-Tôi thấy vậy cũng là hợp lý rồi. Thím Lài tuy phận dâu, chồng lại mất nhưng bố đã cho thừa kế nhà cửa đất đai thì cũng cần phải có trách nhiệm với gia đình chồng.

(Còn tiếp)
PTX

Bài viết khác

Hạnh ρhúc muộn củα Chα – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Chα tôi làm nghề ᵭάпҺ xe bò. Mẹ tôi bỏ chα con tôi theo một người đàn ông giàu có. Với chα, tôi và chiếc xe bò là tất cả giα tài. Tôi lớn lên trong chiếc áo bông cũ sờn củα chα và tiếng bước chân bò lịch kịch kéo xe. Tôi chưα hề […]

Tên của người không quan trọng, đơn giản hãγ gọi người là Mẹ

Có một đứa bé sắρ chào đời. Nó bèn hỏi Thượng Đế: – Họ nói ngàγ mai Người sẽ đưa con xuống trần gian, nhưng làm sao con sống nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế nàγ? Thượng Đế đáρ: – Trong số những thiên thần, ta đã […]

Chịu thiệt được Phúc, suy ngẫm một câu chuyện ý nghĩα đầy tính nhân văn

Ngày xưα, người tα tính 1 cân là 16 lạng, nửα cân là 8 lạng, nên có cách nói “kẻ tám lạng, người nửα cân”, ý nghĩα là hαi Ьên ngαng ngửα nhαu, không αi kém αi. Vào thời mà người xưα còn tính theo kiểu 1 cân là 16 lạng ấy, có hαi hiệu […]