Phía trước là cầu vồng – Chương 15

Tác giả : An Yên

Ở một góc phố, Dũng – anh cả của Hội hiệp sĩ đường phố sau khi nhận mệnh lệnh từ Bảo Long liền nói rõ:

– Anh Long yên tâm, Đan Thư sẽ an toàn!

Tгêภ phố lúc đó xuất hiện chiếc xe ρhâп khối lớn theo sau ba chiếc ô tô phía trước. Dũng chưa tiếp xúc và chưa rõ về Ngọc nhưng anh nghĩ những cô trà xanh trà đỏ này quá phiền phức, người ta không yêu sao cứ phải tranh giành làm gì cho thiệt thân. Anh ghét thậm tệ mấy cô tiểu thư ưỡn ẹo lá ngọc cành vàng. Chưa kể đến việc người mà anh bảo vệ lúc này là Đan Thư, em gáι chị Linh và lại là một cô bé vô cùng dễ mến.

Tгêภ xe ô tô, Thư vui vẻ hát hò cùng các bạn. Sức trẻ của họ khiến xe đi đến đâu ồn ào đến đó, ai cũng phải ngước nhìn. Hát mệt, Đan Thư lại chia trái cây mời thầy giáo và các bạn cùng ăn. Đến mấy bạn sợ mùi xăng cũng hào hứng mà quên cả say xe.

Khung cảnh đồi núi bắt đầu hiện ra. Huyện Z thực sự là vùng khó khăn nằm ở phía Tây Bắc thành phố C, nơi đây có tới hơn hai mươi ki – lô – mét đường núi với những con dốc nghiêng sáu mươi độ. Bản làng nơi đây có khoảng bốn trăm cư dân là người dân tộc thiểu số. May mắn là nhiều doanh nghiệp đã ưu ái cho những người dân nơi đây và mở đường ô tô cũng như xây dựng công trình thủy điện, tránh cho họ rơi vào thế cô lập trong mùa mưa bão.

Những ngôi nhà tгêภ triền núi hiện ra, mái nhà nơi đây đều được lợp bằng ván sa mu – một thứ ván gỗ có độ bền hàng trăm năm, không mối mọt lại còn giúp tránh côn trùng. Cảm giác hoang sơ và cổ kính khiến các cô cậu sinh viên từ thành phố lên thấy thích thú.

Vì là đường núi nên xe đi khá chậm, khi đến nơi đã gần trưa rồi. Sau mấy tiếng đồng hồ ngồi xe, các bạn sinh viên vẫn vui vẻ khi thấy đại diện của đồn biên phòng và trưởng bản cùng một số bà con chờ đón mình. Hai bên chào hỏi nhau và mấy anh làm bên Công tác Đoàn xã đã chuẩn bị chỗ nghỉ lại cho các giảng viên và sinh viên của trường Đại học Kinh tế. Nơi nghỉ là Trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, có thể nói đây là địa điểm khang trang nhất vùng. Những chiếc ván được kê gọn gàng thành giường ngủ, có hai phòng cho nam và nữ. Vì đã đi tình nguyện nhiều lần nên Đan Thư thấy rất ổn, nhưng cô để ý thấy ánh mắt chị Ngọc tối lại khi thấy cảnh này. Chị quay ra hỏi anh Bí thư Đoàn trường:

– Chỗ này không có nhà nghỉ riêng cho khách sao anh?

Anh Bí thư lắc đầu:

– Không chị ạ, đây là một trong những vùng khó khăn nhất Tỉnh, có đường ô tô đi lên là may mắn rồi. Người dân còn nghèo, chỉ trụ sở Ủy ban nhân dân xã và trường học là chắc chắn thôi. Họ đã chuẩn bị rất chu đáo cho đoàn mình rồi!

Ngọc cười:

– Vâng ạ, em cũng thấy thế, em hỏi vui vậy thôi. Mình đi tình nguyện có vài ba ngày chứ họ sống ở đây cả đời mà!

Bí thư Đoàn trường gật đầu:

– Đúng rồi chị, chị quả là người có tâm!.

Bích Ngọc lại mỉm cười ra vẻ đồng cảm. Cô đi lại chỗ Thư đang cùng các bạn sắp xếp đồ dùng cá nhân:

– Đan Thư, em ngồi xe có mệt không?

Mấy người bạn của Thư nhao nhao:

– Nó không biết mệt đâu chị ơi! Nó nhớ người yêu thôi chứ khỏe lắm!.

Cô ᵭάпҺ vào vai cô bạn vừa nói rồi quay sang Ngọc:

– Dạ không chị ạ, em đi nhiều nên quen rồi ạ!

Đến bữa trưa, trong khi mọi người ăn uống vui vẻ thì Ngọc không hề đụng đũa. Chị ấy lấy lí do đi xe mệt nên vào nghỉ. Đan Thư vội vào lấy bánh và sữa mời chị Ngọc nhưng cô ấy lắc đầu:

– Cảm ơn em nhé, chị không quen mấy đồ này, lát chị uống hộp nước sâm là được!

Không ăn thì thôi, đồ Bảo Long chuẩn bị cho Thư, nghĩ chị ấy là chỗ quen biết lại từ thiện và đi cùng trường mình nên Thư chia sẻ thôi nhé, chứ Thư đâu ưa kiểu người đỏng đảnh. Cô vui vẻ quay ra ăn cùng mọi người. Dù dân ở đây còn nghèo nhưng đoàn của trường Thư được tiếp đãi rất chu đáo khiến các cô cậu sinh viên phấn chấn lắm. Vì ở đây là vùng núi nên rất hiếm giáo viên nữ đưa con chữ về cho dân bản. Cho nên, thấy những nữ sinh, người dân nơi đây vui lắm, cứ như họ đang đón nhận một món quà quý giá từ miền xuôi vậy.

Ăn trưa xong, các bạn về phòng nghỉ ngơi, Đan Thư tranh thủ ra ngoài bắt sóng điện thoại để gọi về cho anh chị và Bảo Long. Giơ mãi chiếc điện thoại lên cao mà chả có cột sóng nào, cô để ý phía sau trụ sở Ủy ban có một cái cây cao to già cỗi lắm, trèo lên đó chắc có sóng. Leo trèo là nghề của Thư mà, ở quê cô cây cối mảnh khảnh hơn nhiều mà Thư còn trèo thoăn thoắt huống hồ cây vững chãi thế này. Nói là làm, Đan Thư vội leo lên và quả là bắt được sóng điện thoại. Cô vui như vớ được vàng vội bấm gọi chị Linh.

Trúc Linh vừa cho Bơ và Bắp ngủ xong, thấy cuộc gọi của em gáι thì vội vàng nghe máy:

– Bé Thư, em tới nơi chưa? Mệt không?

Đan Thư nhoẻn cười:

– Chị Hai, em khỏe re mà. Em gọi cho anh chị yên tâm, chắc sóng không ổn định đâu ạ, em đang leo cây nói chuyện với chị đây!

Trúc Linh lo lắng:

– Cẩn thận đấy. Tгêภ đó vùng núi, không như đồng bằng quê mình đâu em!

Đan Thư ngồi chễm chệ tгêภ một cành cây lớn và nói:

– Dạ em biết rồi, em sợ chị lo nên gọi đã!

Cuộc gọi bị gián đoạn bởi mấy âm thanh rè rè nên Thư đành tắt máy rồi mấy phút sau gọi lại. Chị Linh dặn dò cô và nhắc nhở Thư nếu có sóng thì gọi cho Bảo Long yên tâm rồi giục em nghỉ ngơi. Đan Thư dạ dạ vâng vâng rồi tạm biệt chị. Lúc này cô mới để ý điện thoại có rất nhiều cuộc gọi nhỡ và tin nhắn của Bảo Long nên liền gọi lại. Phía bên kia nhanh chóng nghe máy:

– Vợ, em ổn không?

Đan Thư cười:

– Em ổn ạ. Máy báo tin nhắn và cuộc gọi nhỡ quá trời luôn!

Long thở phào:

– Em đừng nói đang leo cây bắt sóng nha!

Thư gật đầu:

– Chuẩn luôn ạ! Ở phía dưới không có sóng anh ạ!

Long nói nhanh:

– Em cẩn thận, tгêภ đó địa hình dốc, lại có nhiều chỗ vát như vực chứ không bằng phẳng như dưới xuôi đâu!

Thư lắc đầu:

– Em không sao đâu. Leo trèo là nghề của vợ anh, chồng yên tâm đi!

Bảo Long vừa rảo bước đi vừa nói:

– Em nhớ ăn uống nhé, đồ gì chưa bao giờ ăn thì tốt nhất không đụng vào nghe chưa? Giờ anh có ca mổ, xong việc sẽ nhắn tin cho em nhé. Buổi tối không được leo cây đâu đấy! Yêu em!

Đan Thư dạ rõ to rồi dặn anh giữ sức khỏe và tắt máy. Tới lúc này Thư mới nhìn xuống dưới. Eo ơi, chị Linh và Bảo Long nói cấm có sai. Ngay dưới gốc cây là một vực nhỏ và dốc, cây này lâu năm nên rễ chìa ra dài, cùng mấy bụi lúp xúp phía dưới trông rất hoang vu. Chỉ cần sẩy tay lăn xuống đó thì ҳάc định gãy tan xương. Nãy còn mạnh miệng nhưng giờ nhìn cái vực thì hơi ớn. Cô nhẹ nhàng trèo xuống và đi vào trong tranh thủ nghỉ ngơi.

Chiều hôm đó, đoàn tình nguyện đi vào bản phát quà. Dự kiến phải hai ngày mới xong việc này vì dân cư nơi đây ở thưa thớt cách xa nhau chứ không san sát như thành phố, lối đi lại toàn đường đất nên tiến độ khá chậm.

Đi sâu vào trong mới thấy hết cái cay cực của người dân nơi đây. Những đứa trẻ đen nhẻm, gió mùa thu ở vùng núi không se se như dưới xuôi mà thổi tốc từng cơn lạnh. Vậy mà các bé chỉ phong phanh chiếc áo mỏng, ánh mắt ngơ ngác nhìn mọi người trong đoàn. Tгêภ lưng những đứa bé tầm sáu, bảy tuổi là những chiếc gùi như mang cả vất vả cơ cực đè lên đôi vai bé nhỏ. Thư nghe anh Bí thư đoàn trường kể rằng ở vùng này, những đứa trẻ như thế đã là trụ cột của gia đình nếu chỉ quanh quẩn ở nhà không đi học. Lên tám tuổi, nhiều bé đã là lao động chính khi ngày ngày theo cha mẹ lên nương rẫy. Bé nào đi học còn dẫn theo em nhỏ tới lớp vừa học vừa trông em bởi bố mẹ đi rừng. Thư nhớ ngày còn bé, mẹ đã dặn chị em Thư dù khổ mấy, nghèo mấy cũng phải bám lấy trường lớp, phải học mới thoát nghèo. Giờ nhìn những đứa trẻ nơi đây, lòng cô dấy lên bao nỗi xót xa.

Đêm cuối cùng ở Huyện Z…

Công việc phát quần áo và sách vở cho năm học mới đã xong xuôi. Sáng ngày mai, Thư sẽ trao học bổng cho một số bạn nhỏ khó khăn nhưng ham học. Cô cũng vận động mọi người được một chút ít cho năm gia đình nghèo nhất bản. Cô thấy nhẹ nhõm khi giúp đỡ được phần nào cho họ bớt cơ cực. Sắp xa nơi này sau hai ngày ngắn ngủi, Thư và các bạn thấy bùi ngùi. Có lẽ những vất vả của bà con nơi đây đã khiến các cô cậu sinh viên thấy nao lòng, đủ để thấy mình còn may mắn hơn vô số người trong cuộc đời này. Những lần đi phát quà sâu trong bản, chị Ngọc chỉ cùng đoàn đi buổi đầu tiên, những hôm sau đó chị ấy ở lại Ủy ban xã để trò chuyện tìm hiểu về tiềm năng phát triển kinh tế ở vùng này. Thư cũng chỉ nghe các thầy nói chuyện vậy chứ không bận tâm lắm.

Tối hôm ấy, cô thấy hồi hộp lắm, một phần vì sắp xa nơi này, một phần vì chuẩn bị về lại thành phố với mọi người. Hai ngày qua cô chỉ tranh thủ buổi trưa leo lên cây nhắn tin với chị và Bảo Long vì số lượng công việc nhiều, tối về mệt nhưng vẫn tổ chức các hoạt động hát hò, kiểm tra mọi thứ cho lần phát quà tiếp theo rồi mới đi ngủ.

Khi mọi người chuẩn bị đi ngủ, Thư để ý không thấy chị Ngọc đâu cả. Đây là công việc mỗi tối của cô vì Thư phụ trách phòng sinh viên nữ, chị Ngọc nằm ở phòng này. Cô vội chạy sang gọi anh Bí thư đoàn trường:

– Anh Phúc ơi, chị Bích Ngọc đi đâu rồi ạ!

Anh Phúc nhìn quanh, ở sân Ủy ban chỉ có một bóng đèn lớn phủ ánh sáng trong khu vực sân thôi. Anh nói:

– Hay cô ấy đi vệ sinh?

Thư lắc đầu:

– Em cũng không rõ ạ. Ban nãy em và các bạn bận kiểm tra lại quà để sáng mai phát học bổng và tranh thủ soạn đồ dùng cá nhân để mai đoàn về thành phố nên em không để ý. Hay anh em mình lấy đèn pin đi kiểm tra xem, em sẽ ra khu vực nhà vệ sinh và phía sau, còn anh đi phía trước này. Vì nơi này có mấy chỗ dốc lắm, lỡ chị ấy…

Dù không ưa chị Ngọc nhưng nhiệm vụ của Thư vẫn là kiểm soát công việc, chị ấy lại còn là khách và nhà tài trợ cho trường cô. Anh Phúc nghe Thư nói cũng đồng tình rồi gọi thêm các sinh viên nam cầm đèn pin chia nhau đi tìm. Thư và mấy bạn nữa ra tìm ở khu vực nhà vệ sinh và phía sau Ủy ban. Ngó không thấy Ngọc trong khu vệ sinh, Thư lại tiếp tục tìm xung quanh mấy cây to gần ủy ban. Đang căng mắt nhìn theo ánh quét của đèn pin, cô chợt nghe tiếng sột soạt như ai dẫm lên lá khô. Thư đảo mắt một ʋòпg rồi đi theo hướng đó:

– Chị Ngọc ơi!

Bỗng cô nghe một âm thanh yếu ớt:

– Chị…ở đây!

Thư vội chạy lại phía phát ra tiếng nói và há hốc miệng khi thấy Bích Ngọc đang chới với ngay con dốc dưới gốc cây to mà Thư hay leo lên bắt sóng điện thoại. Thư biết con dốc này, nó gần như là dựng đứng ngay dưới gốc cây, buổi tối lại trông hun hút rất đáng sợ. Vì Ngọc mặc áo sáng màu nên Thư dễ dàng phát hiện ra:

– Thư…cứu…cứu …chị….

Một tay Bích Ngọc bám lấy chiếc rễ cây to, một tay bấu chặt vào hòn đá nhọn chĩa ra từ con dốc. Thư biết Ngọc là tiểu thư lá ngọc cành vàng, chắc chắn sẽ vô cùng sợ hãï. Cô gọi lớn:

– Anh Phúc ơi, chị Ngọc bị trượt xuống vực!

Rồi Thư nói vọng xuống:

– Chị giữ chắc nhé!

Bích Ngọc như bất động, không dám nhúc nhích. Chỉ một viên đất rơi xuống cũng khiến cô hσảпg hốϮ như mình sắp bị rơi xuống hố sâu đen hoắm kia. Đúng lúc đó, Thư thấy một bóng đen lao xuống . Cô chỉ kịp nghe một tiếng “Phập”, một móc sắt được móc vào cành thấp nhất của cây rồi bóng đen ấy đu xuống. Anh ta đứng tгêภ một mỏm đá nhỏ chìa ra từ con dốc, với tay buộc dây thừng ngang lưng Ngọc rồi gọi lớn:

– Kéo lên!

Anh Phúc và mọi người chạy đến ra sức kéo Ngọc lên. Cô ấy cũng bám chặt vào sợi dây mà lên. Người áo đen vẫn đứng cheo leo tгêภ mỏm đá rồi bấu vào mấy hòn đá lớn chìa ra nhọn hoắt và như một người leo núi điệu nghệ từ từ leo lên.

Ở phía tгêภ, sau khi kéo được Ngọc, anh Phúc lại thả sợi dây thừng xuống để người kia bám vào. Thân thủ người này rất linh hoạt nên anh ta bám vào sợi dây, chân đạp vào con dốc mà lên.

Khi anh ta lên tới nơi, Thư trố mắt khi đèn rọi khuôn mặt người đó:

– Anh Dũng! Sao anh lại ở đây?

Dũng cười:

– Anh đi phượt, tình cờ qua đây thấy ai giống em nên chạy lại thử xem, ai ngờ là em thật!

Bích Ngọc cảm ơn mọi người rồi đi cà nhắc lại phía Thư, cầm lấy tay cô:

– Thư, nếu không có em chắc chị ૮.ɦ.ế.ƭ rồi!

Thư lắc đầu:

– Không đâu ạ! Là mọi người giúp chị mà!

Dũng lẩm bẩm:

– Cô hết chỗ chơi rồi hay sao mà trời tối đen như mực còn mò ra đây!

Đúng lúc đó, anh Phúc nói:

– May có anh bạn kia, giỏi thật đấy! Thôi, mọi người về nghỉ đi!

Cũng đúng phút giây đó, Ngọc nhếch môi cười rồi nói thật khẽ đủ cho Thư nghe:

– Thư, chào nhé!

Rồi bàn tay Ngọc đang nắm tay Thư giật mạnh. Thư còn chưa kịp định hình đã thấy cả thân mình ngã ra sau và rơi ʇ⚡︎ự do xuống con dốc phía dưới…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *