Ngạo nghễ đời thường – Câu chuyện gợi lại trí tuệ và phẩm giá của người phụ nữ xưa

Một lần ghé vào một tiệm cà phê, tôi gọi ly đen đá. Em gật đầu, rồi hỏi thêm:

– Chỗ em có thể yêu cầu nhạc, nếu anh muốn.

– Thế à? Em thấy nhạc gì giống anh hiện tại thì bật.

Em cười rồi lui vào quầy. Tôi phát hiện em pha cà phê bằng vợt. Và khi tôi vừa đốt thuốc lá, em bật “Em bỏ thuốc lá chưa?” của Bích Phương. Tôi bật cười.

 

Hình minh hoạ

– Sao em vẫn pha cà phê bằng vợt?

– Hồi nhỏ em thấy mẹ pha cà phê bằng vợt nên giờ em cũng muốn làm như vậy.

Tôi gật đầu, cảm thấy con người này khá thú vị.

Mỗi lần mệt, tôi hay đến quán của em. List nhạc người chọn rất chất lượng. Đặc biệt, em có thể bàn luận với tôi nhiều chuyện. Chứng khoán. Tỉ số bóng đá. Thậm chí là làm sao để sạch mụn ở lưng.

– Em thích nghe chuyện người khác, nó thú vị.

Sau cùng, em hỏi:

– Em chưa biết anh làm gì?- Nhân viên bình thường thôi.

Em cười lớn. Lúm đồng tiền nơi gương mặt em khiến tim tôi xốn xang.

– Với cà vạt hiệu Hermès?

Lúc đó, tôi đỏ mặt. Tôi nhận ra, em giản dị, nhưng sự tinh quái của người không tầm thường chút nào.

Những lần sau, tôi rủ em đi trung tâm thương mại, người chọn cho tôi mấy bộ đẹp. Nhưng khi tôi muốn tặng em đồ đắt tiền, người lắc đầu:

– Đồ ở đây em mặc không đẹp.

– Hàng hiệu chỉ là xịn thôi. Còn đẹp thì tùy người! – Em cự lại.

Em dắt tôi đi hội chợ ở sân vận động. Cách người tỉ mẩn lựa từng bộ đồ giữa đám đông khiến tôi cười lớn. Nhưng khi em mặc lên, tôi thấy em xinh xắn đến lạ.

– Ừa, đẹp đấy!

Em nháy mắt, như đứa trẻ thắng một trò chơi thú vị.

Tôi đưa em về nhà gặp mẹ mình. Trong căn phòng khách sang trọng, bà ngồi đó, tóc xõa dài, mặc váy lụa bóng. Ở tuổi 60, mẹ tôi vẫn giữ được vóc dáng, cả sự lạnh lẽo bao năm trong bà.
Khi thấy mẹ tôi, em cúi đầu chào.

Bà nhìn người tôi yêu, ánh mắt lóe lên điều rất lạ. Tôi nhận ra, mẹ và em có dáng vẻ khá giống nhau.Chúng tôi nói chuyện khá thoải mái. Em kể về công việc của mình, cả việc vươn lên từ nghèo khó. Bỗng nhiên, mẹ tôi cười:

– Thú vị đấy. – Rồi bà quay sang tôi – Muốn chơi cờ vua không?

Tôi nhíu mày khó hiểu trước pha “lái lụa” của bà. Bỗng em lên tiếng:

– Cháu cũng biết chơi cờ vua.

Tôi lẫn mẹ mình đều ngạc nhiên. Bà tặc lưỡi:

– OK, chơi đi!

Ván cờ khá thú vị khi em thể hiện sự thông minh với nước đi khó đoán. Mẹ tôi lên tiếng tiếp:

– Cháu có nghe câu mây tầng nào theo tầng đó không? Con trai cô giàu.

Câu nói đó khiến tôi và em tái mặt. Tay em run run. Cuộc chơi tiếp tục trong im lặng. 10 phút sau, em nói:

– Con không giàu, nhưng đủ thông minh như con trai cô.

– Quan trọng là phải nhiều tiền.– Mẹ tôi đáp trả.

– Mình làm ra tiền, chứ tiền không làm ra mình.

Em chốt hạ, và ăn quân Hậu của mẹ tôi.

Tôi tức giận trước thái độ của mẹ mình. Đó là lần đầu tiên bà phản ứng như vậy.

– Từ khi nào mẹ trở nên đay nghiến như vậy?

Mẹ tôi đáp lại:

– Đứa đó hay đấy, mẹ thích nó.

Khi ấy, tôi ngẩn người chốc lát:

– Là sao mẹ?

– Hồi đó mẹ cũng bị khinh vì nghèo. Mẹ đã cố chứng minh với mẹ chồng rằng mình rất giỏi giang. Nhưng… – Mẹ tôi thở dài – … bà ấy chưa bao giờ chấp thuận.

“Nên mẹ thích người yêu của con.” Bà nói tiếp. “Thời này, chẳng còn nhiều kẻ nhìn thấy giàu sang mà không luồn cúi.”

Tôi nhìn bà thật lâu, để rồi, tôi nhìn thấy sự kiêu hãnh của bà như cách tôi phát hiện điều đó trong em.Liệu khi xưa, có bao người nhìn thấy sự ngạo nghễ trong đôi mắt ấy.

Tác giả : Yang Phan

Sưu tầm.

Bài viết khác

Giáo sư Trần Văn Khê – Câu chuyện về vị giáo sư tài bα củα Việt Nαm và màn đối đáρ khiến nước bạn thán phục

Giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt củα Hội Truyền bá Tαnkα Nhật Bản, tổ chức tại Pαris (Pháρ). Thαm dự hầu hết là người Nhật và người Pháρ, duy chỉ mình ông là người Việt. GS. Trần Văn Khê Diễn giả hôm đó là một cựu Thủy sư Đề đốc […]

Bài văn 9,5 điểm về ” Bệпh vô cảm ” – Một bài văn ҳúc ᵭộng ý nghĩα sâu sắc

Những câu văn củα em Phαn Hoàng Yến, học sinh lớρ 9A2 tɾường tɾung học Chu Văn An, Hà Nội đã gây ấn tượng mạnh với người đọc không chỉ bởi đề tài em lựα chọn mà còn bởi cách hành văn ɾất ϮιпҺ tế và sắc sảo. Bài văn được cô giáo ch 9,5 […]

Dì ghẻ, câu chuγện haγ ý nghĩa về gia đình đầγ tình nhân văn

Thằng Tí tên là Đại, mẹ nó mất khi nó còn nhỏ xíu, khi nó lên sáu thì ba nó rước dì ghẻ về. Ảnh minh họa Dì ghẻ khó lắm, vì ba nó là Ngư Phủ nên thường xuγên vắng nhà, nó ρhải ở nhà với dì ghẻ, nó sợ lắm. Dì ghẻ cấm […]