Chuyện trong quán phở – Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa sâu sắc về tình người

Bà mẹ hỏi nhỏ cô chủ quán:

Bao nhiêu tiền một bát phở bò hả cô?

45 ngàn bác ạ.

Cô có thể bán cho tôi một bát 30 ngàn được không, tôi không đủ tiền.

Cô chủ quán tỏ vẻ khó chịu:

Bác không có tiền mà còn đi ăn phở. Mời bác ra quán cơm bụi ăn, để yên cho cháu buôn bán.

 

 

Có ông khách đang ngồi ăn phở gần đó, nghe được bèn lên tiếng:

Cô cứ bán cho người ta đi, tiền để tôi trả.

Cô chủ quán nghe vậy, mới làm một bát phở bò bê ra, nóng hổi và thơm phức.

Bà mẹ giục cậu con trai:

Con ăn đi cho nóng.

Người con nếm một chút nước lèo, rồi nhăn mặt:

Phở gì mà tệ thế này, nhạt như nước ốc.

Con rất thích phở bò mà. Mẹ lỡ gọi rồi, con không ăn bỏ phí lắm.

Con không ăn thứ dở tệ này đâu, mẹ ăn đi.

Nói rồi người con đi ra ngoài. Ông khách thấy vậy, ra gặp người con, nói giọng bức xúc:

Sao cậu nỡ đối xử với mẹ mình như thế, cậu thật là tệ.

Người con ngước nhìn ông khách, gật đầu:

Đúng rồi, cháu thật là tệ. Xưa cháu là trẻ em cơ nhỡ, được mẹ cháu nhận làm con nuôi, cưu mang và dạy bảo cháu.

Cháu thương mẹ suốt ngày phải đi bộ nhặt ve chai, bán vé số, nên muốn đi làm bốc vác để đỡ đần cho mẹ, nhưng mẹ cháu không cho.

Giọng ông khách chùng xuống:

Nhưng tại sao cháu lại không chịu ăn bát phở?

Mẹ bắt cháu đi học nghề. Mẹ bảo cháu cố gắng học, có một cái nghề, khi tốt nghiệp, sẽ thưởng cho cháu một bát phở bò, món ăn mà cháu rất thích.

Nhưng vì thương mẹ, nên cháu nhường cho mẹ ăn, đúng không cháu?

Dạ. Cháu biết là mẹ cháu chưa bao giờ dám ăn phở. Đến cơm mẹ còn nhường cho cháu ăn nữa là…

Ông khách có vẻ xúc động, đưa số điện thoại của mình cho người con:

Nếu cháu chưa có việc làm, không chê chú, thì hãy gọi điện cho chú, chú có rất nhiều việc cho cháu làm. Công ty chú luôn cần những người như cháu. Nhớ gọi cho chú đấy.

Còn bây giờ, cháu vào ăn phở với mẹ nhé. Thấy cháu chê không ăn, mẹ cháu ăn một mình không ngon miệng đâu.

Cháu ngồi xuống đây, để chú đi lấy phở cho cháu…

Bài NTV viết lại theo nội dung truyện trên mạng.

T/g: Võ Ngọc Trí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *