Sóng gió cuộc đời 4

Tác giả:
#NguyễnthanhMai.

Bà Nhân đang buồn bã mệt mỏi. Mấy hôm thời tiết lạnh, bà vẫn ốm, cổ họng cứ ngứa và vẫn ho lắm. Nhưng thấy Lam về bà Nhân mừng phát khóc và thấy khỏe hơn, không bị ho nhiều nữa.

Bà bảo:
– Con ơi! Thôi giờ ở nhà với Bu. Mẹ con rau cháo có nhau.
Ở nhà thôi. Năm nay mày cũng lớn rồi. Cái Lành nó lên Hà Nội ở với con trai nó.
Cái Lam lắc đầu:
– Con chỉ về quê thăm Bu thôi, rồi con vẫn ra Quảng Ninh làm để góp tiền giúp Bu. Chúng nó lấy chồng kệ chúng nó chứ. Duyên ai nó chờ người ấy. Riêng con chưa muốn lấy chồng đâu. Con cũng không ở nhà chị Cả nữa đâu. Chị ấy đối xử với con như kẻ thù.

Bà Nhân ngạc nhiên gặng hỏi. Bà rào trước, đón sau dò xét:
– Con phải nói thật cho Bu biết:
Bu còn rất nhiều điều muốn hỏi con đây: Có phải con ham chơi với lũ bạn, không chịu làm việc. Chị Cả bảo ban lại không nghe, cãi lại chị và ăn trộm hết tiền buôn bán của nó, rồi bỏ sang Trung Quốc?

Cái Lam ngạc nhiên khóc tức tưởi. Nó ôm đầu kêu lên:
– Bu ơi, Bu đẻ ra chị em con, tính nết ai như thế nào thì Bu phải biết chứ? Không biết là con có phải em gáι ruột của chị ấy không. Mà đối xử với con tàn nhẫn thế ?
Ngày nào con cũng gánh đất đổ nền nấp ao cho chị. Tối đến phải vo,đãi đỗ, ủ làm giá đỗ. Đến 11-12 h đêm mới được ngủ.
Con chỉ xin phép nghỉ mỗi nửa ngày, để đi sinh nhật cái Bình . Con chơi với toàn đứa chịu khó chứ có lêu lổng như em chồng chị ấy đâu? Chị không cho đi thì thôi.
Chị lại túm tóc ᵭάпҺ, vất hết quần áo của con ra bờ sông, đuổi con ra khỏi nhà giữa đêm tối.

Bà Nhân bàng hoàng sửng sốt:
– Có thật nó đối xử với con thế không?

Cái Lam vừa gạt nước mắt vừa nói:
– Đúng vậy mà, con không dám nói điêu cho chị ấy đâu? Con gặp được cái Tuyền, con nhà bác Hồng ở huyện Thanh Miện, cũng lên đây làm kinh tế mới. Nó dẫn con về ở nhờ. Hai vợ chồng bác ấy giúp đỡ con. Xin cho con và cái Tuyền làm than ở công ty HỘI NGƯỜI MÙ. Công việc ổn định rồi.

Con sợ Bu buồn và lo lắng, nên con im lặng không nói gì. Con cũng định làm thêm một năm sau, có món tiền rồi mới về thăm Bu.

Bà Nhân nghe Lam kể, bà thương nó quá. Bà bảo:
– Bu không ngờ con gáι Cả của nhà mình mà nó lại khốn пα̣п với em gáι nó thế. Nó nói ráo hoảnh, Bu đã nghi ngờ rồi. Bu lên đấy tìm con mà chưa kịp gặp đã bị ốm ho.

Cái Lam nói tiếp:
– Bu ơi, gã chồng chị là tay lười biếng, chuyên ɾượu chè và cục súc. Còn cái Hoạ cô em chồng thì lười, dày ăn mỏng làm. Chính hôm chị Cả đuổi con đi nó cũng biết. Được một thời gian sau: nó vơ vét ăn trộm hết tiền của chị Cả rồi nó bỏ trốn sang Trung Quốc. Chị ấy lại đổ tiếng sang con.
Con Làm ở bãi than của công ty HỘI NGƯỜI MÙ cũng ở Cẩm Phả chứ đâu xa?
Có điều là con tránh mặt, không qua lại gì nhà chị ấy nữa. Chị tưởng con lang thang đêm tối thế sẽ bị lừa bị ๒.ắ.t ς-.ó.ς bán sang Trung Quốc chứ gì? Con ʇ⚡︎ự nhủ rằng: Trong đời con, không bao giờ có người chị gáι ấy nữa.

Bà Nhân chỉ biết thở dài buồn bã thương con. Bà thương con Lam có tâm , thật thà chăm chỉ.
Bà thương chị Cả bị nghiệp báo từ kiếp nào chắc giờ nó phải gánh. Rồi có ngày nó sẽ ân hận và trả món nợ ân tình với em nó thôi. – Bà nghĩ thế và ʇ⚡︎ự nhủ rằng:
“Mình sẽ đi Chùa kêu khấn mong cho tâm nó tỉnh ngộ”!

Lam ở nhà với Bu và chị Lành mấy hôm, rồi nó lại xin phép Bu nó đi làm việc ở bãi than.
Bà Nhân dù muốn giữ nó ở nhà để gả chồng, nhưng nó cương quyết không nghe.
Nó lại lên phòng trọ ở cùng cái Tuyền và chúng nó vẫn làm.
Nó vẫn tránh gần gũi tiếp xúc với anh Hoàng. Nó một lòng vuôn vén tình yêu cho bạn.

Ba năm nữa trôi qua, Lam và Tuyền đã đều 22 tuổi. Mưa dầm lâu cũng thấm đất. Tình cảm của Tuyền đã làm anh Hoàng suy nghĩ. Lam một mực rửng rưng tránh xa. Cuối cùng Hoàng đành chấp nhận yêu và lấy Tuyền.

Một năm sau, Hoàng và Tuyền đã sinh được con trai. Năm ấy là 23 tuổi, Lam lại về quê thăm Bu. Bà Nhân sốt ruột nói:
-Những đứa ở xóm làng bằng tuổi mày, chúng nó lấy chồng hết rồi đấy . Mấy đứa con bế con bồng cả rồi. Còn mày không chịu yêu đứa nào rồi lấy chồng đi? Mày định làm bà tổ cô ૮.ɦ.ế.ƭ già hở?
Bu có ૮.ɦ.ế.ƭ cũng không yên lòng nhắm mắt.
Các cụ có câu: “Giàu con út, Khó con út “! Bu thương mày nhất nhà. Nếu mày thương Bu, năm nay lấy ai thì lấy đi nhé?

Các cụ thời ấy ở nông thôn cứ từ 22 đến 25 tuổi mà chưa có ai đã bị coi là Ế chồng rồi!

Cái Lam nói cho Bà yên tâm:
– Vâng, năm nay rồi con sẽ lấy!

Đúng như Trời sui đất khiến. Lam rất nhiều người muốn yêu, chứ không phải nó ế đâu:
” Ở công ty HỘI NGƯỜI MÙ và Thái Bình, Nam Định, cũng hai anh muốn yêu. Công ty mỏ than Cẩm Phả Quảng Ninh, có hai anh nữa ở Tiên Yên Ba Chẽ, rất đẹp trai, chịu khó nhờ người mai mối hỏi. Mà nó đều không muốn. Không gặp và không chuyện trò gì với ai.

Gần khu bãi than, có anh người dân tộc Sán Dìu vừa cao ráo đẹp trai, vừa biết hát và gảy đàn ghita. Anh nói tiếng dân tộc Kinh rất thành thạo. Không ai nghĩ là người dân tộc Sán Dìu.

Ngày nào anh cũng đến gần gũi và gặp gỡ. Lam như gặp tiếng sét ái tình. Nó ưng bụng anh người Sán Dìu này rồi.
Hai đứa yêu nhau, nó thấy có tình cảm với người này. Vì anh ta rất thông minh thật thà trong sáng.

Nhưng Lam vẫn hơi ngại họ là người dân tộc lạc hậu, không khôn ngoan như người Kinh. Phong tục tập quán cũng khác nhau. Họ uống rất nhiều ɾượu.
Nó hỏi ý kiến bà Nhân không đồng ý cho lấy chồng dân tộc Sán Dìu. Mà lại ở xa xôi biệt lập như thế. Bà Nhân chỉ muốn nó về quê lấy chồng để được gần bà.

Các cụ ngày xưa cứ quan niệm rằng:
-“Có con mà gả chồng gần.
Có bát canh cần nó cũng mang cho.
Hoài con mà gả chồng xa
Trước là mất giỗ, sau là mất con”.

Rồi bà lẩm bẩm đọc:
– Vai khoác tay nải qua sông ,
Mẹ gọi mặc mẹ, theo chồng cứ theo!

Trong đầu óc nó hình dung ra cảnh người mẹ bên kia sông, thương nhớ gọi con, mà con khoác tay nải quần áo theo chồng. Bỏ mặc người mẹ già côi cút ở bên kia bờ sông gọi con…

Tính nó ռ-ɦ-ạ-.ყ ɕ.-ả.ɷ, ʇ⚡︎ự nhiên nó ҳúc ᵭộпg trào nước mắt.
Hôm sau lên Quảng Ninh, gặp lại anh người yêu kia, nó trả lời anh người Sán Dìu rằng:
-Anh thông cảm cho em. Em chưa lấy chồng. Bu em già yếu rồi như ngọn đèn trước gió. Bu em bảo lấy chồng xa xôi quá nên không cho phép. Em phải về quê chứ Bu em không cho sống mãi ở đây được. Anh tìm người khác phù hợp hơn nhé. Anh tha lỗi cho em. Chúng ta có duyên mà không có phận.

Anh người Sán Dìu vô cùng buồn bã, anh bị xốc, bị ốm một thời gian. Tuy là người dân tộc nhưng anh văn minh chứ không lạc hậu đâu? Sau đó anh hồi phục sức khỏe, anh cũng phải đi bộ đội.
Nhưng anh đi bộ đội một thời gian rồi. Anh vẫn lặp lại nỗi buồn và ốm tương tư. Lúc nào anh cũng tưởng tượng ra hình bóng Thanh Lam trước mặt. Anh sinh ra tâm thần hoang tưởng. Anh toàn nói nhảm và lúc nào cũng gọi tên Thanh Lam.

Thủ trưởng đơn vị cho anh về. Anh vẫn tìm gặp Lam.
Cái Lam một lần nữa lại rung động trái tιм. Không phải nó rung động vì nó, mà vì nó thương người ta. Người ta vì mình mà ra nông nỗi ấy. Nhưng còn Bu nó…

Nó giống như người đang đứng ở ngã ba đường, không biết rẽ ngả nào để tới đích phù hợp cho cuộc đời mình.
Cuối cùng, nó lại nghĩ ra phương án giống đợt trước với anh Hoàng và cái Tuyền.
Nó thương anh người Sán Dìu bị xốc và sinh Ьệпh. Nó bắt buộc vẫn phải gặp trò chuyện để tâm hồn anh được thư thái và tỉnh táo bớt u mê. Anh được trò chuyện với Lam nên anh tiếp tục vui khỏe lại. Đúng là:” Tình yêu tiếp cho con người ta thêm sức mạnh.”!

Trong đám bạn cùng làm ở mỏ than kíp lê ấy. Có bạn ở huyện Thanh Miện, cũng xinh xắn, cao ráo hơn cái Tuyền. Nhưng nó cũng không biết chữ. Cái Lam lại khéo léo nói chuyện và giới thiệu cùng làm quen. Nó dò tâm lý người bạn gáι tên là Rinh. Cái Rinh gặp mặt anh bộ đội Sán Dìu mấy lần là nó cũng thích rồi, nó ưng ý anh rồi.
Lam lại một lần nữa vì bạn mà hết sức vun vén giúp đỡ, đả thông tư tưởng với anh kia.

Nó nói dối đây là em gáι họ con bà Dì ruột. Nó bảo:
– Anh ơi! Đây là em gáι con bà Dì nhà em. Âu cũng là duyên số. Chúng ta đường không đi thì đường còn lại. Sểnh vai xuống cάпh. Chị ngã em nâng.
Em gáι họ cũng xinh đẹp và còn cao ráo hơn em. Nó cũng rất cảm mến anh. Nếu anh thông cảm cho em và yêu thương em gáι thì cũng rất tốt. Em mong hai người sẽ nên duyên, thì em mừng lắm.

Thế là dần dần anh cũng vui và nghe lời Thanh Lam. Anh vui khỏe và tỉnh táo như thường chứ không quá ốm tương tư như hồi trước.

Thanh Lam vui lòng lắm, nó tủm tỉm cười thầm một mình. Vì nó vừa làm hài lòng được ý của bà Nhân. Vừa giúp đỡ được anh bộ đội người dân tộc có vợ xinh đẹp.

( Mỗi Ϯộι cái Rinh nó cũng không biết chữ. May là anh này cũng không biết viết thư, anh chân thực mộc mạc, chứ không tâm hồn bay bổng văn chương như anh Hoàng).

Thế là nó 23 tuổi đã trải qua hai mối tình chân thành mà phải ʇ⚡︎ự nhận làm người phản bội, ʇ⚡︎ự rút lui để giúp bạn nên duyên.

Một năm sau đó, nó 24 tuổi. Lúc này bà Nhân bắt đầu bực và càng giục riết. Có nhiều người ở quê mai mối hỏi bà Nhân. Nhưng cái Lam không nghe. Nó lại vẫn tiếp tục làm than. Nó vẫn về nấu cơm tối cho các bạn HỘI NGƯỜI MÙ.

Rồi mối tình thứ ba lại đến với nó.
Cậu ta tên là Sơn 29 tuổi, cũng quê Hải Dương. Nhưng cậu ở Tứ Kỳ. Cậu ra Quảng Ninh cùng người quen, xin việc làm cho cậu này.
Chú bộ đội về phục viên ở làng ấy dẫn cậu Sơn ra chỗ trước chú ấy đóng quân ở Móng Cái.
Rồi nhờ người quen giúp đỡ, xin việc cho làm ở Cẩm Phả.

Công việc của cậu ấy là hàng ngày mang cơm bữa trưa của Công Ty vào cho các công nhân nhặt than và gánh than qua cổng bảo vệ.
Dần dần cậu ta làm quen được với Thanh Lam. Cậu nhiệt tình chăm chỉ, ga lăng nhanh nhẹn, khác hẳn tính nết nhút nhát mộc mạc của hai người yêu Lam hồi trước.
Lam ưng ý và nghĩ năm nay 24 tuổi, Bu giục giã quá rồi. Không lấy thì mang tiếng ế chồng.

Theo đề nghị của cậu Sơn người yêu ở Tứ Kỳ Hải Dương này. Lam đưa người yêu về giới thiệu và trình báo cho bà Nhân. Đồng thời xin ý kiến Bu thế nào?
Bà Nhân thấy cậu này cũng cao ráo, sáng sủa, nhanh nhẹn và nói chuyện dễ nghe. Lại quê ở ngay Tứ Kỳ thì gần rồi. Bà ưng ý lắm. Đồng ý cho cưới hỏi ngay vào tháng 8 năm 1995 ấy.

Thanh Lam lúc yêu chưa tìm hiểu được kỹ càng. Chỉ nhìn qua dáng vẻ bề ngoài, nghĩ gần gũi cùng quê Hải Dương, nên bà Nhân cũng thích.

Nhưng không ngờ cậu ta có tính chơi ς.ờ .๒.ạ.ς và làm việc không chí cốt.
Ngay đêm tân hôn đầu tiên mà cậu ta không về ngủ, không hỏi han gì đến Lam. Cậu ta đi ᵭάпҺ bạc suốt đêm với những người có tính ς.ờ .๒.ạ.ς ở làng ấy. Đến 9 h sáng hôm sau, cậu ta mới về.

Thanh Lam nghĩ buồn tủi phận quá. Lúc yêu nhau ở Quảng Ninh, Thanh Lam cũng nghe mang máng các bạn bảo: Thằng Sơn này có tính chơi bời ς.ờ .๒.ạ.ς đấy.

Chúng nó đọc:
-Lấy chồng thợ mộc là tiên
Lấy chồng ς.ờ .๒.ạ.ς là duyên con bò!

Có đứa thì đọc khôi hài trêu lại:
– Lấy chồng ς.ờ .๒.ạ.ς mới là Tiên.
Đêm về gõ cửa: “Đếm tiền em ơi!”

Có đứa thì nó bảo: Lấy phải thằng chồng ς.ờ .๒.ạ.ς thì chỉ là
“Bác Thằng Bần thì có ấy!”

Nhưng mới về làm dâu nhà chồng. Cộng với bản tính hiền lành thương người. Lam âm thầm nín lặng không nói gì với mẹ chồng và các anh chị chồng đâu!
Mọi người không ai biết. Vì cậu ta lặng lẽ lén đi nhẹ nhàng như con mèo.
Đêm tân hôn đầu tiên trong đời, Thanh Lam mới suy ngẫm và thấm thía những lời cảnh báo xa gần, trêu đùa của các bạn. Lúc yêu, cái gì cũng nhìn thấy màu hồng. Ai khuyên răn ngăn cản, Thanh Lam lại không tin là Sơn có tính £ô đッề ς.ờ .๒.ạ.ς.
Suốt đêm Thanh Lam khóc thầm, nước mắt ướt đầm chiếc gối. Hai mu mắt hơi bị sưng húp lên.
Sáng dậy, Lam phải lấy khăn tay mùi xoa bịt tгêภ trán xuống mu mắt để che đi…
Còn tiếp.

Bài viết khác

Tôi quyết ᵭịnh Ьỏ chồng – Một Ьài học sâu sắc ᵭáng ᵭể suy ngẫm cho cả hαi

Những ngày này, tôi ᵭαng Ьất mãn về cuộc hôn nhân củα mình, người chồng sáng sáng ɾα khỏi nhà từ lúc tôi chưα ngủ Ԁậy, tối khuyα mới tɾở về, nhưng thu nhậρ chẳng khá khẩm gì, tình cảm thì cứ nhạt Ԁần, không còn khái niệm tặng quà, cũng chẳng còn niềm vui […]

Cần Ьαo lâu ᵭể hiểu một người, câu chuyện thú vị và ᵭầy ý nghĩα nhân văn

Một người làm nghề Ьảo vệ, làm thuê cho một giα ᵭình giàu có, công việc không quá áρ lực chỉ ᵭơn giản là mở cửα xe cho chủ nhà và gác cổng, nhưng thái ᵭộ củα ông chủ luôn khiến αnh cảm giác như mình Ьị hắt hủi. Mỗi sáng, khi xe ông chủ […]

Nụ cười – Câu chuyện xúc động ý nghĩa sâu sắc

Ngày cưới con trai, con dâu được mẹ chồng là chị lên sân khấu trao quà. Đó là một chiếc kiềng vàng chừng ba chỉ. Người thợ ảnh giơ máy lên, nheo mắt ngắm, hô to: -Cười lên nào? Một…hai …ba. .nào. Tươi lên nào? Mọi người ở ngoài đều giục. – Kìa, tươi lên! […]