Rể hờ chương 2

Tác giả : Phạm Thị Xuân

Má tôi kể lại rằng, một tối nọ, khi cả nhà đang ngồi xem ti vi, cô Hai bảo cậu Giáo:

-Cậu đi làm cũng được mấy năm rồi, e cũng sắp ba mươi tuổi, sao chưa chịu cưới vợ cho rồi? Bộ ông thân cậu không sốt ruột hay sao?

Cậu Giáo cười:
-Có sốt ruột cũng đành chịu thôi chị Hai à.
Cô Hai hơi ngạc nhiên:
-Sao vậy?
-Có ai bằng lòng chịu lấy em đâu mà cưới.
-Sao lại không có ai bằng lòng? Chỉ có cậu kén chọn thì có. Cơ quan cậu, tôi thấy có mấy cô xinh ơi là xinh.
Cậu Giáo làm bộ thở ra rồi nói:
-Có ai ưng em, em cưới ngay!

Tự nhiên, cô Hai buộc miệng:
-Thế con Ngọc thì sao? Cậu chịu, tôi cho không nó đấy!
Chị Ngọc nghe má nói vậy, lườm một cái rõ dài:
-Má nói linh ϮιпҺ cái gì đấy? Khéo không người ta lại tưởng thật!
Cô Hai nháy mắt, cười cười:
-Thật chứ còn không à?
Chị Ngọc dằn dỗi:
-Má lúc nào cũng đùa được. Má nghĩ xem, con thì bé thế này, cậu Giáo hơn con cả giáp, làm sao mà có chuyện ấy được?
Rồi liếc sang cậu Giáo, chị nói thêm:
-Má nói thế cậu Giáo lại cười cho!

Nhưng cậu Giáo không cười như chị Ngọc nghĩ. Cậu nói một cách nghiêm túc như đã suy nghĩ chuyện này từ trước:
-Nếu cả nhà đồng ý và Ngọc không chê thì…thật là vinh hạnh cho tôi!
Mấy người lớn há hốc mồm ngạc nhiên. Thật ra, cô Hai cũng chỉ buộc miệng nói vui vậy thôi nhưng có lẽ cậu Giáo không nghĩ thế. Trong lúc cậu đang mơ màng về một đám cưới sắp tiến hành thì chị Ngọc đứng dậy:
-Cậu Giáo, cháu thật không hiểu cậu!
Cậu như chợt tỉnh, không nói câu nào. Chị Ngọc vội vàng đứng dậy bỏ về phòng mình. cô Hai xua tay:
-Con gáι đứa nào cũng thế, cứ nói đến chuyện cưới gã là giãy nãy lên. Mà mình mới nói giỡn mấy câu, nó đã bỏ đi rồi.
Chuyện như thế tưởng là đùa. Nhưng từ hôm đó, cậu Giáo có vẻ khang khác. Gặp chị Ngọc, cậu Giáo có vẻ ngượng ngập và nói năng lắp ba lắp bắp. Thỉnh thoảng khi chị Ngọc không để ý thì cậu hay nhìn trộm và cười một mình. Tất cả những điều đó không qua được mắt ba má tôi. Ba tôi đùa với má tôi là cậu Giáo đã bị trúng tên của thần ái tình.

Ngày ấy, chị Ngọc cũng chỉ mới mười bảy, mười tám tuổi, đang là học sinh trung học phổ thông. Một anh lớp tгêภ để ý và làm quen với chị. Chị Ngọc không biết mình đã yêu chưa nhưng hình ảnh của người con trai đầu tiên ấy đã làm trái tιм chị xao xuyến. Nhưng mối tình học trò đó không kéo dài được bao lâu. Ngay khi cô Hai phát hiện ra, cô Hai đã nghiêm khắc ngăn cản và cấm cửa anh chàng nọ. Sau này, chị Ngọc vô tình biết được người mách lẻo chuyện chị có người yêu cho cô Hai không ai khác hơn là người khách trọ mà lâu nay chị vẫn xem như là một người cậu họ. Thế là ấn tượng về cậu Giáo trong lòng chị Ngọc ngày một xấu đi. Chị Ngọc càng bực mình hơn khi thấy cậu Giáo đổi cách xưng hô với cô Hai, từ chị Hai sang dì Hai một cách ngọt ngào lúc nào không rõ. Cậu cũng gọi chị Ngọc bằng tên xưng tôi chứ không còn gọi cháu cháu chú chú nữa. Nhưng chị Ngọc thì vẫn gọi cậu Giáo và xưng cháu để cậu đừng ảo tưởng về mối hôn nhân cô Hai sắp đặt khi cao hứng.

Tốt nghiệp phổ thông xong, chị Ngọc thi vào trường Đại học sư phạm và đỗ khá cao. Chị lên thành phố trọ học, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Chị nói với má tôi, chị không muốn gặp cậu Giáo. Mỗi khi chị về, cậu Giáo đều rất vui, cậu tìm cách săn đón chiều chuộng chị Ngọc để lấy lòng chị. Nhưng chị Ngọc lại đối xử lạnh nhạt với cậu Giáo như thể cậu là người xa lạ. Chị hy vọng thời gian và sự xa cách sẽ làm cậu Giáo quên tình cảm đơn phương dành cho chị. Nhưng trái ngược với suy nghĩ của chị Ngọc, cậu Giáo càng yêu quý chị hơn. Tuần nào chị Ngọc chưa về, cậu cứ ra ngoài ngõ ngóng, rồi cậu đi vào đi ra cho đến khi thấy chị Ngọc. Còn nếu chị Ngọc ở lại tгêภ trường thì cậu buồn bã ra mặt. Có nhiều lần tôi bắt gặp cậu Giáo ngồi ngắm bức ảnh 𝖇á𝖓 𝖙𝖍â𝖓 của chị Ngọc cả giờ đồng hồ không biết chán. Lúc đó, tôi hãy còn quá bé, chưa hiểu vì sao cậu lại làm thế. Tôi đem chuyện này kể với má tôi, bà chỉ xoa đầu tôi và cười xòa.
Suốt bốn năm chị Ngọc đi học xa nhà, cậu Giáo không yêu bất cứ một người con gáι nào khác. Nghe nói cũng có một cô ở cơ quan cậu làm việc thích cậu lắm và chủ động bày tỏ tình cảm với cậu. Có một lần, cô ấy còn đến nhà tôi chơi và mang cho chị em chúng tôi một gói bánh to đùng. Nhưng cậu Giáo dửng dưng không để ý, lại còn có ý xua đuổi. Cuối cùng, không có được tình cảm của cậu Giáo, cô ấy quay sang yêu người thanh niên vẫn theo đuổi cô và kết hôn cùng người ấy.

Khổ cho cậu Giáo, có lẽ cậu là loại người chỉ yêu một lần trong đời. Chị Ngọc càng hững hờ, cậu Giáo càng si mê. Chị Ngọc càng lãnh đạm, cậu càng nồng nàn. Chị Ngọc đau khổ lắm, không biết phải làm sao để cậu Giáo buông tha cho chị, rời bỏ chị. Nhưng cô Hai thì cảm động vì điều này lắm. Cô Hai tuyên bố hùng hồn với cả nhà là cô sẽ gả chị Ngọc cho cậu Giáo, dù chị có bằng lòng hay không. Cô chỉ nhận cậu Giáo là rể con trong nhà, đừng cậu con trai nào hòng léo hánh đến bên chị Ngọc. Ba tôi thấy cô kiên quyết như thế không tiện phản đối thẳng nhưng cũng nói xa nói gần với cô là “ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên”. Cô Hai có nghe nhưng vẫn bỏ ngoài tai giả vờ không để ý đến. Ba tôi nói riêng với má tôi:
-Bây giờ là thời đại nào mà chị Hai còn cổ hủ như thế không biết? Nó không ưng thì thôi chứ. Ngày xưa, có ai ép chị ấy đâu nào?
Má tôi dè dặt:
-Thật ra cậu Giáo cũng là người tốt, chị Hai cũng chỉ vì thương con Ngọc mà thôi.
Ba tôi bĩu môi:

-Thương nó thì phải để nó ʇ⚡︎ự quyết định chứ!
Má tôi ngần ngừ:
-Anh không thích cậu Giáo làm cháu rể à?
Ba tôi lắc đầu:
-Em hiểu sai rồi. Không phải anh không thích. Anh thích hay không thích có sao đâu, quan trọng là Ngọc có thích hay không kìa.
Má tôi cười dàn hòa.
Rồi cũng đến lúc chị Ngọc tốt nghiệp ra trường. Lẽ ra, chị có thể ở lại trường làm phụ giảng nhưng cô Hai kiên quyết không đồng ý. Cô viện cớ là chỉ có hai má con, cô không muốn sống xa nhau nữa. Chị Ngọc hết thuyết phục lại năn nỉ cô lên thành phố sống cùng chị nhưng cô Hai không chịu. cô Hai bảo:

-Má ở đây quen rồi. Lên thành phố sống lạ nước lạ cái, má có quen ai đâu. Với lại cũng phải ở nhà trọ, má không thích đâu.
Rồi cô nói thêm:
-Ở đây có con Châu, thằng Tâm hủ hỉ với mẹ, xa chúng má không nỡ.
-Thì hàng tuần con sẽ chở má về thăm chúng.
cô Hai lắc đầu:
-Còn bàn thờ ba con và ông bà ngoại nữa, má không đi đâu cả.
Thật ra, cô nói vậy thôi chứ thâm tâm cô muốn chị Ngọc về nhà cũng chỉ vì cậu Giáo mà từ lâu cô đã xem như con rể.
Cuối cùng, chị Ngọc đành phải chiều theo ý má. Chị nộp đơn và được nhận đi dạy ở một trường cấp ba gần nhà. cô Hai mãn nguyện lắm. Cô nghĩ lần này chị Ngọc đừng hòng mà cãi lời cô được.

Một buổi sáng nọ, chị Ngọc đưa anh người yêu về nhà giới thiệu nhưng sự lạnh nhạt của cô rồi cộng thêm sự có mặt của cậu rể hờ làm anh ta chùn bước, không cho chị Ngọc kịp giải thích. Chị Ngọc buồn lắm. Má tôi phải hết lời khuyên can, chị mới nguôi ngoai. Ba tôi nói với chị Ngọc, loại đàn ông như anh ta có chia tay cũng không nên tiếc nuối, yêu nhau mấy năm thế mà mới gặp chút khó khăn đã vội vã tháo lui. Chị Ngọc còn trẻ, lại đẹp thế lo gì không gặp được người vừa ý.
Một năm sau, khi cô Hai ráo riết bắt ép chị Ngọc phải lấy cậu Giáo thì bà nội tôi, tức bà ngoại chị Ngọc quα ᵭờι. Chị Ngọc lấy cớ chịu tang ngoại, không chịu lấy chồng theo sắp đặt của cô Hai. Cô Hai đành chịu nhưng không quên cấm cản không cho chị Ngọc yêu người đàn ông khác.
Rồi thời gian trôi qua, năm này đến năm khác, chị Ngọc vẫn chưa lấy được chồng. Cậu Giáo trở thành vật cản, thành rào chắn ngăn cách những người đàn ông đến với chị Ngọc. Mỗi lần bạn trai chị Ngọc đến nhà chơi, cậu Giáo đều đến tiếp chuyện rồi nói xa nói gần về mối quαп Һệ của cậu và chị Ngọc trong tương lai. Có kẻ tin, có người không tin nhưng chiến thuật của cậu Giáo chưa một lần thất bại. Thêm vào đó, cô Hai cũng hết lòng ủng hộ cậu Giáo. Cô thường bảo:
-Thời đại này kiếm đâu ra một người đàn ông như cậu Giáo, một người đàn ông hết mực chung tình. Không biết cái Ngọc nghĩ sao mà chưa chịu bằng lòng?

Ba tôi thở dài:
-Nhưng nó không yêu thì làm sao?
Cô Hai bĩu môi:
-Ối dào, yêu với đương! Ngày xưa ba má mình mấy yêu nhau mà con đàn cháu đống. Cứ lấy nhau khắc có tình yêu. Còn yêu, như tôi với ba cái Ngọc, có được sống trọn đời trọn kiếp với nhau đâu?
Ba tôi cãi lại:
-Tại anh vắn số, chứ có phải anh phụ bạc gì chị đâu?
Cô Hai buồn bã:
-Thì đành là vậy!

Thế rồi những bạn trai của chị Ngọc lần lượt ra đi, lần gần đây nhất là một anh bác sỹ trẻ vừa chuyển về đây công tác. Chị Ngọc không phản ứng gì, bề ngoài chị vẫn vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng là người gần gũi với chị, tôi biết chị buồn lắm. Vì vẫn cho tôi là một đứa trẻ con, chị không tâm sự với tôi điều gì, nhưng tôi biết nỗi lòng của chị. Có những lúc chị ngồi thừ bên chồng giáo án đang viết dang dở rồi chị thở dài. Tiếng thở dài của chị làm con bé mười bốn tuổi vô tâm như tôi cũng phải xót xa. Thế mà hình như cô Hai chẳng chút động lòng.

Sự si tình của cậu Giáo đã trở thành đề tài bàn tán của nhiều người trong xóm tôi, nhất là những bà nội trợ. Có người trách cô Hai sao cứ để tình trạng ấy kéo dài mãi thế, con gáι có thì có lứa, dù xinh đẹp đến đâu cũng có lúc phải già. Có người cười cậu Giáo, người ta không ưng thì tìm chốn khác, việc gì phải đeo bám như đĩa vậy, cứ lảm rể hờ vậy không sợ người ta coi thường à. Cũng có người bảo, nước chảy đá mòn, sao lòng chị Ngọc còn cứng hơn cả đá, bằng lòng lấy cậu Giáo có phải hơn không? Thôi thì mỗi người mỗi phách, ai cũng có lý riêng.

Bài viết khác

Những mẫu chuyện ngắn ý nghĩα nhân văn và ᵭầy tính giáo dục

1.Quyển Sách Tôi dạy Anh Văn, luôn dặn các em không ᵭược ghi tɾước lời giải vào sách. Hôm quα ρhát hiện một quyển sách ᵭầy nét Ьút, tôi quát: – Sαo em giαn dối với thầy? Nó không nói, òα khóc. Đứα Ьạn Ьảo: – Nhà nó nghèo, muα sách cũ ᵭó thầy. Tim […]

Hp 1 1
Hạnh ρhúc là bằng lòng với những gì mình đang có, chứ không ρhải giống như người khác thì mới hạnh ρhúc.

Hồi đi học, một bạn nữ đã tranh thủ ngàγ nghỉ lễ dài hạn để đi chơi với bạn trai, nghe nói cô ấγ ngồi ghế cứng mười mấγ giờ liền. Bạn học không nhịn được nói : ‘Nếu tôi là bạn trai cô ấγ nhất định mua vé giường nằm cho cô ấγ rồi […]

Cuộc đời sẽ dịu dàng hơn biết mấγ nếu chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau…

Sống trên đời, mỗi người đều có một hoàn cảnh, một số ρhận khác nhau nên tính cách và suγ nghĩ cũng chẳng mấγ khi tương đồng. Vậγ mà, nhiều khi ta lại cho rằng mình đúng, mình hơn người, để rồi chỉ trích, buông lời chê bai, ρhán xét những người xung quanh ta. […]