Những đồng môn nghèo đi họp lớp – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Tôi là một giáo viên về hưu, thường xuyên được mời dự các buổi họp lớp. Học trò tôi ra trường, học đại học, đi làm rồi thành đạt cũng nhiều, kẻ bất đắc chí, sa cơ lỡ vận cũng không ít.

Có thể ai đó luôn tự hào, giới thiệu mình là thầy cô dạy nên ông này bà nọ nào đó. Nhưng tôi luôn chú ý và đồng cảm, sẻ chia với những học trò không thành đạt của mình.

Có lần đi họp lớp, gặp một người đàn ông trong chiếc sơ mi dài tay nhăn nheo, chiếc quần tây bạc màu lơ ngớ trước cổng nhà hàng, tôi đã chực trào nước mắt khi nhận ra đó là học trò của tôi. Mấy mươi năm trước vẫn là cậu học trò hiền lành giỏi giang nhưng nay đã bị sương gió của cuộc đời phủ lấy.

Lần khác, một nhóm học trò nữ, không có duyên với công danh đỗ đạt, lấy chồng rồi về quê chồng làm ăn nuôi con, bàn tay nhăn nheo, đen thủi mà tôi mang máng nhớ ra đây là học trò của mình.

 

 

Cũng có lần, sau khi được mời phát biểu, tôi thẳng thắn góp ý:

“Cô rất tự hào và ngưỡng mộ với những trò giỏi giang và thành đạt, chúc mừng các em. Cũng chia sẻ với những em còn lận đận. Cô có góp ý thế này, khi họp lớp, các em nên bỏ ngoài cổng nhà hàng chức tước, danh vọng, quyền vị đi.

Đến đây, ai cũng nên trở về thời học sinh áo trắng. Hy vọng các em đóng góp nhiều cho xã hội. Hãy dành buổi họp lớp để ôn lại kỷ niệm của tuổi hồn nhiên, chỉ xảy ra một lần trong đời và đã trôi đi”.

Có vài học trò tứ tán bốn phương nay quần tụ ở lớp. Về khoảng cách địa lý đã hẹp, nhưng khoảng cách trong lòng người dần xa, khi các em cứ giới thiệu người thành đạt, người kia làm chức to, tậu nhà, sắm xe…

Các em hãy lập quỹ, hội liên lạc trong lớp. Bạn bè có hỷ sự vui buồn thì chia sẻ với nhau. Bệnh tật thì chăm nom quyên góp giúp đỡ nhau. Kết nối giúp nhau làm ăn.

Nếu có thể, hãy nhận đỡ đầu con cái của những bạn ở quê, kém may mắn hơn. Cùng giúp nhau thành công thì đó mới là sự thành công chắc chắn. Hãy cố gắng đừng tạo ra khoảng cách kẻ thành công- người thất bại trong buổi họp lớp”.

Người ta nói dạy học là nghề đưa đò và thầy cô là những người cầm tay chèo để nói lên sự bạc bẽo của nghề. Vì mấy khi lữ khách qua sông mà còn nhớ đến người đã đưa mình đến bờ bên kia.

Và người ta cũng nói hạnh phúc là một quá trình chứ không phải đích đến. Thật đúng trong trường hợp này. Nhìn mỗi thế hệ học sinh mình dạy dỗ, nâng niu suốt cả năm học chín tháng trưởng thành từng ngày, lòng người thầy cô nào cũng vui sướng.

Nhưng tôi nghĩ họp lớp không nhất thiết phải ở nhà hàng khách sạn sang trọng, hãy trở về trường, thăm lại gốc cây che mát, phòng học râm ran tiếng cười đùa năm xưa. Thăm lại ông giáo, bà giáo già ngày xưa đã dạy học mình. Những buổi họp lớp ăn nhậu và phô trương chẳng ích gì.

Mỗi người có số phận khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, xuất thân trong môi trường khác nhau đều được dòng đời xô đi những ngã rẽ khác nhau mà ta không biết và cũng không tài nào hiểu được. Nếu như đời đã không nương kẻ thất thế thì bạn bè hãy mở lòng và sẻ chia.

Đừng khoe khoang hay lên mặt, phô diễn hay gây chú ý bởi sự thành công của mình trong buổi họp lớp, bởi :

“Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng
Được, mất, thành, bại bỗng chốc hóa hư không”

Bài: Hương Thu

Bài viết khác

Tậρ nhìn sâu – Có nhiều thứ sâu sắc xung quαnh mà tɾước giờ, chúng tα chỉ biết nhìn hời hợt mà thôi.

Khi ăn cơm, nhìn món ăn tɾên bàn, hãy thấy cả quá tɾình đi chợ, gửi xe, lựα ɾαu, chọn củ, về nhà, gọt ɾửα, nấu nướng, chiên xào, dầu пóпg, mồ hôi ɾịn tɾên tɾán, nêm nếm tới lui… để thấy tҺươпg người nấu. Để thấy món ăn này không chỉ là một món […]

Nỗi đau của Cha – Câu chuyện xúc động trong gia đình

NỔI ĐAU CỦA CHA Anh đặt tô cháo lên bàn ,rồi khẻ lay nhẹ chị : – Hồng ,dậy ăn cháo đi Anh gọi hai ba lần ,nhưng chị vẫn yên lặng ,đôi mắt nhắm nghiền ,đã mấy ngày rồi chị không ăn uống gì ,suốt ngày nằm vật vả trên giường ,cơn đói đã […]

Tấm lòng nhân hậu – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Một hôm, đαng đi trên đường, một người đàn ông bỗng nhìn thấy trên cột điện có một mảnh giấy viết mấy dòng chữ. Tò mò, αnh tα đến gần để đọc thì thấy nội dung thế này: “Hôm quα, tôi có làm rơi tờ 50 ruρee trên con đường này nhưng vì mắt tôi […]