Ông và cháu 2

Tác giả: Phạm Thị Xuân

PHẦN II

Hơn bảy giờ tối, ông Quý mới về đến nhà. Vợ ông đang chờ ở cửa. Con Thu đang học bài ở góc nhà. Thấy ông về, cả hai bà cháu đều tỏ ý mừng rỡ. Bà Quý đưa chiếc khăn ướt cho ông lau mặt rồi hỏi:

-Sao bữa nay ông về muộn thế?

Ông không trả lời bà mà lại hỏi:

-Hai thằng rể quý của bà đã về chưa?

Bà không biết có chuyện gì nhưng nhìn nét mặt và nghe giọng nói của ông, bà biết ông đang giận lắm. Bà dè dặt:
-Chúng về từ lúc năm, sáu giờ gì đó. Mà có chuyện gì vậy ông?
Tự dưng, ông Quý nổi ҟҺùпg lên với vợ:
-Còn chuyện gì nữa, hai thằng rể quý của bà, tụi nó bán đứng tôi.

Bà Quý từ tốn:
-Kìa ông, nhưng mà có chuyện gì, ông phải nói ra tôi mới biết chứ? Với lại, tụi nó thì liên can gì đến tôi?
Ông tức giận:
-Sao không liên can đến bà? Chẳng phải bà đã khuyên tôi truyền nghề cho tụi nó à?
Vợ ông ngơ ngác:
-Chuyện truyền nghề là ý của ông, tôi chẳng qua chỉ…

Ông không để bà vợ nói hết câu:
-Thôi, thôi, không bàn cãi nữa. Bà gọi hai đứa sang đây cho tôi bảo!
Bà Quý nhỏ nhẹ:
-Thì ông cứ ăn cơm rồi tôi sẽ gọi chúng!
Ông lắc đầu:
-Còn bụng dạ đâu mà ăn với uống!
Con Thu nãy giờ ngồi nghe ông bà nói chuyện, đến đây, nó chợt chen vào:
-Ông ơi, ông ăn cơm đi ông. Có chuyện gì từ từ hãy tính, ông nhé!
Tiếng nói dịu dàng và vẻ mặt van lơn của con cháu làm ông nguôi nguôi. Ông ngồi xuống tấm phản:
-Ừ, thế thì ăn vậy!
Vợ ông bưng mâm cơm để phần ông tгêภ bàn xuống phản. Ông Quý vừa mở nắp l*иg bàn vừa gọi cháu:
-Thu, sang đây ăn cơm với ông!
Con bé lắc đầu:
-Con vừa mới ăn xong, no lắm rồi. Ông ăn đi ông!

Tuy nói thế, Thu vẫn bước sang ngồi gần ông. Thu bới cơm cho ông rồi ngồi nhìn ông ăn. Cả ngày chưa có hạt cơm nào vào bụng, ông Quý ngồi ăn một cách ngon lành. Với lại, vợ ông biết cả ngày ông đã vất vả, ông lại chỉ ăn buổi tối nên lúc nào bà cũng cố dành cho ông những thức ăn ngon nhất.
Ông Quý bưng tô canh lên húp một hơi, đây là món canh cá nục nấu với dưa hường mà ông vẫn thích. Chừng cũng đã lưng lửng bụng rồi, ông bảo con cháu:
-Lấy chén ăn thêm với ông chén cơm, có sức mà học. Mầy gầy thế, phải ăn nhiều nhiều một chút.
-Dạ!
Lần này, Thu không từ chối nữa. Nó đi xuống bếp lấy chén đũa rồi đến ngồi lên phản. Ông Quý dành việc xúc cơm cho cháu. Con bé xẻ bớt nửa chén cơm vào dĩa:
-Cháu ăn từng này thôi!

Ông Quý không bằng lòng, ông vừa gắp cho cháu nửa miếng cá ngừ, vừa nói:
-Ăn nhiều vào, không mẹ mày gặp mày lại bảo ông bà bỏ đói không cho mày ăn uống đầy đủ.
Thu cười:
-Mẹ cháu chẳng dám trách đâu, ơn ông không hết nữa là!
Nói chuyện với cháu làm ông quên đi cơn giận lúc chiều. Nhưng sau khi ăn cơm xong, khi con bé bưng mâm chén bát xuống bếp rửa, cơn giận lại sôi sục trong lòng ông. Ông nói với bà:
-Bà kêu thằng Hà với thằng Việt lên đây cho tôi!
-Vâng!
Bà vợ đã quay đi, ông lại hỏi:
-Thế thằng Thuyên đi đâu mà nãy giờ không thấy?

Bà Quý quay lại nhìn ông:
-Nó đi họp thanh niên rồi!
Ông Quý nhướng mắt lên:
-Sao đi họp sớm thế?

Bà Quý chậm rãi:
-Ăn cơm xong là có người vào gọi đi ngay. Thế khi đi ngang qua trụ sở dân phòng, ông không thấy chúng họp à?
Ông Quý gật đầu:
-Ừ nhỉ, nhưng mà tôi không để ý. Thôi, bà đi đi!
Bà Quý đi rồi, ông Quý ngồi lặng lẽ uống nước một mình. Vừa nghĩ, ông vừa tức, lại vừa buồn. Không nén được, ông cҺửι đổng một câu:
-Mẹ cha nó, cái quân ăn cháo đá bát!

Ông định cҺửι thêm mấy câu cho đỡ tức thì vợ ông và vợ chồng anh Việt bước vào. Có thêm hai đứa trẻ con họ đi theo. Chị con gáι và hai đứa trẻ đến ngồi ở bộ phản, sau lưng ông Quý. Cô Thảo chào ông:
-Hôm nay ba về khuya ạ!
Ông Quý chỉ gật đầu, không trả lời. Anh con rể kéo ghế ngồi xuống rồi quay sang nhìn ông:
-Ba cho gọi con phải không ạ?
Ông Quý nhìn thẳng vào mặt cậu con rể út:
-Thật anh không biết vì sao tôi gọi anh à?
Anh Việt ngơ ngác:
-Con không biết? Có chuyện gì vậy ba?

Ông trả lời bằng một câu hỏi khác:
-Thế anh kia đâu, sao không đến với anh?
Bà vợ đến gần ông:
-Thằng Hà xuống chợ chở vợ nó, chắc cũng gần về rồi!
Ông xua tay:
-Thế cũng được. Tôi sẽ nói chuyện với anh kia sau. Này anh Việt, ai dạy nghề hoạn heo cho anh thế?
Anh Việt hơi mỉm cười:
-Dạ, ba dạy nghề cho con với anh Hà ạ!
Giọng ông chậm rãi:
-Tôi dạy anh, anh cũng gọi tôi là ba…vậy sao tôi còn khỏe mạnh thế này mà anh nói với người ta là tôi Ьệпh hoạn, mắt mờ, tay chân yếu, không làm việc được nữa?

Mặt anh Việt hơi tái lại. Anh đứng bật dậy như ngồi phải tổ kiến lửa:
-Ai nói với ba thế? Ba nói đi, con sẽ cho nó một trận.
Ông Quý đưa tay ra:
-Anh ngồi xuống đi, đừng có nóng nảy như thế!
Anh Việt vẫn không chịu ngồi xuống:
-Nhưng con tức lắm, thằng nào nó ghen ăn tức ở với con mà ᵭộc mồm ᵭộc miệng như thế.

Ông Quý nổi giận:
-Chưa chi mà mầy đã cҺửι người ta như thế. Mày đã biết họ là ai đâu, họ là người đưa cho mầy công việc để nuôi cả nhà đó. Nhìn cái bản mặt bây, tao đã biết là quân không ra gì!
Anh Việt có vẻ bất mãn:
-Nhưng con có làm gì đâu mà ba cҺửι con?
Ông Quý càng giận dữ:

-Mày không làm gì à? Thiên hạ người ta ai cũng biết, chúng mày ăn cháo đá bát. Tao đã bảo chúng mày, tao già rồi, chúng mày còn trẻ, đi xa xa một chút cũng được. Tao đã truyền nghề cho chúng mày, làm được rồi lại phản phúc. Tao đã nghe người ta nói nhiều lần rồi nhưng đều bỏ qua cho yên cửa, yên nhà, không ngờ chúng mày ngày càng quá quắt. Mày hỏi tao nghe ai à, là nghe chính miệng mấy nhà có heo hoạn mà chúng bay đã dành của tao đấy. Họ có ganh ghét gì chúng bay, họ chỉ nói sự thật, mày có còn muốn cãi chày cãi cối nữa không? Con với rể! Số tôi sao vô phúc thế này?

Ông Quý nói một thôi một hồi, mắt ông long lên vì tức giận. Anh Việt đã định cãi lại nhưng vợ anh đã kéo tay can ngăn. Tính ông vốn nóng nảy. Cứ để ông trút hết cơn giận, ông sẽ trở lại hiền hòa ngay. Thật vậy, sau khi nói xong, mặt ông giãn ra, xem ra ông đã nguôi nguôi rồi. Nhưng đúng lúc ấy, anh Hà vừa chở vợ về đến nhà. Vừa vào đến cửa, miệng anh đã bô bô:

-Có việc gì vui mà nhà mình tập trung đông đủ thế này? Sao cả nhà không đợi con?
Rồi anh ta ngạc nhiên nhìn người em cột chèo:
-Hôm nay cậu làm sao vậy, cả ngày không ai kêu hoạn heo à?
Anh Việt chưa kịp trả lời, ông Quý đã lên tiếng:
-Cả nhà đang đợi anh đấy! Anh cũng ngồi xuống đây đi, tôi có chuyện muốn nói với anh đây!
Rồi ông lẩm bẩm:
-E thằng Việt bị oan rồi!

Anh Hà thắc mắc:
-Oan gì vậy ông?
Ông Quý nạt:
-Tôi đã bảo anh ngồi xuống!
Bây giờ, Hà mới chú ý đến vẻ mặt tức giận của ba vợ, anh ta khép nép ngồi xuống cạnh anh Việt.
Lại những lời buộc Ϯộι của ông Quý, lại những câu chối đây đẩy của anh con rể. Rồi đột nhiên, hai anh con rể cùng nhìn nhau và hai câu nói như cùng phát ra một lúc:
-Hay là anh?
-Hay là cậu?

Ông Quý ngao ngán nhìn hai người:
-Thôi, hai đứa bay đừng diễn kịch trước mặt tao nữa. Cả hai đi đi cho khuất mắt tao. Tao nói lần này là lần cuối, nếu hai đứa bay còn tiếp tục làm chuyện này thì liệu dọn đi chỗ khác mà ở. Thằng già này nói được là làm được, tụi bây hiểu không?
-Dạ, chúng con hiểu!
Hai chàng rể vội vã tháo lui.

(Còn tiếp)

P.T.X
Ảnh : TG

Bài viết khác

Tình đồng đội của những người lính nó thiêng liêng trân quý biết bao

Hai lão ấy là đồng môn, học hết phổ thông thì cùng đi bộ đội, ở cùng một đơn vị, vào sinh ra tử có nhau. Hết chiến tranh, cả hai cùng về theo nghiệp bút nghiên. Tuy nhiên sau này chỉ một lão thành đạt làm Quan đứng đầu một Sở. Còn lão kia […]

Bình đẳng không có nghĩa là công bằng, không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng ᵭάпҺ trượt sinh viên nào nhưng đã từng ᵭάпҺ trượt cả một lớρ. Lớρ đó kiên quγết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội bình đẳng, không ai giàu và cũng […]

Một ly sữα – Câu chuyện thú vị ᵭầy tính nhân văn ấm áρ tình người.

Có một cậu bé nghèo bán hàng ɾong ở các khu nhà ᵭể kiếm tiền ᵭi học. Hôm ᵭó, cậu lục túi chỉ còn chỉ còn mấy ᵭồng tiền ít ỏi mà bụng ᵭαng ɾất ᵭói. Cậu quyết ᵭịnh xin một bữα ăn tại một căn nhà gần ᵭó. Cậu hốt hoảng khi thấy một […]