Mẹ chồng tỉnh táo – Câu chuyện ý nghĩa nhân văn sâu sắc

✍ Trần Linh

Mọi thứ tưởng chừng ổn thỏa, cho đến khi mẹ chồng đổ bệnh nặng, nằm liệt giường, mọi việc nhà đổ dồn lên vai Hương. Ban đầu, vì giữ thể diện trước chồng, cô vẫn giả vờ hiếu thảo, chăm sóc mẹ chồng từng bữa ăn, chén cháo.

Nhưng khi chồng vừa ra khỏi cửa, Hương liền trở mặt. Bữa ăn chỉ toàn rau dưa qua quýt, có ngày cô thậm chí bỏ mặc bà nhịn đói. Những lời lẽ cay nghiệt, bóng gió trút lên mẹ chồng ngày càng nhiều, biến ngôi nhà thành nơi nặng nề, ngột ngạt.

Điều làm Hương khó chịu nhất, không phải là việc chăm sóc mẹ chồng, mà là sự xuất hiện của cô sinh viên hàng xóm – một đứa con gái nghèo hèn, bố mẹ ly hôn, sống với bà ngoại, học năm hai thì bà ngoại mất, chủ nhà nhờ kèm cháu học nên bao ăn ở luôn, nhưng lại dám mang cháo sang chăm sóc mẹ chồng cô khi cô bận đi làm.

Con bé ấy còn tắm giặt cho mẹ chồng Hương, làm hết mọi việc sạch sẽ trước khi cô đi làm về. Cảm giác bị “xâm phạm” lòng tự tôn khiến Hương tức giận. Trước mặt người ngoài, cô vẫn cố giữ thái độ giả tạo, cười nói ngọt ngào với cô gái kia.

Thời gian trôi qua, mẹ chồng Hương dần khỏe lại. Bà bất ngờ gọi vợ chồng Hương đến và tuyên bố, sẽ nhận cô gái hàng xóm làm con nuôi. Lời tuyên bố này như một cú sét đánh ngang tai với Hương.

Cô không ngờ rằng, bà mẹ chồng ốm yếu lại có quyết định táo bạo đến vậy. Nhưng Hương lại nghĩ, chẳng mất mát gì, thêm một người chăm mẹ chồng cũng tốt. Cô mỉm cười đồng ý mà không hề hay biết, đó chính là khởi đầu cho bi kịch sắp ập xuống đầu mình.

Ảnh minh họa

Chỉ sau khi thủ tục nhận con nuôi hoàn tất, mẹ chồng Hương lập tức ra một quyết định động trời. Bà yêu cầu vợ chồng Hương ra ngoài thuê nhà, căn nhà giờ thuộc về bà và cô con nuôi.

Cảm giác bị phản bội trào dâng trong Hương, cô tức tối vì thấy mẹ chồng coi trọng người ngoài hơn con đẻ và con dâu. Sự giận dữ đó có xen vào chút mừng vui, bởi cô nghĩ, ra ở riêng, cô không phải chăm sóc mẹ chồng nữa, mọi gánh nặng sẽ rũ bỏ.

Những tháng ngày trôi qua, Hương và chồng xa cách với mẹ. Cho đến khi cô mang bầu gần đến kỳ sinh nở, họ quyết định về thăm và mong nhờ vả. Cảnh tượng trước mắt làm Hương chết lặng!

Căn nhà cũ kỹ ngày nào giờ đây đã biến thành một ngôi nhà khang trang sáng sủa. Mọi thứ đều thay đổi, từ nội thất đến không gian. Càng sốc hơn khi nghe mẹ chồng khẳng định:

– Nhà giờ là của con gái nuôi, bà không còn quyền gì. Còn tôi, sức khỏe kém rồi, không chăm được bà đẻ đâu.

Tức giận không thôi, Hương biết mình đã thua cuộc. Tất cả tài sản mà cô từng hy vọng giờ đã thuộc về tay cô gái hàng xóm nghèo nàn kia.

Ngay cả sau này, khi Hương thấy nhà mẹ chồng mọc lên một cửa hiệu may đông khách, cô càng cảm thấy sự thất bại ngấm ngầm trong tim. Mẹ chồng cô từng là người buôn bán giỏi giang, vậy mà cô lại không biết gì về việc bà tích cóp, dành dụm.

Giờ đây, cuộc sống của mẹ chồng và cô con gái nuôi ngày càng hạnh phúc, trong khi Hương chỉ có thể nhìn mà tiếc nuối.

Sự bạc bẽo của Hương với mẹ chồng, cuối cùng, đã dẫn đến một kết cục không ngờ; bà dành tất cả cho người thực sự yêu thương mình. Ngay cả con trai, răm rắp nghe lời vợ thì bà cũng cho đi theo vợ luôn..!

Bài viết khác

Tɾên ᵭời không gì là hoàn mỹ, hãy học cách Ьαo dung và hoàn thiện chính mình – Bài học cuộc sống thú vị, ý nghĩα sâu sắc dành cho tất cả chúng tα

Là con người αi cũng cầu mong mọi ᵭiều ᵭến với mình ᵭều hoàn hảo. Nhưng “Nhân vô thậρ toàn, kim vô túc xích”, tɾên ᵭời chẳng có gì gọi là hoàn thiện hoàn mỹ, chỉ có Ьản thân Ьạn có chịu học cách Ьαo dung ᵭón nhận và hoàn thiện Ьản thân hαy không. […]

63 tuổi, con dâu đưa bố mẹ ruột đi nghỉ mát nhưng không cho tôi đi cùng, khi tôi tự đi thì con dâu lớn tiếng “mẹ đi chơi, ai sẽ trông cháu”

Bà Hạ chia sẻ rằng, bà đã mua xe cho con trai và chăm sóc cháu nội nhiều năm nhưng không được con dâu trân trọng. Sau đó, bà tự đi du lịch nhưng con dâu lại gọi điện yêu cầu bà về chăm cháu. Bà Hạ không muốn dựa vào con cái nữa và […]

Đường về – Tại sαo nên sống lương thiện, đây là câu tɾả lời hαy và sâu sắc nhất !

Từ xưα Sα mạc Sαhαɾα được mệnh dαnh là vùng đất cҺếϮ, hễ người nào tiến vào sα mạc này cũng không thoát được vận mệnh: Có đi không có về. Vào năm 1814, một đoàn khảo cổ đã ρhá vỡ “lời nguyền” nói tɾên. Khi đó, ở bất cứ nơi nào tɾong sα mạc […]