Rể hờ chương 10
Phạm Thị Xuân
Ngày cưới của chị Ngọc tuy trời còn se lạnh nhưng đã hửng nắng, chẳng bù hai ngày trước, những trận mưa cứ kéo dài lê thê. Có lẽ ông trời cũng cảm thông và thương chị Ngọc, không muốn để cho chị phải chịu nhiều thiệt thòi hơn. Cũng nhờ đó, tôi có thể đến dự đám cưới chị Ngọc mà không cần phải mặc áo mưa.
Tôi phải năn nỉ mãi, ba má tôi mới đồng ý cho tôi đi. Tôi còn phải dấu không cho thằng Tâm biết và nói dối với cô Hai là đi dự sinh nhật nhỏ bạn. Ba má tôi thương chị Ngọc và đồng tình với chị nhưng cũng rất quý trọng cô Hai. cô Hai chỉ có chị Ngọc và gia đình tôi. Chị Ngọc đã như vậy rồi, nếu ba má tôi còn ra mặt chống đối cô, làm sao cô có thể chịu đựng được.
Đám cưới của chị Ngọc và anh Sang được tổ chức tại một nhà hàng nhỏ ít nổi tiếng trong thành phố. Khách mời không nhiều lắm, chủ yếu là họ nhà trai, bạn anh Sang và mấy người bạn thân nhất của chị Ngọc. Nhưng có lẽ nhờ thế mà không khí trở nên ấm cúng gần gũi hơn. Hôn lễ được tiến hành theo kiểu mới, không có bàn thờ gia tiên cho đôi tân hôn bái lạy nhưng không vì thế mà giảm phần trang trọng. Tuy nhiên, sự vắng mặt của má cô dâu và họ nhà gáι đã làm nhiều người không khỏi áy náy cho chị Ngọc. Khi chú rể đeo nhẫn cho cô dâu, tôi thấy mắt chị Ngọc rưng rưng lệ. Không biết chị khóc vì vui mừng và hạnh phúc hay khóc vì chạnh lòng nghĩ đến người má vắng mặt trong ngày trọng đại nhất của đời chị.
Sau khi hôn lễ được cử hành, anh Sang khoác tay chị Ngọc đi một ʋòпg quanh các bàn tiệc để ra mắt và chào mừng quan khách. Trong bộ váy cưới màu trắng giản dị, trông chị Ngọc thật xinh đẹp và duyên dáng. Bên cạnh chị, anh Sang hôm nay cũng diện một bộ vét-tông đúng mốt. Mọi người không ngớt lời chúc và khen hai người xứng đôi. Chị Ngọc mỉm cười đáp lễ nhưng đôi mắt chị man mác một nỗi buồn không thể dấu kín. Nhưng có lẽ chẳng ai để ý đến chuyện ấy, người ta hãy còn mãi nâng ly với nhau, hoặc nếu có ai nhìn thấy thì họ cũng chỉ cho rằng người con gáι nào trước khi lên xe hoa về nhà chồng mà không để rơi vài giọt nước mắt. Chị Ngọc tất nhiên không phải là ngoại lệ nhưng đúng là chị có nhiều lý do để buồn hơn các cô dâu khác. Sự có mặt của tôi có lẽ đã mang cho chị ít nhiều an ủi vì khi đến bàn tôi ngồi, chị nắm chặt tay tôi và sau đó, thỉnh thoảng chị lại liếc nhìn tôi với ánh mắt biết ơn mà thật tâm, tôi chẳng hề muốn nhận.
Buổi tiệc kết thúc khá sớm. Tôi ở lại thêm một chút với chị Ngọc. Tôi thấy má anh Sang kín đáo thở ra, cứ như bà vừa trút được gánh nặng trong lòng. Đáng ra, ba má anh Sang cũng muốn tổ chức cho cậu con trai đầu lòng một đám cưới thật linh đình, thật long trọng. Nhưng sau khi suy tính và ρhâп tích thiệt hơn, họ đành thôi. Càng tổ chức đơn giản, càng ít phô trương thì có thể ngăn ngừa được những sự cố có thể xảy ra trong ngày vui của anh Sang và chị Ngọc. Má anh Sang thì ngại cô Hai, còn anh Sang thì ngại cậu Giáo, nhỡ hai người biết được thì hôn lễ sẽ không được suông sẻ.
Tгêภ đường về, tôi cứ bâng khuâng, nghĩ ngợi mãi về những điều đã xảy ra. Cuối cùng chị Ngọc cũng đã lấy được người chị yêu, nhà chồng cũng có vẻ quý mến chị, tôi mừng cho chị. Nhưng một lần nữa, tôi lại hoài nghi về sự đúng đắn trong quyết định của chị Ngọc. Tôi không trách chị, chị có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời chị. Nhưng cách làm của chị có cái gì đó không phải đối với đạo làm con. Giá như chị Ngọc thẳng thắn trao đổi một lần với cô Hai mà cô vẫn phản đối thì là một lẽ, còn đây chị lại âm thầm làm theo ý mình. Nghĩ vậy nhưng rồi tôi lại thấy thương chị Ngọc, cũng phải hơn mười năm qua, chị đã ŧυộŧ bao cơ hội khỏi tầm tay. Tuy vậy, không biết có lúc nào đó, chị Ngọc có nghĩ đến hậu quả việc chị làm với má chị không. Hay chị vẫn nghĩ một người phụ nữ cứng cỏi như cô Hai thì sẽ chẳng hề hấn gì trước những biến chuyển của cuộc đời. Tôi vẫn chưa đủ lớn để hiểu hết về cô nhưng một điều chắc chắn rằng, hành động của chị Ngọc sẽ là một đả kích lớn nhất đời cô. Tôi không biết cô có chịu đựng được không nữa.
Gần bảy giờ tối, tôi mới về tới nhà. Chần chừ mãi ngoài cổng rồi tôi cũng phải bước vào. Tôi không muốn nói dối cô Hai nhưng cũng không muốn là người đầu tiên báo tin cho cô biết chị Ngọc đã đi lấy chồng. Tôi chuẩn bị trong đầu sẵn vài câu trả lời. Nhưng thật may, hình như cô Hai đang ở nhà sau. Tôi lẻn vào phòng mình, định đóng cửa lại thì thấy thằng Tâm đã ngồi ở đấy sẵn từ bao giờ. Nó hỏi:
-Chị đi có vui không?
Tự nhiên tôi giật mình như người ăn vụng bị bắt quả tang:
-Đi đâu mà vui?
Thằng Tâm ngạc nhiên:
-Thế không phải chị đi dự tiệc sinh nhật của bạn chị à?
Tôi thở ra:
-À, ừ!
-Thế không có quà gì cho em à?
Tôi lắc đầu. Nhìn vẻ mặt thất vọng của thằng Tâm, tôi thấy ân hận vì mình đã vô tâm. Tôi an ủi nó:
-Xong là chị về ngay, có rảnh đâu. Lần khác, chị sẽ mua quà cho.
Rồi tôi hỏi thêm:
-Thế cô có hỏi chị gì không?
-Không, à, mà lúc nãy cô hỏi sao chị về muộn thế.
-Thế ở nhà có chuyện gì không?
-Không, nhưng chiều nay cô cứ kêu nóng ruột rồi nhấp nha nhấp nhỏm chờ chị Ngọc về…
Tôi quay mặt đi:
-Thế chị Ngọc về chưa?
Thằng Tâm không biết tôi đang giả vờ. Nó lắc đầu:
-Chị Ngọc chưa về, mà cũng chẳng gọi điện thoại gì cả!
-Thế à?
Tôi thở phào nhẹ nhõm. Thế là dù sao mọi việc cũng chưa lộ ra, ít nhất đêm nay gia đình tôi cũng được yên ổn. Nhưng còn ngày mai và những ngày sắp tới, tôi không biết được rồi điều gì sẽ xảy ra.
Tối hôm đó, chị Ngọc vẫn không liên lạc về nhà. Cô Hai sốt ruột bảo ba tôi gọi điện thoại cho thầy hiệu trưởng trường chị Ngọc. Đằng kia trả lời thầy không có mặt ở nhà. Ba tôi chưa kịp nói gì thì cô Hai lại điện thoại đến nhà cô Lan, lần này cô không cần nhờ đến ba tôi. Ba má tôi và tôi nín thở theo dõi cuộc nói chuyện của hai người. Không biết cô Lan nói gì mà sau khi nghe xong, cô Hai gác máy lẩm bẩm:
-Con với cái, có ở lại cũng nhắn về nhà một tiếng cho mọi người khỏi lo chứ!
Ba tôi hỏi:
-Cô Lan nói sao chị?
-Con Ngọc với mấy người ở lại nhận giải thưởng, mai mới về!
Ba tôi cười gượng:
-Thôi, không việc gì là được rồi, chị đã hết lo chưa?
Cô Hai đưa mắt nhìn ba tôi bằng một cái nhìn khó hiểu. Hình như linh tính của một người má đang mách bảo cô điều gì đó. Rồi cô Hai đi nằm luôn, nhưng tôi biết cô không thể ngủ ngay được.
Sáng hôm sau, mới sáu giờ sáng, chuông điện thoại đã reo. Cô Hai vội vàng nhận điện thoại và chẳng khó khăn gì tôi cũng nhận ra người gọi đến là chị Ngọc. Cô Hai hỏi:
-Ngọc đấy à? Nhận được giải thưởng gì rồi mà hôm qua không gọi điện về?
Không biết chị Ngọc trả lời thế nào mà nét mặt cô Hai thay đổi từng giây, từ đỏ tía đến trắng bệch một cách đáng sợ. Tôi lo lắng chạy đến bên cô:
-Cô ơi, cô làm sao vậy?
Câu hỏi của tôi làm cô như sực tỉnh. Cô không trả lời tôi mà nói như rít lên vào điện thoại:
-Từ đây, cô đừng gọi tôi là má nữa, cô cũng đừng đặt chân về nhà tôi. Đồ bất hiếu! Tôi không có đứa con như cô!
Rồi cô giận dữ cúp máy và ngồi phịch xuống ghế, vẻ mặt đau đớn và thất vọng. Tôi không dám hỏi cô gì thêm, cũng không biết nên làm gì. Vừa may, lúc đó má tôi vừa ở sau bếp lên. Má tôi ngạc nhiên hết nhìn cô Hai lại nhìn tôi:
-Có chuyện gì vậy chị? Châu, con làm gì cho cô giận phải không?
Tôi lắc đầu nhè nhẹ:
-Không phải con!
Má tôi đến gần bên cô Hai:
-Có chuyện gì vậy chị?
Cô Hai không trả lời, chỉ nhìn má tôi bằng ánh mắt dò xét. Má tôi không chịu được cái nhìn ấy, bà cúi mặt nhìn xuống đất. Điều đó làm cô Hai càng khẳng định nghi ngờ của mình. Cô Hai dằn từng tiếng:
-Mấy người đừng đóng kịch nữa, mấy người biết hết rồi phải không?
Má tôi lờ mờ đoán ra sự việc, bà ấp úng:
-Chị à, em không biết chị đang nói đến chuyện gì!
Cô Hai càng tức giận hơn:
-Thiệt mợ không biết tôi đang nói gì à?
Nghe cô Hai lớn tiếng, ba tôi, cậu Giáo và thằng Tâm cùng lên nhà tгêภ. Ba tôi đến lại gần cô Hai:
-Có chuyện gì mà chị giận thế? Má con con Châu làm gì không phải với chị à?
Mắt cô Hai long lên:
-Mấy người đừng làm bộ quan tâm đến tôi nữa. Bây giờ tôi mới thật sự hiểu lòng dạ của mấy người. Tôi có ở bạc với mấy người đâu mà mấy người đối xử với tôi như vậy?
-Chị nói thế có nghĩa là sao? Có đứa nào làm gì cho chị giận, chị phải nói ra, mọi người mới biết chứ?
Cô Hai nhìn thẳng vào mắt ba tôi:
-Còn nghĩa với lý gì nữa. Nếu mấy người không thông đồng, không dàn dựng thì con Ngọc đâu có qua mặt tôi như vậy được.
Ba má tôi đều đã hiểu ra. Ai ngờ cô lại biết sớm vậy. Tuy nhiên, ba tôi làm như không biết gì:
-Con Ngọc nó làm sao? Không phải tối qua nó nhận giải thưởng rồi sáng nay về à?
Cô Hai có vẻ hơi chùng lại:
-Thế cậu không biết thật à?
Ba tôi tỉnh bơ:
-Biết gì? Em có biết gì đâu!
Cô Hai nhìn khắp cả nhà:
-Thế mợ nó, con Châu, thằng Tâm, cũng không biết gì thật à?
Cả ba má con tôi đều gật đầu. Láu táu như thằng Tâm mà cũng không dám chen vào một câu. Cô quay nhìn tôi, hỏi lại:
-Thật cháu cũng không biết không? Thế đêm trước khi đi, chị Ngọc đã nói gì với cháu?
Tôi đành nói dối:
-Kìa, cô! Cháu đã nói với cô, hai chị em chỉ nói chuyện tầm phào thôi, cô quên rồi à?
Tự nhiên, cô Hai quay sang ôm lấy ba tôi đang đứng cạnh và khóc òa như một đứa trẻ. Ba tôi để yên cho cô Hai khóc, không hỏi gì. Má tôi quay mặt đi, lau vội những giọt nước mắt không kiềm chế được. Phút chốc, cô Hai trở nên mềm yếu như mọi người phụ nữ khác. Một lát sau, cô nói qua tiếng nấc:
-Con Ngọc nó bỏ tôi rồi, nó đã ʇ⚡︎ự ý đi lấy chồng rồi, đám cưới đã tổ chức chiều hôm qua rồi!
Câu nói của cô Hai làm cậu Giáo giật bắn người:
-Dì Hai, dì vừa nói gì thế?
Cô Hai buông ba tôi ra, không khóc nữa. Cô nhìn cậu Giáo, thở dài:
-Dì Hai đành có lỗi với cháu vậy!
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong mười mấy năm cậu Giáo ở đây, cô Hai gọi cậu là cháu. Nhưng giờ đây, cậu Giáo đâu có để ý đến điều ấy. Cậu sốt ruột hỏi:
-Dì Hai, có phải dì nói Ngọc đã… đã…
Cậu Giáo bỏ lửng câu nói, dường như cậu không còn đủ sức để nói hết câu. Mặt cậu trắng bệch. Đôi mắt cậu nhìn cô Hai, vừa đau khổ, vừa van lơn. Cô Hai buồn bã:
-Phải, con Ngọc đã lấy chồng rồi.
Cậu Giáo lắp bắp:
-Sao dì biêt?
Cô Hai thở dài:
-Thì dì mới nhận điện thoại của nó nè!
Vẻ mặt cậu Giáo trông thật thảm hại:
-Thật hả dì? Không phải Ngọc giả vờ à?
Cô Hai gật đầu. Cậu Giáo không nói gì thêm, cậu lảo đảo đi về phòng mình. Cô Hai gục đầu xuống bàn. Tôi nhìn cô Hai, nhìn cậu Giáo mà thấy đau xót trong lòng. Chẳng lẽ kết cục lại như thế này ư?