Người đàn bà hâm 1

TG : Cao Nguyen

Người ta gọi cô là Huệ hâm từ bé . Ai đời đi học được một điểm, hớn hở chạy về khoe với bố mẹ :

_Bố mẹ ơi con học giỏi không này !

Hai ông bà mừng rỡ chạy ra xem vở của con thấy điểm một to tướng lắc đầu ngán ngẩm :

_Ối giời ơi là giời , điểm một mà nó bảo học giỏi !

Huệ tỉnh bơ :

_Những bạn lớp con học giỏi trong tuần trong tháng đều được xếp thứ một . Vậy con được một điểm là giỏi chứ còn gì !

Ông bà ngao ngán :

_Điểm càng cao mới càng giỏi . Điểm chín điểm mười mới là học giỏi con ơi .

Không chỉ về học hành , mà Huệ làm việc gì , chơi gì cũng trái ngược với bạn bè . Có lẽ là do di truyền . Bởi cả làng này người ta đều gọi bố của Huệ là Thọ hâm , mẹ của Huệ là Hồng hâm .

Nếu như ngày xưa thì chắc là học xong được lớp một , biết đọc ê a và cộng trừ mấy phép tính đơn giản . Nhưng bây giờ người ta bắt phải lên lớp , và Huệ cũng có tấm bằng trung học cơ sở .

Nhà Huệ ở tгêภ một ngọn đồi đất đai cằn cỗi , cách xa khu dân cư . Cây cối trong vườn vì thế cũng èo uột . Vài cây na cằn cỗi , vài cây chuối nghẹn buồng , cây mít , cây ổi cũng chẳng khá hơn là mấy . Cái nhà cấp bốn lợp mái ngói tây sập sệ , hàng hiên lở lói mòn vẹt trơ ra những viên sỏi . Cái sân vôi trộn với xỉ than nện chặt phủ kín một màu bụi đất , làm cho ngôi nhà càng thêm hoang vắng ,đơn côi . Trong nhà chẳng có thứ gì đáng giá , hai chiếc giường đôi dẻ quạt , một trong buồng , một gian bên ngoài . Bộ bàn ghế nhặt được của nhà nào đó vứt ra ở bãi rác .

Bà Hồng hâm thì đi thu mua đồng nát , ông Thọ hâm thì đi phụ hồ . Ráo mồ hôi là hết tiền.

Từ ngày nghỉ học , Huệ bữa đực bữa cái đi phụ cùng mẹ . Mỗi mẹ con một đôi quang gánh , có hôm đến trưa, có hôm đến chiều mới về đến nhà . Huệ là sự kế thừa đầy đủ gen trội từ bố và mẹ . Cái tính hâm hâm thì không lẫn vào đâu được . Huệ kế thừa tính hâm và phát triển thêm tính đanh đá ngoa ngoắt . Trái ngược với cái tên Huệ thanh cao, cô ục ịch, bàn tay bàn chân thô ráp như nải chuối cuối buồng . Khuôn mặt tròn vành vạnh , lúc nào cũng nặng nặng giống đặc bố . Bọn trẻ con thấy Huệ đâu là lại gào rống lên :

_ Một hai ba Huệ hâm ăn dưa…ra dứa , ăn dứa … ra dừa ….

Huệ cầm đòn gánh vừa đuổi vừa cҺửι . Lũ trẻ con chạy toán loạn . Không đuổi được lũ trẻ , vừa thở phì phò Huệ vẫn ngoạc mồm cҺửι .

Có đơn vị bộ đội đóng quân ở gần làng . Huệ và mẹ thi thoảng cũng đến mua đồng nát . Cả đơn vị bộ đội đều biết Huệ . Tгêภ đường ra thao trường không ít lần bộ đội gặp Huệ . Dù đã được quán triệt nhưng các anh lính trẻ vẫn cứ trêu :

_Em Huệ ơi có yêu anh không ?

Huệ kéo khăn bịt mặt ra :

_Lính như em thì chị thèm vào !

Họ lại càng trêu :

_Huệ hâm ơi làm vợ anh nhé !

Như phải bỏng , Huệ vứt quang gánh xuống , tay ngang hông , tay chỉ về phía người trêu , Huệ lại thông thốc tuôn ra hàng tràng câu cҺửι . Huệ cҺửι cho tận đến khi không còn nghe thấy tiếng cười , và hàng quân đi khuất .

*****

Dũng vốn là một tay buôn bán hàng phế liệu . Ngày trước , những chuyến xe sắt vụn bán sang Trung Quốc cũng đem lại cho Dũng nhiều lợi nhuận . Rồi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, vốn là người lanh lợi , nhạy bén trong kinh doanh , Dũng móc nối với các xếp giám đốc của các công ty , xí nghiệp , nhà máy quốc doanh . Mua thanh lý các thiết bị , máy móc bán lại cho các cơ sở sản xuất tư nhân . Một vốn bốn lời ,thậm trí chục lời .

Dũng giàu lên nhanh chóng . Khi món thanh lý thiết bị máy móc không còn là mảnh đất màu mỡ , Dũng chuyển sang buôn bán xe máy , rồi xe ô tô . Sau hơn hai chục năm , từ một kẻ buôn bán phế liệu cò con , đến nay Dũng đã là một đại gia có tiếng khắp vùng miền . Vợ Dũng tên là Hằng . Khi Dũng là anh thu mua phế liệu cò con thì Hằng bán xôi ở chợ . Đến khi Dũng làm ăn có chút vốn liếng thì Hằng chuyển sang kinh doanh vàng bạc đá quý . Kinh tế đất nước phát triển , cửa hàng vàng bạc đá quý của Hằng cũng lớn mạnh không ngừng. Giờ đây Hằng có hai cửa hàng to nhất thành phố .

Con người ta có nhiều tiền thì lại muốn có danh . Với tuổi Dũng bây giờ mua danh thì khó . Dũng muốn đầu tư cho lũ con vào con đường công danh sự nghiệp . Bằng tiền , ba đứa con hai trai một gáι của Dũng từ tiểu học , trung học cơ sở rồi trung học phổ thông , năm nào cũng được là học sinh giỏi . Đến khi thi đại học chẳng đứa nào vượt quá mười điểm ba môn . Lại tiền tấn tung vào , cuối cùng rồi đứa nào cũng được đi học đại học . Và cũng từng ấy năm đại học , tiền lại được rải ra để chúng có bằng đại học .

Thằng cả tên Tùng ra trường đầu tiên với tấm bằng đại học loại giỏi. Bằng mối quαп Һệ và tiền dẫn đường , Dũng xin cho Tùng vào Sở kế hoạch đầu tư . Chỉ một năm sau ,Tùng đã là con rể của bí thư tỉnh ủy . Và cũng chỉ mấy năm sau , Tùng đã là trưởng một phòng màu mỡ của sở .

( Còn nữa)

Bài viết khác

Chuyến xe nhân quả – Câu chuyện cảm động mαng đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Trời vừα sáng, αnh Long đã vội trèo lên xích lô đạρ đến Ьệпh viện. Thời buổi Tαxi, Grαb chạy đầy đường mà αnh vẫn gắn bó không rời với chiếc xích lô cà tàng cũ kỹ, αi cũng nói αnh là “ҟҺùпg cổ hủ,” αnh cười, mặc kệ, xích lô có cái hαy cái […]

Gửi người làm vợ – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc về tình cảm vợ chồng

Chồng thức suốt đêm chăm sóc vợ ốm, sáng rα hỏi: “Hôm nαy thấy thế nào? Còn đαu không?”. Người ấy đến thăm, hỏi: “Hôm nαy em thấy thế nào? Còn đαu không em?”. Chồng hì hụi nấu cho vợ bát cháo, bưng đến, nói: “Ăn đi cho toát mồ hôi…” Người ấy đến đúng […]

Nên hay không nên về một nhà ? Một câu chuyện đời thường ở tuổi xế chiều

Một câu chuγện đời thường ở tuổi xế chiều khá haγ. Mời cả nhà mình cùng đọc và cho ý kiến nhé. NÊN HAY KHÔNG NÊN VỀ MỘT NHÀ ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC THỰC SỰ ? Buổi chiều hai “vợ chồng son” ngồi vào bàn ăn. Bà Lệ mở nồi cơm […]