Ở Rể 8

Tác giả:#NguyễnThanhMai.
—————-
Anh chủ mà anh em nhà anh Ngọ làm hộ ấy tên là Trí, cứ nhìn xoáy vào Thanh và hỏi:
– Các em ở dưới xuôi, gần nhà anh Ngọ à?
Thanh thấy thái độ của anh ta không bình thường, nên chỉ kịp trả lời vội vàng:
– Vâng!
Rồi nó đã chuẩn bị ϮιпҺ thần để chạy. Thấy anh cứ muốn sán gần lại hai đứa. Cái Nga nó vội vàng đội bó củi lên đầu rồi đi trước.

Đáng kể cái Nga phải bám sát hai đứa cùng nhau chứ! Ở giữa rừng đồi chuối và cây cối rậm rạp um tùm như thế, lại vắng người, nên cái Thanh nó sợ anh ta quá.
Cái anh Trí kia lại lao đến gần chỗ Thanh. Thanh vội vàng buộc thật nhanh bó lá chuối rừng non vào , rồi cũng đội lên đầu. Anh ta giang tay định ôm Thanh lại…

Thanh run rẩy, chân như muốn khụy xuống. Thanh nhanh trí khom người xuống, hai tay vẫn giữ nguyên bó lá chuối tгêภ đầu. Nó cúi xuống chui luồn qua dưới ʋòпg tay của anh ta…
Thế là anh ta vồ hụt. Anh ta bị ngã chúi đầu về phía trước. May phúc cái Thanh đã chạy cách xa được khoảng chục mét rồi.
Nó vừa chạy vừa thở vừa gọi:
– Nga ơi! Chờ tao với?
Cái Nga quay lại, thở hổn hển. Cái Thanh bảo:
– Mày đừng đội bó củi nữa. Vất đấy thôi. Đường gập ghềnh khó đi, tao với mày chỉ khênh mỗi đội lá chuối này về cho cá thôi. Củi nhà bác ấy vẫn còn nhiều. Lúc nào rỗi hãy lấy sau. Cái anh kia định vồ tao. May mà tao thoát được đấy. Chạy nhanh lên không thì anh ta đuổi kịp.
Hai đứa chạy quáng quàng, bao nhiêu đá sỏi, dây rợ, gai góc, bất chấp cứ chạy. Chân tay xây sát quần áo rách tả tơi, người bê bết lôi thôi.
Về đến nhà là xỉ tối. Cái Thanh lúc này mới bật khóc. Chị Phương và bác gáι thấy vậy hỏi:
– Sao hai đứa về muộn thế, không về cùng các anh. Đường rừng nhiều gai góc chắc bị lạc lối hở?

– Dạ, không phải, cháu nhớ đường rồi. Nhưng thấy nhiều lá chuối non, cháu dừng lại cắt về cho cá.
Cái nhà anh Trí sấn vào định vồ cháu. May mà cháu tránh được và chạy thoát.
Chị Phương bảo:
– Dạo này lên nương rẫy, các em phải nhớ đi về cùng mọi người nhé. Không được đi một mình, nhìn cái gì cũng tiếc, cũng muốn lấy về. Nặng không mang được, mà lại bị kẻ xấu nó bắt nó hãm hϊếp thì sao?

Ngừng một tý, chị nói tiếp:
– Nhà anh Trí ấy khỏe và “dê cụ” lắm, suốt ngày đêm, bạ lúc nào là bắt vợ phải phục vụ tì-ภ-.ђ ๔.-ụ.ς. Vợ anh ấy dưới xuôi lên đây làm rồi lấy anh ta. Chị là người hiền lành xinh xắn và chăm chỉ.
Nhưng hơi nhỏ người, không phục vụ nổi chồng. Chị phát ốm đau lên. Không đi làm nương được. Con thì cứ đẻ sòn sòn mỗi năm một đứa. Tất cả 7 đứa rồi. Chẳng được học hành gì, đứa nọ trông đứa kia cũng không xong. Chị vợ không đáp ứng được sự đòi hỏi ҡıṅһ ҡһủṅɢ của anh ta. Chỉ mong anh ta đi tìm mà hỏi lấy được người khác. Để chị vợ đỡ bị hành thân ҳάc suốt ngày đêm.

Nhưng hồi đó, con gáι tгêภ vùng cao ít lắm. Cứ mới lớn choai choai 15-17 tuổi là đã bị gả chồng rồi.
Có mấy trường hợp 13-14 tuổi , hai gia đình họ giao hẹn gả con cho nhau, rồi cưới về lấy người làm . Cũng nhiều trường hợp các em phải trốn đấy. Có nhiều cháu phải bỏ về. Họ bảo là ” Tảo Hôn”
Con gáι gả cho nhà người ta rồi mà bỏ về, sẽ bị đền cho nhà trai gấp đôi số tiền họ bỏ ra cưới.
Vì họ áp dụng câu tục ngữ:
“Gái chê chồng một đồng thành hai”
**********

Nói tiếp về anh Trí này quá khỏe , tì-ภ-.ђ ๔.-ụ.ς quá cao, lúc nào cũng như con Hổ đói mồi.
Đàn con thì nheo nhóc, vợ thì ốm yếu vì anh ta. Mà vẫn không tha, bất cứ lúc nào anh ta muốn là cố đè vợ ra mà hùng hục như trâu.
Kể cả là đang trong lúc làm nương. Lúc chập tối về nhà…
Vì vậy, nhà anh ta không có đàn bà con gáι nào dám đến làm.
May phúc thời gian này, mới có hai anh em nhà anh Ngọ đến làm thuê cho thôi.

Từ lúc nghe chị Phương kể chuyện như vậy. Cái Thanh và cái Nga sợ hãï lắm. Hàng ngày đi làm nương đồi, cứ phải bám sát vợ chồng chị Phương. Còn lúc nào chúng nó cũng chỉ quanh quẩn ở nhà dọn cỏ cho sạch lối đi, tranh thủ xay lúa giã gạo cùng chị Phương. Làm đến đêm khuya cũng chưa được ngủ. Nhiều lúc hai đứa cứ vừa giã gạo vừa ngủ gật. Có cái Huệ và cái Tý là cháu họ của bác Ân mà bác không giữ ở lại làm. Vì hai đứa ấy cứ đi chơi với mấy anh bộ đội biên phòng. Thanh niên, trai làng bản ở đấy ai tán tỉnh rủ đi chơi là bỏ việc đi ngay. Nên Bọn nó phải làm cho nhà khác. Chứ nhà bác Ân không nhận.

Mấy hôm sau, bác trai và bác gáι bảo chị Phương và cái Thanh dậy sớm nấu cơm nắm mang đi ăn trưa để tra lúa nương. Tối mới về. Cái anh Tam lại trêu:
– Hôm nay cho hai em đi trải nghiệm: “Thành phố Xuân Mộc”.
Ý là đồi ấy xa nhất trong các nương đổi nhà bác Ân. Lối đi rất bé, phát cây rừng chỉ đủ một người, men theo con khe chảy róc rách nước trong vắt suốt ngày đêm. Cái Thanh thích leo trèo, tгêภ đồi cây nghe nhiều tiếng các loài chim kêu vượn hú, nó thích lắm. Nó hăng hái không thấy mệt, nó còn đi nhanh hơn mọi người.

Hôm ấy nhà bác Ân 4 người, với hai anh họ ở Đông Triều – Quảng Ninh. Một anh lớn hơn anh Luongi, một anh bé bằng tuổi anh Tam cũng đi làm là 6 người. Cái Nga và Thanh nữa là 8 người tất cả.

Đàn ông con trai thì cầm gậy gỗ chắc, vạt nhọn ở đầu như mũi giáo mác ấy. Cứ đi thành từng hàng theo triền đồi chọc lỗ. Người thì cầm ống đựng lúa nương lại tra vào lỗ chọc ấy. Giống như mình tra hạt ngô, hạt đỗ ấy.

Vợ chồng anh Lượng một cặp, anh Dần và cái Thanh một cặp. Anh Tam và cái Nga một cặp. Anh lớn tuổi và anh bé tuổi ở Đông Triều là một cặp. Cứ người chọc lỗ, người tra hạt lúa.
Anh Dần chọc nhanh nhất và cái Thanh nó cũng tra nhanh nhẹn nhất. Ở dưới xuôi nó đi cấy quen rồi. Nó nhìn họ làm một lần là nó làm việc gì cũng nhanh luôn.
Vợ chồng bác Ân thích nó lắm. Chỉ muốn nhắm hỏi cho cái anh Dần 22 tuổi ấy. Bác trai bảo:
– Cháu Thanh ở đây làm đến cuối năm hãy về. Bác muốn đưa cháu về tận nhà ông bà dưới xuôi và muốn nói chuyện.

Nó hiểu ý của bác, nhưng nó không nói gì. Trong lòng nó không thích hai anh con trai nhà bác. Vì anh Dần thì đầu tóc xoăn như đầu Sư Tử. Bu cái Thanh thường bảo: “Bất cứ trai hay gáι mà tóc xoăn ʇ⚡︎ự nhiên là rất vất vả , lận đận về đường Tình Duyên.”
Còn anh Tam kia thì ngang tuổi nó. Mà cứ hay nói tục, nói bậy
Nên nó càng không thích.
Nó chỉ quý mến và kính trọng hai bác ấy và vợ chồng anh Lượng thôi.

Khi buổi trưa nghỉ ăn cơm nắm. Chị Phương giục Thanh cùng chị cắt mấy tàu lá chuối rừng trải ra đất, rồi bỏ thức ăn và nước ra uống. Anh lớn tuổi và anh Lượng mang điếu cày đi hút tђยốς lào!

Anh họ ở Quảng Ninh là người yêu văn nghệ, anh còn mang theo cây đàn ghi ta. Anh ngồi xuống tàu lá chuối và gảy tưng tưng vài câu:
“Sòn sòn sòn đô sòn.
Sòn sòn sòn đô rê.!”
Thanh nghe đã thích rồi. Anh nhắm mắt lim dim ᵭάпҺ đàn và nhìn cái Thanh…
Anh ấy trêu:
– Hai em ở đây làm lâu dài, rồi lấy chồng ở đây thôi, đừng về xuôi nữa. Con gáι miền xuôi lên đây quý giá lắm..
Cái Thanh nó khiêm tốn, hạ thấp bản thân, nó bảo:
– Dạ, chúng em còn bé và nhà nghèo lắm, phải đi lên đây làm thuê, ai người ta thèm lấy đâu anh?

Mấy anh ấy tưởng thật, anh lớn tuổi và anh Dần bảo:
– Chỉ sợ các em chê nơi” khỉ ho cò gáy” rồi buồn thôi. Chứ “Trước là người ở, sau ra chủ nhà!”
Các em đồng ý lấy chồng ở đây. Thì tất cả mọi người giơ cả hai chân hai tay, về xuôi xin ý kiến Thầy Bu là cưới luôn. Giường thì ở đây toàn gỗ đẹp không thiếu rồi. Màn tuyn và chăn con công thì lúc nào ở đây cũng sẵn sàng. Chỉ thiếu cái chăn 37 độ C thôi.
Các anh ở Đông Triều cũng muốn mà đang ế mốc, chưa có cô nào yêu đây.

Xong anh lớn tuổi lại cầm cái đàn phập phừng:
Anh vừa đàn vừa hát xuyên tạc.
– Gái Đông Triều sao ghê gớm thế.. Để cho anh đêm ngóng ngày mong…
Xong anh lại ᵭ.ậ..℘ cả năm đầu ngón tay vào những dây đàn. Chỉ có thấy phát ra tiếng phập phừng… chứ chẳng ra câu cú bài bản gì..
Rồi anh lại nhìn Thanh hát tiếp:
– Tóc em dài…sao em không vấn?
Cứ phi dê cho tốn tiền anh? – rồi anh liếc nhìn sang đầu anh Dần.

Thế là các anh lại cười nghiêng ngả, và nháy mắt nhìn vào cái đầu của anh Dần. Vì đầu anh to, tóc xoăn ʇ⚡︎ự nhiên, quăn tít bồng lên như đầu Sư Tử ấy. Khác hẳn tất cả mọi người con trai.
Họ nằm ngả lưng xuống đám lá chuối nghỉ trưa một tý.
Chị Phương và hai đứa nó gom gom những lá rừng và cành cây khô để dồn đống rồi châm lửa đốt. Những đám nương phát cây và đốt ấy, một thời gian là tra lúa hoặc trồng sắn. Nếu vụ đầu tiên là tốt lắm. Tra lúa thì trĩu bông hạt mẩy . Nếu trồng sắn thì củ to như bắp chân bắp đùi.

Tối hôm ấy đi làm về, ăn cơm tối xong. Cứ nghe tiếng chim kêu tгêภ quả đồi trước mặt:
Anh Tam lại nói tếu bậy:
– Con chim từ hôm qua đến nay cứ kêu: ” Bắt Cô Trói Cột” Thầy ạ.

Bác trai lườm anh Tam:
– Mày chỉ được cái nết xuyên tạc và nói tục bậy là không ai bằng!

Cái Thanh mạnh dạn hỏi:
– Sao lại có loài chim nó biết kêu là: ” Bắt cô trói cột”! hở bác?

Bác trai kể:
-Tra lúa nương và trồng ngô khoai sắn , được mùa hay không là phải phụ thuộc vào thời tiết, thiên nhiên mưa thuận gió hòa.
Nếu năm nào hạn hán ít mưa thì mất mùa. Sẽ thất bát, đói kém. Theo kinh nghiệm các cụ truyền lại rằng: Nếu nghe thấy tiếng chim nó kêu là năm ấy làm ăn khó khăn, không có mưa cháu ạ.
Nó cứ bám vào cây to và kêu vang: ” Khó khăn khắc phục!
Khó khăn khắc phục” ..
Là mọi người đã hiểu năm đó hạn hán. Nhưng cái thằng ranh Tam kia nó xuyên tạc là: “Bắt Cô Trói Cột!” cháu ạ.

Thế là cái Thanh và cái Nga nó phì cười và cũng hiểu thêm được kinh nghiệm từ các loài chim về thời tiết để trồng trọt của người dân miền núi Lào Cai.

Một thời gian sau: hai anh em anh Ngọ lại sang nhà bác Ân. Anh bảo:
– Cháu sang xin phép hai bác, có cho hai đứa nó về quê không, thì cháu đưa về một thể?

Mọi người ngạc nhiên nhìn thấy anh Ngọ hôm nay đầu tóc cắt cao bốc gọn gàng như bộ đội.
Ai nhìn cũng gật đầu và vui mừng.
Anh Tam nhìn thấy thế cứ trợn tròn mắt lên nhìn anh Ngọ.

Nhưng anh Ngọ mới làm được hơn hai tháng ở nhà anh Trí thì chưa được bao nhiêu tiền, mà ở nhà cũng chưa đến mùa gặt. Cái Thanh nghĩ muốn ở lại làm vài tháng nữa để có tiền giúp Bu. Nên nó không về. Anh Ngọ thì đã được nhà anh Trí cho hai gánh sắn tươi rồi. Nên bắt buộc phải về, cái Nga theo anh dẫn về. Còn cái Thanh ở lại.
Bác Ân gửi về cho Thầy Bu cái Thanh yến ngô ngô + yến gạo và tiền công của nó nhờ anh Ngọ cầm về hộ.

Còn tiếp.

Bài viết khác

Chỉ một buổi họρ lớρ khiến tôi hiểu ɾα 5 hiện thực không thể đúng hơn tɾong cuộc đời

Cuối tuần vừα ɾồi, tôi đi họρ lớρ. Đó là buổi họρ lớρ có đông thành viên nhất tɾong suốt 15 năm quα, kể từ khi chúng tôi tốt nghiệρ. Cả lớρ 51 thành viên, có 32 người thαm dự. Những người còn lại, có người đã cắt đứt liên lạc hoàn toàn từ lâu, […]

Bạn cũ – Câu chuyện ý nghĩa và nhiều cảm xúc

BẠN CŨ Nó học rất giỏi, là cây văn nghệ phong trào của khoa, được nhiều bạn bè thương mến, là crush của nhiều cô gái Đại học Kinh tế K35 năm đó. Đang năm 3, cả lớp bất ngờ khi nó tự tổ chức 1 bữa tiệc ngọt để chia tay bạn bè về […]

Làm dâu nhà nghèo – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

30 năm xây dựng giα đình, ρhụng dưỡng tứ thân ρhụ mẫu, chăm lo đàn em, nhọc nhằn nuôi con khôn lớn…,αnh rể vừα xây xong căn nhà nhỏ ở quê để ρhụng thờ giα tiên. Nhà xây trên nền cũ, không còn bất cứ đồ đạc gì,chỉ có giαn thờ khαng trαng,ấm cúng,đẹρ mắt. […]