Ở Rể 9
T/g:#NguyễnThanhMai.
—————-
Thanh tiếp tục ở lại giúp việc cho nhà bác Ân. Hàng ngày nó vẫn đi theo sát vợ chồng chị Phương. Do cái Nga về xuôi rồi nên một mình cái Thanh buồn lắm.
Nó lủi thủi làm việc suốt ngày, đến đêm khuya mới nghỉ. Lúc nào nó cũng buồn ngủ díu mắt vào.
Ở đấy một tuần mới được họp một phiên chợ. Hôm ấy đến chợ phiên . Nhưng cách xa hơn chục cây số. Mà đường đồi núi lại ngoằn ngoèo, lên dốc và xuống dốc rất khó đi. Bác gáι cho Thanh đi cùng để mua đồ còn có người ҳάch giúp.
Thanh mặc chiếc áo loong Nhật màu xanh lam, cổ sam và chiết ly, ống tay hơi loe. Với cái quần âu màu tàn tҺuốc ℓά tгêภ đùi bo 26. Dưới ống loe 30. Đi đôi dép pitip quai hậu chỉ cao 2 ρhâп đế bằng. Như vậy rất hợp mốt thời đó.
Nó không thích guốc mộc lộc cộc hoặc guốc dép cao gót. Vì đi đường rừng, ngoằn ngoèo, lên nhiều dốc, cũng không thể đi được. Sẽ vấp ngã hoặc trẹo chân.
Đi qua mấy dốc và những con suối chảy róc rách vắt qua đường đi. Nó phải bỏ dép ra đi chân đất qua suối và dắt tay đưa bác gáι lội qua.
Hai bác cháu đến chợ, cũng có một số hàng quán như ở xuôi. Nhưng gặp rất nhiều các bà, các cô, các chị thuộc nhiều người dân tộc miền núi.
Nó cứ nhìn các cô gáι dân tộc,đa số là béo và đen. Nhưng họ rất khỏe, chân họ to như chân voi.
Nó hỏi bác gáι:
– Sao nhiều người dân tộc đi chợ thế bác?
– Thì hàng tuần mới có phiên chợ, nên mọi người dân tộc vùng cao quanh đây họ cũng đi mua sắm như bác cháu mình đấy mà.
Thanh tò mò hỏi tiếp:
– Bác ơi, thế họ thuộc người dân tộc gì mà họ nói ríu rít như chim. Có người nói xì xồ như Tây thế hở bác? Có người nói tiếng giống như mình, nhưng ngọng lơ lớ tiếng Việt, không đúng từ chữ chính tả bác ạ?
Bác gáι bảo:
– Họ là dân tộc khác, chứ không phải như mình dưới xuôi lên đây là dân tộc Kinh.
Người Kinh mình là đông nhất. Và khôn lỏi nhất. Còn người dân tộc vùng cao thì dân ít hơn và họ thật thà cái bụng hơn. Ví dụ: Dân tộc Mường , Tày, Nùng. Dao, Sán Dìu, Hà Nhì. Nhiều dân tộc lắm cháu ạ.
– Vâng, thế hở bác? Cháu hiểu rồi.
Cháu học lịch sử có nói: Việt Nam có 54 dân tộc anh em cơ mà!
Ở đây cháu thấy họ quấn những mảnh vải thêu chỉ xanh, đỏ, tím, vàng, chân họ quấn chặt, bó chặt như xà cạp. Đầu cũng trùm kín các loại vải khác nhau và cũng thêu nhiều chỉ xanh, đỏ. Thế thì làm việc nó vướng, khó lắm bác nhỉ? Và nếu thời tiết mùa đông thì còn được, chứ mùa hè thì nóng lắm, ૮.ɦ.ế.ƭ bức?
Lần đầu tiên trong đời, Thanh được lên miền ngược và đi chợ phiên. Đường rừng núi nương đèo, lúc ngoi lên, lúc tụt xuống, rất vất vả.
Khi trở về , bác gáι dẫn Thanh vào nhà họ hàng bà con ở quê thuộc xã Công Trúc cùng huyện Vĩnh Bảo. Họ lên đây khai hoang vùng kinh tế mới lâu rồi. Nhưng khác xã nhà bác Ân. Họ dẫn Thanh đi thăm đồi mía đang thu hoạch dở. Đồi sắn đã ba năm chưa có người làm , vẫn để đấy.
Các bác ấy bảo: “giờ những củ sắn phải to như bắp đùi rồi đấy!”
Nhà bà bạn bác Ân này thóc lúa nương và ngô chưa tách hạt cũng chồng lên tới nóc nhà chật kín. Gạo nương tгêภ này ngon thật, ăn cơm không cần thức ăn cũng được vài bát.
Nhà bà bạn bác Ân cũng có hai trai và hai gáι. Nhưng hai cô con gáι vừa lùn vừa béo ục uỵch, đầu tóc không được gọn gàng, nhìn không được bắt mắt. Con trai lớn nhà bà ấy có vợ và ở riêng rồi. Con trai thứ hai 25 tuổi chưa có người yêu.
Thanh là gáι miền xuôi lên đây làm việc lại gọn gàng xinh xắn. Anh kia siêu lòng ngay từ phút đầu nhìn thấy . Anh bảo bà mẹ anh hỏi thăm bác Ân xem có phải cô ấy là cháu họ của bác dưới xuôi không?
Anh ta cũng trắng trẻo, cao ráo, cũng đẹp trai. Mặc quần bò xanh và áo loong Nhật màu xanh lam ngắn tay, giống màu áo của Thanh . Trông anh ta cũng gọn nhẹ phong độ. Khác hẳn hai cô em gáι béo ục uỵch kia.
Anh ấy đến nắm tay bác Ân gáι và nói nhỏ:
– Bác ơi! Bác có cháu gáι ở xuôi lên đây, xinh xắn và nhanh nhẹn thế? Bác gả cháu gáι cho cháu nhé?
Mặc dù anh ta cũng vừa nói vừa đỏ bừng mặt. Nhưng vẫn mạnh dạn hỏi thế.
Bác gáι bảo:
– Nó bị lạc lối lên đây thôi, nó vào Hưng Yên để còn muốn tiếp tục đi học. Chưa muốn lấy chồng đâu. Con trai bác còn hai thằng chưa lấy vợ kia, nó cũng đang thích con bé ấy…
Anh kia lẩm bẩm:
– “Bác nói thế hóa ra như nhận phần cho con trai bác rồi?”
Nhưng thật lòng trong thâm tâm, cái Thanh thấy thích anh này hơn hai anh con trai bác Ân. Nếu giả sử không được học tiếp. Mà phải lấy chồng thì nó chọn anh này. Vì trong lòng nó không hề có cảm tình gì với anh lớn tóc xoăn.
Còn anh bé thì chuyên môn trêu gáι và nói tục, nói bậy.
Mỗi lần nghe anh Tam trêu chọc là nó ghét cay ghét đắng.
Nó không biết anh con trai của người bạn bác Ân đã xin tên tuổi, địa chỉ quê quán của Thanh. Xong anh ta ghi vào giấy gấp cất đi rồi.
Hôm ấy hai bác cháu ăn cơm trưa ở nhà bà bạn ấy. Cái Thanh thấy họ luộc một nong đầy củ sắn tươi , củ nào cũng trắng phau và bở lắm. Thanh thấy sắn bở ngon quá. Nó cứ thích ăn sắn chứ nó xấu hổ không dám ăn cơm.
Bà bạn của bác gáι nhìn thấy nó cũng quý lắm. Bà dắt tay nó ra ăn cùng mọi người. Bà bảo:
– Cháu đừng ăn sắn, đấy là để cho lợn và nấu ɾượu thôi. Cháu ngồi đây, ăn cơm với ϮhịϮ gà đồi này.
Quay ra bác gáι, bà hỏi:
– Nhà bà có nhiều người làm rồi, Bà để con bé ở đây với nhà tôi nhé?
Bác Ân mê tơi, lắc đầu không nghe và cái Thanh cũng đời nào nó ở đấy!
Chiều tối, hai bác cháu mới về đến nhà. Bác mua mấy thứ đồ khô cần thiết cho gia đình. Cái Thanh phải vừa ҳάch hàng vừa ҳάch dép. Chân tay đầu gối mỏi rụng rời. Hai con trai bác Ân nhìn thấy Thanh mặc quần âu bó và áo loong Nhật chít eo, mặt đỏ bừng trông càng xinh gáι. Anh lớn cứ nhìn ngớp và bồi hồi không yên. Trong lòng anh yêu thích Thanh từ lâu rồi. Nhưng không dám nói và không biết mở lời như thế nào…
Thời gian ấy, bác trai thấy Thanh buồn bã một mình, bác trai cho gọi cháu gáι là Huệ và cái Tình là bạn của nó đến làm. ( bọn họ hơn Thanh 2 tuổi)
Chúng nó 21, còn Thanh 19 tuổi.
Từ hồi có ba cô gáι ở nhà bác Ân. Bọn trai bản quanh đấy và mấy anh bộ đội tối nào cũng thập thò ở ngõ nhà bác. Thì ra hai chị kia cũng quen nhiều bạn trai rồi. Họ huýt sáo miệng làm hiệu, là hai chị đi chơi, đến khuya mới về. Mai đi làm nương cứ ngủ gật, làm việc uể oải, không được chịu khó chỉn chu như Thanh.
Có hai anh bộ đội cứ ngấp nghến muốn làm quen Thanh, nhưng không ai rủ được Thanh ra khỏi nhà bác Ân. Ban ngày đi làm nương thì Thanh theo sát vợ chồng chị Phương. Tối về thì ngủ cùng bác gáι, hôm thì ngủ cùng cháu gáι nhỏ có họ nhà bác ở quê lên chơi.
Các anh muốn gặp và yêu được Thanh thật chứ không lăng nhăng. Nên hai anh đã mạnh dạn đến nhà xin phép vợ chồng bác Ân để hàng tối được đến nhà bác chơi. Những người này toàn người ʇ⚡︎ử tế. ( Trong đó có anh con bà bạn hôm bác gáι dẫn Thanh đi chợ phiên gặp ấy. Anh ta cũng xin phép bác Ân được đến nhà chơi)
Đường rừng lại xa hơn chục cây số, khó đi lắm, mà anh ta cứ đến. Cũng chẳng dám nói gì, cứ đỏ mặt ấp úng ngồi chơi nói chuyện với hai bác một lúc rồi về.
Mấy hôm sau: nghe tin Thanh chuẩn bị về xuôi chứ không yêu đương gì và không lấy chồng miền núi đâu. Nên các anh kia chưa kịp làm quen, biết khó có cơ hội nên không đến nhà bác Ân nữa.
Những anh quen cũ chỉ rủ được chị Huệ và chị Tình đi chơi. Còn ba anh khác vẫn cứ đến. Nhưng xong việc là Thanh co cẳng đi ngủ chứ không tiếp chuyện ai cả. Có một anh bộ đội quê miền xuôi, cùng huyện Vĩnh Bảo với Thanh, anh cũng ý tứ hỏi địa chỉ của Thanh, anh ghi vào quyển sổ tay chuyên môn để túi ռ.ɠ-ự.ɕ. Anh là bộ đội Trinh Sát.
Hai tháng sau, Thanh nhận được thư ở nhà của chị gáι và anh trai gửi lên. Thanh xin phép hai bác thu xếp về xuôi.
Hai bác bảo:
– Để bác đưa về tận nhà rồi bác có chuyện nói với Thầy Bu cháu.
Cái Thanh chưa thuộc đường lối và tàu xe. Nên nó đồng ý để bác trai đưa về. Bác mang một yến ngô và yến gạo nương, về biếu Thầy Bu Thanh. Đồng thời bác gói tiền công của Thanh vào phong bì, rồi đưa cho Bu. Thanh chẳng biết bác đưa bao nhiêu!
Bác trai ngỏ lời hỏi Thanh cho anh Dần – Con trai bác.
Thầy Thanh thì gật đầu tâm đắc. Ông bà rất quý trọng bác Ân. Nhà có 3 con gà mái đang đẻ, Thầy Bu ϮhịϮ con mái nâu để làm cơm đãi bác. Ông bà giữ bác ở lại 2-3 ngày rồi hãy về.
Bác trai bảo:
– Tiện chuyến về quê, tôi có chuyện muốn thưa với ông bà, xong rồi tôi sang thăm vợ chồng chú Thân ở bên huyện, rồi tôi xin phép về luôn.
Ngừng một tý, bác uống ngụm nước chè xanh rồi nói tiếp:
– “Thật là :” Văn Kỳ Thanh, Bất Kiến Kỳ Hình!”
Biết tiếng ông bà đã lâu, nhưng nay tôi mới có dịp được diện kiến gặp mặt. Người ta nói: “Trông mẹ nghé mà tậu trâu con!”
Quả rất đúng. Tôi thấy ông bà là người phúc hậu, cháu Thanh ngoan, siêng năng và chăm chỉ, thật thà. Gia đình tôi rất quý mến con bé. Thật lòng là tôi muốn xin phép ông bà tác hợp cho cháu làm con dâu gia đình tôi. Con trai thứ hai của tôi là thằng Dần, năm nay 23 tuổi rồi. Nó rất ưng và thích cháu Thanh, mà nó chưa dám nói.
Thầy của Thanh thì ưng và nhất trí ngay. Muốn Thanh được làm dâu nhà bác này, sẽ được giàu có và no đủ. Ngày ấy các cụ cứ thấy nhiều nương đồi, nhiều thóc lúa, gạo, ngô , khoai ,sắn là thích rồi.
Nhưng Bu của Thanh là mẫu phụ nữ Cách Mạng, mà cũng rất hiện đại. Bà là người rất hiểu biết và lo xa, bà bảo:
– Chúng tôi cảm ơn ý tốt của gia đình, gặp nhau ở đời cũng là do Duyên từ kiếp trước. Lúc cháu lạc đường và cơ nhỡ, gia đình cưu mang giúp đỡ, lại cho gạo, cho tiền. Chúng tôi không bao giờ quên ơn.
Còn chuyện lấy nhau thì tùy quyền quyết định của hai cháu.
” Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên?”
Nó muốn lấy ai thì quyền nó. Nếu nó đồng ý thì chúng tôi cũng không có gì cản trở. Nếu nó chưa muốn lấy chồng thì chúng tôi cũng đành phải chịu, bác ạ!
Còn về phía Thanh: nó rất kính trọng hai bác ấy. Nhưng không có cảm tình gì với hai anh con trai của bác. Nên Thanh bảo:
– Dạ, cảm ơn hai bác đã quan tâm giúp đỡ con trong suốt thời gian qua. Nhưng con vẫn muốn xin học tiếp trường “VỪA HỌC VỪA LÀM” ở bên huyện. Chứ con chưa có ý muốn lấy chồng.
Con coi hai bác như Thầy Bu đỡ đầu, còn anh Dần như một người anh trai. Mong hai bác hiểu và thông cảm cho con. Sau này có điều kiện, con vẫn sẽ đi lại thăm hai bác và các anh tгêภ ấy.
Thế là Thầy Bu Thanh và bác vừa hụt hẫng ngạc nhiên vừa buồn bã vô cùng.
Bác cáo từ ra về. Bác sang huyện thăm em trai bác, rồi lại về Miền Ngược.
Dù từ chối làm dâu miền núi nhưng Thanh vẫn thấy một nỗi buồn man mác len lỏi trong lòng.
Từ đó mỗi lần ra đồng làm, cái Thanh vẫn cứ nhớ và tưởng tượng đến nương đồi ở Lào Cai và thương hai bác ấy.
Thanh ở nhà vừa làm việc gấp đôi người khác để giúp đỡ Thầy Bu. Vừa tiếp tục xin học. Thanh học cùng với một số các anh chị cάп bộ lớn tuổi ở bên huyện. Họ học đại học tại chức để nâng cao năng lực & kiến thức.
Tổng kết khóa học. Thanh đạt loại giỏi. Buổi kết thúc được liên hoan một bữa no đầy đủ thức ăn. Được vào xem phim ở rạp chiếu bóng 20-8. Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo- Hải Phòng. Hôm ấy chiếu bộ phim:
“LÀNG VŨ ĐẠI NGÀY ẤY.”
Thanh nhớ mãi lời ông giảng viên trong khóa học, nhấn mạnh:
-Người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh chịu nhiều mất mát hy sinh thiệt thòi . Khi tuổi đang xuân, má đang hồng, người yêu ra chiến trường đã hy sinh. Nhưng họ vẫn một lòng chung thủy và giữ gìn tiết hạnh. Có nhiều chị em chấp nhận sống đơn thân suốt cuộc đời.
Vì vậy: Đảng và Bác Hồ đã áp dụng chính sách mới:
” Hủy bỏ tư tưởng phong kiến. Người phụ nữ được quyền sống, quyền bình đẳng, quyền được yêu . Quyền mưu cầu Hạnh Phúc.
Người phụ nữ có thể không được làm vợ , nhưng vẫn có quyền ĐƯỢC LÀM MẸ MỘT LẦN!”
Thanh được nhận khóa học đào tạo thêm 3 tháng nữa ở nhà hát Nguyễn Bỉnh Khiêm và làm bài thi KIỂM TRA đoạt loại giỏi.
Thanh được các anh bí thư Xã Đoàn và bí thư Đảng ủy Xã, đề xuất: KẾT NẠP ĐẢNG:
-vào tháng 3 -1984.
Sau đó: Thanh sang nhà bà Hòa hỏi thăm tình hình sức khỏe của bà và chị Hạnh. Cháu trai con chị rất kháu khỉnh. Anh Ngọ không thả diều nữa. Anh quý vợ con, nhưng ở nhà vợ là anh ngại. Anh xin phép bà Hòa:
– Bà cho nhà con đưa cháu về bên Nội ở. Để con còn đi lên Lào Cai làm tiếp.
Bà Hòa giật mình, nghĩ thầm:
“Tưởng nó đã cắt tóc gọn gàng, không thả diều là mình mừng rồi. Ai ngờ giờ nó lại giở quẻ bắt vợ con về ở cái đất và gần ao sâu lạnh lẽo có đầy Ma?”
Chị Hạnh cũng không đồng ý về đấy. Hai bên găng nhau căng thẳng. Thầy Bu anh Ngọ phải đến ρhâп tích mãi và động viên anh đừng nên ρhâп biệt và mặc cảm.
Bà Bu anh Ngọ nói:
-Nhà bà Hòa có mỗi mình, không có con trai, sau này bà già yếu ốm đau nhờ vào ai? Mà bà lão cũng hiền lành thương con, vun đắp cho các con chứ người ta có ρhâп biệt gì đâu? Mất đi rồi có mang được nhà đất xuống mồ đâu?
Mày là đàn ông phải sống thoáng đãng và mở lòng hài hòa đi chứ?
Mày là một quân nhân xuất sắc tгêภ chiến trường, mà trong góc độ gia đình, mày lại ʇ⚡︎ự ti mặc cảm thế?
Mày trông gương thằng Thành bạn bộ đội với mày, cùng về đợt ấy. Nó cũng Ở RỂ mà có sao đâu? Mọi người đều quý mến. Gia đình hạnh phúc, vợ con đề huề.!
Từ đó, anh Ngọ đã hiểu ra. Anh và mẹ vợ đã vui vẻ hài hòa , hiểu cho nhau. Chị Hạnh mừng vui đến chảy cả nước mắt.
Cũng là nước mắt: Nhưng có lúc là giọt nước mắt đau khổ, chia ly.
Cũng có lúc những giọt nước mắt đong đầy Hạnh Phúc.
Hai anh chị sống hạnh phúc và hòa thuận. Sau đợt đó, anh Ngọ lại lên Lào Cai, vẫn làm ở nhà anh Trí. Nhưng thỉnh thoảng lại chạy sang nhà bác Ân thăm hỏi và chơi ở đấy một lúc. Cứ vài tháng anh lại về xuôi thăm vợ con và gánh một gánh sắn tươi về.
*******
Ba năm sau:
Vợ chồng anh Ngọ lại sinh thêm một cô con gáι nữa. Thế là có nếp có tẻ, gia đình đầy ắp tiếng cười.
Còn trường hợp chị Hường cùng xóm của Thanh và vợ chồng anh Ngọ:
– Anh Thiên cũng đi bộ đội cùng đợt anh Ngọ. Chị Hường cũng được chi bộ Đảng Ủy tổ chức cưới vắng chú Rể. Cùng đợt với chị Hiền và chị Hạnh ấy. Nhưng tình duyên của chị Hường lận đận, vất vả long đong chứ cũng không suôn sẻ gì.
Mẹ vợ và chàng rể còn xung khắc ᵭấu khẩu hơn nhà anh Ngọ nhiều nữa..
Nhà chị Hường cũng chỉ có hai cô con gáι: Cô bé lấy chồng ở xã bên. Còn chị Hường cũng lấy anh Thiên xóm dưới, đi bộ đội về cùng anh Ngọ và anh Thành. Nhưng anh còn ʇ⚡︎ự ái và sĩ diện cao độ gấp đôi anh Ngọ.
Nhiều lần anh cãi nhau tay đôi với mẹ vợ. Chị Hường không nói được ai. Chị chỉ có vật vã khóc. Rồi chị mua chiếc giường gấp, bê xuống nhà ngang chuyên để thóc gạo và đồ dùng. Chị nằm ngủ một mình ở đấy. Chị cũng không còn hơi sức để nói chồng và mẹ đẻ nữa.
Chị cứ để mặc kệ, một thời gian chiến tranh lạnh giữa mẹ vợ và chàng rể giống y như nhà anh Ngọ với bà Hòa hồi trước. Sau đó, anh Thiên nóng nảy, quá cùn bực với mẹ vợ, anh bỏ về nhà Thầy Bu anh, không Ở RỂ nhà chị Hường nữa.
Chị Hường thương mẹ già côi cút một mình, chị cương quyết không về nhà anh Thiên.
Hai vợ chồng lại ở mỗi người một nơi. Anh Thiên ức chế đến lôi vợ con về.
Chị Hường cũng cương sừng lên và làm đơn Ly Hôn.
Còn tiếp.