Ngủ riêng, ngủ chung – Câu chuyện đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tuổi già

( Viết về điều nhạy cảm của tuổi già. Xin các cụ thứ lỗi vì mình vạch áo ông bà già cho mọi người xem lưng)

Đến nay, sau suýt soát 40 năm chung sống, vợ chồng tôi vẫn ngủ chung, dù nhiều lần bát xô, đũa gãy. Lúc vui vẻ thì úp thìa. Khi giận dỗi thì quay mông vào nhau.

Trong buổi gặp mặt kỷ niệm 50 năm chia tay tuổi học trò. Ở bàn nhậu, khi đã bung biêng, các ông, các bà thi nhau trò chuyện, hát, cười, đọc thơ, thậm chí khóc. Khóc vô tư, khóc ngon lành như trẻ thơ. Trong tiếng cười và giọt nước mắt ấy, tôi hiểu ra nhiều truyện của tuổi già.

Tuổi già theo quy định của nhà nước: Nam 60 tuổi, Nữ 55 tuổi được về hưu, được vào hội” Người cao tuổi”.

Khi hỏi:

– Ông ngủ chung hay ngủ riêng với vợ? Có ông nói:

– Riêng lâu rồi? Tôi hỏi:

– Sao thế? Ông bảo:

– Bà ấy chê mình hôi, toàn mùi rượu.

Ông khác thì bảo:

– Các bà như gà. Lên giường sớm. Chẳng chịu xem phim, vào mạng gì cả. Tôi đang xem bóng đá thì rít lên:

– Ông tắt ti vi cho tôi nhờ, đèn sáng chưng, loa ồn ào, ai mà ngủ được?

Hỏi bà bạn:

– Bà ngủ chung hay riêng với chồng? Bà bạn nói:

– Ngủ riêng trước khi nghỉ hưu rồi!

Tôi hỏi :
– Sao thế? Vợ chồng đầu gối tay ấp cơ mà?

Bà bạn bảo:

– Ông ấy hay đi nhậu, về ngủ thở ra toàn mùi rượu. Ngáy to như tàu hỏa: Ọc ọc ọc, thở phì… phì… phì! Có lúc hậc hậc như bị bóp cổ.

Tôi không thể nào nhắm mắt được!

Hỏi bà bạn khác thì bảo:

– Ông ấy hay thức đêm xem bóng đá, nửa đêm chui vào giường, chân lạnh như L… ma, làm mình thức luôn đến sáng.

Thế là các bà không cho các ông ngủ chung…

Ra vậy!

Khi còn trẻ, sau khi lấy vợ, chuyện chăn gối là lẽ đương nhiên. Có lẽ đó là cốt lõi của tình yêu.

Khi có con, sự đam mê, khát khao có giảm chút ít nhưng nó vẫn là mật ngọt của tình yêu.

Tuổi mặn mà, hết bỉm sửa. Nhu cầu chăn gối tăng vọt.

Khi đã xế chiều. Ham muốn giảm hẳn, nhất là người vợ. Nhu cầu này, kia mất hẳn.

Cánh đàn ông kháo nhau:

– Con lấy chồng, lấy vợ là ta mất con. Khi có cháu là ta mất vợ.

Mất vợ vì bà đến nhà con trông cháu. Hết con gái, đến con dâu sinh con. Chúng cần bà, mà bà thì thương con, thương cháu.

Ông bỗng bơ vơ trong căn nhà của mình.

Thi thoảng bà về, hớt hơ hớt hải. Cắt luống rau sạch, bắt con gà nuôi bằng ngô bằng thóc. Nhặt mươi quả trứng gà ta. Tất tưởi lên với con, với cháu.

Bà quên hoặc cho rằng ông còn khỏe, còn tự chăm sóc được. Ở trên phố, thằng Sóc, cháu nội ông bà chưa đầy năm, ốm đau liên tục. Cái Gạo chị nó không quen đi nhà trẻ nên cũng ốm lên ốm xuống.

Bà thương, thương cháu lắm!

Trở lại chủ đề ” Ngủ chung hay ngủ riêng” được biết:

– Tỷ lệ ngủ riêng hiện nay lên tới 70 – 80%.

Ngày xưa đói nghèo, mỗi gia đình chỉ một phòng 16 – 24 m2. Vợ chồng chỉ có 1 giường ngủ. Khi có con vẫn ngủ chung. Khi con còn bé, con nằm giữa. Khi con lớn một chút, cho con nằm ngoài, mẹ nằm giữa. Nhiều lần tay con và tay bố gặp nhau ở ti mẹ. Bố bảo:

– Ti của bố chứ! Con bảo:

– Ti của con chứ!

Vui đáo để.

Nay cuộc sống khá giả nhà nào cũng 3 tầng, 4 tầng, nhiều phòng. Công việc của

Nay cuộc sống khá giả nhà nào cũng 3 tầng, 4 tầng, nhiều phòng. Công việc của vợ, chồng ở cơ quan rất áp lực. Thời đại 4.0 Ti vi, Smaphon, chiếm hết cả tình cảm của mọi người trong gia đình. Sự quan tâm, âu yếm lẫn nhau giảm hẳn. Bà ngủ phòng bà, ông ngủ phòng ông.

Thế đấy! Chẳng trách ai.

Một ông bạn già khác có cách:

– Ngủ riêng như ngủ chung, ngủ chung mà vẫn riêng. Ông mua hai cái giường 1,2 m, kê song song hai bên trong phòng, y như khách sạn. Hai cái đèn bàn đặt lên kệ ở đầu giường. Giữa hai giường có cái ghiđo. Nếu ông xem bóng đá thì ông kéo cái ghido, ấn tai nghe vào tai. Bà cứ ngủ, ông cứ xem.

Đến thăm Ông, tôi chỉ hai cái giường, Bà phân bua:

– Tuổi già, đau bụng, gặp gió, tai biến, đột quỵ v v, vợ chồng cùng phòng còn đỡ đần, cứu giúp nhau.

Thật là sáng kiến!

Tháng lương này, tôi sẽ mua 2 cái giường đơn 1,2 m, chấm dứt ngủ chung. Không hiểu bà nàng nhà tôi có đồng ý không, hay vẫn bện cái hơi người ngáy to, hôi hám?

Hà Nội, đêm 12 tháng 11 năm 2022

Tống Hồng Quân

Bài viết khác

Con cái không ρhải là tấm ‘thẻ bảo hiểm’ lúc cha mẹ về già

Theo tôi, quan niệm “trẻ cậγ cha, già cậγ con” đang dần lỗi thời. Lâu naγ, cũng như nhiều người Việt khác, tôi có suγ nghĩ “trẻ cậγ cha, già cậγ con”. Theo đó, khi cha mẹ về già, con cái ρhải đảm đương kinh tế chính trong gia đình và chăm sóc, báo hiếu […]

Về già cần giữ lấy tiền – Bài thơ ý nghĩα sâu sắc về tuổi già

Về già cần giữ lấy tiền. Phòng khi thèm miếng gì liền gởi muα. Con cái chiα chác cũng chừα.. Lại một chổ ở cho vừα yên thân. *** Dù cho con cháu ân cần Có tiền mình vẫn giữ ρhần tự do. Việc nhà ɾiêng nó tự lo. Đừng nghe nó khổ lại ɾò […]

Người giúρ việc và ông chủ – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Đã một tuần ăn chực nằm chờ trong Ьệпh viện, nhưng tôi vẫn không thể nào thích nghi được với không khí ở đây. Từ khoα điều trị củα mẹ muốn xuống căn tin ρhải đi quα lối vào nhà ҳάc. Mỗi lần hαi mẹ con dìu nhαu đi, tôi cứ ρhải cố dấn bước […]