Tâm trạng người già – Già yếu là điều không thế tránh khỏi, vậy sống như thế nào mới tốt ?

Rồi ai cũng phải già, người xưa bảo “thất thập cổ lai hi”, có nghĩa qua tuổi 70 đã gọi là già, hiếm.

Tuổi già khó vui, sức khỏe suy sụp, trí óc không còn minh mẫn như thời trẻ tuổi, hoạt động cũng vụng về, lóng ngóng và kéo theo nhiều nỗi buồn đau khác nữa.

Người già, con cháu đã lớn, họ không còn quyền uy trong gia đình như thời xưa khi họ cố sức làm việc để nuôi nấng các con. Họ cô đơn trong chính ngôi nhà của họ. Nhất là những người đàn ông phải chịu cảnh vợ đã qua đời, chẳng còn ai để cùng sống với tuổi già.

 

 

Con cháu lớn lên có gia đình riêng phải lo, phải làm việc để xây dựng tương lai, có các con phải chăm sóc nên nhiều lúc người con quên mất mình còn một người cha.

Người già cô độc với những nỗi buồn không được chia sẻ. Họ đến cùng bè bạn để tâm sự đôi điều, nhưng cũng chẳng bao giờ nói hết được nỗi lòng.

Dù đang ở trong ngôi nhà do chính tay mình tạo dựng, dù không lệ thuộc kinh tế, tiền bạc của con cái, nhưng khi có việc nhờ con, người già phải xem sắc mặt, tâm trạng buồn vui của con mới dám mở lời.

Người già lắm bệnh, nhưng những khi bệnh thông thường thì tự ý đi bác sỹ, một mình đi mua thuốc chứ ít khi làm phiền đến con. Đến khi bệnh nặng, đau đớn quá mới nhờ đến con giúp đỡ.

Không phải các con không có hiếu với cha mà người già không muốn làm phiền đến con cái. Chuyện gì làm được thì tự làm. Tuổi già trí óc bắt đầu lộn xộn nên lắm lúc thường làm hư cái này, bể cái kia, hỏng cái nọ.

Nếu có được con thông cảm thì hạnh phúc, nhưng gặp đứa trách móc thì cũng đành im lặng mà chịu trận.

Nỗi cô quạnh của người già chỉ mong có một lời thăm hỏi, khi đau ốm mong được có người chăm lo.

Nhưng thời nay, ai cũng bận rộn với công việc, ai cũng cố gắng miếng cơm manh áo nên người già cảm thấy tủi thân khi không được một lời quan tâm. Thường chỉ là một câu hỏi rồi thôi, người già sống như thế nào, ăn uống ra sao, sức khoẻ có vấn đề chi không, con cái ít để ý.

Do vậy, người già sống lầm lũi, như cái bóng, như kẻ ở trọ trong căn nhà mình.

Đã qua tuổi 70, dù có nhà cửa đàng hoàng và kinh tế có còn tự lo được, nhưng tôi quyết định sẽ tìm một nhà dưỡng lão có đủ điều kiện theo mình yêu cầu để sống những năm tháng cuối đời.

Ở đó tôi sẽ được chăm lo cơm ngày 3 bữa, không còn cảnh cơm hàng cháo chợ.

Ở đó sẽ có người lo thuốc men, chăm sóc khi trái gió trở trời.

Ở đó tôi không còn nghĩ là gánh nặng cho các con để chúng toàn tâm lo cho các con của chúng.

Tôi đã làm tròn trách nhiệm với các con, tôi không nghĩ đến chuyện chúng phải báo hiếu, phụng dưỡng tôi lúc run rẩy vì chân yếu, kén ăn vì tuổi già. Nước mắt chảy xuôi mà, người ta đã nói thế.

Tôi đã đến nhà dưỡng lão Củ Chi, chỗ ấy cũng được nhưng xa quá, tôi sẽ không còn được gặp gỡ bạn bè.

Tôi đang cố tìm một chỗ ngay trung tâm thành phố để tuổi già còn kiếm được niềm vui. Hôm trước có một anh bạn dự định mở một nhà dưỡng lão ở Hàng Sanh, vừa nghe tôi ủng hộ liền nhưng chắc kế hoạch này còn phải chờ một thời gian nữa.

Tuổi thanh xuân đã qua rồi, giờ đã lên hàng Lão, về thu xếp lại cũng là vừa.

Đỗ Duy Ngọc

Bài viết khác

Chuyện nhân quả nhà cụ Cả – Câu chuyện xúc động ý nghĩa

Thức Nguyễn Tháng chạp năm 1980 tôi lên Bắc Ninh thăm Bố. Bố tôi gốc Hà nam nhưng lên lập nghiệp tгêภ đó. Buổi sáng trời rét đậm sương muối tê buốt cóng tay. Tôi theo Bố ra chợ mặc dù trời đã rét lại còn mưa bụi.đến chợ người mua kẻ bán tấp nập […]

Quà muộn – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc, những ai biết yêu thương sẽ sống đẹp hơn

Căn nhà được quy giá tɾị ɾα vàng, αi ở lại thì đưα cho người kiα một nửα. Xe, tivi, tủ lạnh.. tất cả đều chiα đôi. Sự ρhân chiα êm thấm và αi cũng sẵn sàng nhường cho người kiα hơn một chút. Chỉ còn lại Thu và tôi. Áo quần củα hαi chị […]

Yêu thương là như thế đó – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Cả nhà ngồi xem TV, chị gái tôi đột nhiên cúi xuống gầm bàn nhặt điều khiển, anh rể lập tức úp tay vào mặt dưới của bàn. Quả nhiên lúc chị tôi ngẩng lên, vừa hay cụng đầu vào tay anh tôi. Một ngày đông, tôi đang loay hoay mặc áo thì anh đã […]