Lẽ đời 15
Phạm Thị Xuân
Vào một buổi tối mát trời, không biết có ai xúi giục hay góp ý gì không, Dậu nói với chồng trong lúc họ chuẩn bị đi ngủ:
-Ông này, từ nay vợ chồng mình phải đổi cách xưng hô mới được.
Bảo ngạc nhiên nhìn vợ, không biết Dậu lại định giở trò gì đây. Dậu nói tiếp:
-Vợ chồng người ta già hơn mình, như vợ chồng giám đốc đó, lúc nào cũng anh anh em em, nghe vừa trẻ trung vừa tình cảm. Ai như vợ chồng mình, ông ông bà bà, mình mình tôi tôi, nghe khô khan lắm… mà mình đã già đâu nào?
Bảo thấy buồn cười:
-Xưng hô thế nào mà chẳng được? Mà sao bà hay so sánh với vợ chồng giám đốc vậy hả?
Dậu chắt lưỡi:
-Người ta là giám đốc thì mình cũng là trưởng phòng, vả lại biết đâu vài năm nữa anh lại được thăng chức thì sao?
Bảo vẫn không đồng ý:
-Thăng chức thì phải thay đổi cách xưng hô sao? Với lại, có thăng lên giám đốc thì được, chứ lên phó giám đốc thì tôi thà vẫn là trưởng phòng như thế này.
-Sao vậy?
-Bà không biết hay giả vờ không biết thế? Phó giám đốc thì chỉ có danh, làm sao kiếm ra tiền bằng tôi. Giám đốc đúng là cao tay, một mình duyệt chi tất cả, không cho các phó nhúng tay vào.
-Thế thì cứ là trưởng phòng. À, mà trở lại vấn đề chính, vợ chồng mình thay đổi cách xưng hô nha.
Bảo nhếch mép:
-Bà thật nhiều chuyện. Thế trước đây chẳng phải đã gọi nhau thế rồi à, có sao đâu nào?
Dậu trợn mắt nhìn chồng:
-Sao khi nào anh cũng trước đây, trước đây với bây giờ có giống nhau không?
-Bà làm vậy, người ta cười cho là bà trưởng giả học làm sang đó nha!
-Ai cười thì người đó hở mười cái răng, cần gì phải quan tâm.
Bảo xua tay, không muốn cãi nhau với vợ:
-Nhưng tôi gọi thế quen rồi. Bây giờ đổi lại, có chút ngường ngượng thế nào ấy!
Giọng Dậu pha chút dỗi hờn:
-Vậy anh với mấy cô ở cơ quan thì sao, lúc nào cũng xưng anh anh em em ngọt sớt. Với người khác thì anh gọi được, với vợ thì không à?
Bảo trêu chọc Dậu:
-Mấy cô đó dịu dàng hơn vợ!
Dậu véo tai Bảo một cái rõ đau:
-Anh nói gì?
Bảo né người sang một bên:
-Không, tôi có nói gì đâu.
Dậu cao giọng:
-Anh nhắc lại đi, anh vừa nói gì?
Sợ ồn ào các con nghe thấy, Bảo đành cười:
-Thôi, bà gọi gì cũng được, tùy bà!
Dậu nhíu mày:
-Sao lại tùy bà?
Bảo chắt lưỡi:
-Ừ, thì tùy…em, được chưa?
Dậu hôn lên má chồng:
-Thế có phải là dễ thương không? Tối nay, em sẽ thưởng cho anh nhé!
Bảo đột nhiên tránh xa vợ ra:
-Thôi, khỏi thưởng. Hôm nay, anh tiếp khách mệt lắm rồi, không có sức đâu mà nhận thưởng.
Dậu vẫn xán lại gần chồng:
-Cái anh này! Người ta đang có hứng!
Dậu ôm lấy chồng, bắt buộc Bảo phải thực hiện nghĩa vụ làm chồng cho bằng được. Xong việc, Bảo lăn ra ngủ.
Còn Dậu vẫn cứ nằm trằn trọc mãi, không ngủ được. Suy nghĩ lan man, ʇ⚡︎ự nhiên Dậu nghĩ đến cái tên của mình và cảm thấy bực mình. Bạn bè cùng trang lứa với cô, người nào cũng có những cái tên thật kêu, nào Hồng Ngọc, Thúy Diễm, Lệ Hằng…, hoặc ít ra cũng là Lan, Thủy, Thảo, Trang, Hà. Chỉ có cô mang cái tên xấu nhất, Nguyễn Thị Dậu.
Cô còn nhớ lúc cô còn học lớp chín, một hôm có đứa bạn quái ác trêu chọc Dậu trong giờ ra chơi:
-Chị Dậu ơi, chị Dậu!
Nói rồi, nó phá lên cười. Có mấy đứa khác cũng xúm lại, cười theo. Dậu ngơ ngác:
-Có chuyện gì vậy tụi bây?
Một đứa khác bước đến trước mặt Dậu, nói to:
-Chị Dậu ơi, chị bán chó được bao tiền?
Mấy đứa kia cười ồ, rồi đồng thanh:
-Chị Dậu ơi, chị Dậu! Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh, phải không chị Dậu ?
Dậu đã hiểu ra. Hôm trước khi cả lớp học xong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, cô giáo kết luận “số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đầy bi kịch: đau khổ, bất hạnh, oan khuất, một điển hình là nhân vật chị Dậu mà chúng ta vừa học”.
Dậu xấn tới, chỉ tay vào đám bạn:
-Này, chúng mày trêu tao phải không? Tao tên Dậu chứ có phải là chị Dậu đâu?
Một đứa cắc cớ:
-Vậy tên mày là Dậu chứ gì?
Dậu gật đầu:
-Thì sao?
-Thì tụi tao gọi mày thế là đúng rồi, có trêu gì đâu nào?
Rồi chúng gào lên:
-Chị Dậu ơi, chị Dậu!
Dậu tức giận điểm mặt từng đứa bạn:
-Chúng mày nhớ nha, để xem sau này tao là chị Dậu hay chúng mày là chị Dậu nha!
Bọn chúng cười to, một thằng có vẻ là đầu têu, ngúc ngắc cái đầu:
-Mày là chị Dậu chứ bọn tao là Nga, Sang, Long, Hồ…có đứa nào là Dậu đâu. Dậu thì lo mà chịu phận Dậu đi, phải không chúng mầy?
Cả bọn nhao nhao:
-Đúng rồi!
Dậu không thèm đôi co với bọn chúng nữa. Cô đến mách với cô giáo chủ nhiệm. Cô giáo kêu cả bọn lại, bắt viết kiểm điểm. Tụi nó viết rồi, nhưng sau đó vẫn tiếp tục trêu chọc Dậu, gọi Dậu là con gà mái mà cũng biết gáy, chuyên bươi móc chuyện này chuyện kia. Chúng còn bảo Dậu đúng là cái dậu, làm Dậu đỏ bừng mặt. Dậu tức lũ bạn lắm. Dậu tức luôn cụ Ngô Tất Tố, cớ gì mà đặt tên cho chị Dậu là Dậu chứ. Còn ba má Dậu nữa, hết tên rồi sao mà đặt tên cho con gáι mình là Dậu. Có lần, Dậu khóc đòi ba má đi đổi tên trong giấy khai sinh cho cô, nhưng ba cô bảo là không được vì thủ tục rườm rà lại liên quan đến những giấy tờ khác hoặc những bằng cấp cô đã có. Cô quay sang cầu cứu má cô thì nhận được câu trả lời:
-Tại hồi đó má sinh hai đứa đầu mà không nuôi được. Khi có mang con, đi coi thầy, thầy bảo đặt tên con càng dở, càng khó nghe thì mới dễ nuôi. Đến khi sinh con ra, gặp năm con gà, nên đặt tên là Dậu luôn. Nhờ thế mà mày hay ăn chóng lớn, lại xinh đẹp đó con ạ. Nhiều người còn đặt tên con là chó, lợn nữa đó!
Dậu ngúng nguẩy:
-Sao má không đặt tên con là chó, lợn luôn!
Má Dậu mắng:
-Cái con này, mà tên Dậu cũng được, có sao đâu?
Dậu cãi:
-Vì cái tên này mà lắm đứa trêu chọc con, má biết không?
-Nó trêu thế nào?
-Thì nó bảo con là chị Dậu.
-Chị Dậu thì sao nào, con tên Dậu, chúng gọi vậy chứ có ý trêu chọc gì chứ?
Dậu xịu mặt:
-Má không biết đó thôi, nó xem con là một người phụ nữ trong truyện của cụ Ngô Tất Tố !
Má Dậu cười:
-Thì sao, con thành nhân vật trong truyện không tốt sao?
Dậu gào lên:
-Đó là người đàn bà nghèo rớt mồng tơi, phải bán con gáι, bán chó cho nhà giàu , má muốn con như thế à?
Má Dậu dịu giọng:
-Thế à, má không biết, má xin lỗi.
Dậu xịu mặt:
-Chúng còn gọi con là con gà mái, là, là … là cái dậu nữa đó má!
Má Dậu giả vờ giận dữ:
-Đứa nào trêu gì kỳ cục vậy. Con nói tên chúng ra đi, má sẽ mách cô giáo cho.
-Con cũng đã mách cô giáo rồi,cô giáo cũng đã phạt rồi, nhưng chúng nó vẫn cứ trêu!
Má Dậu nhìn con gáι:
-Khổ thân con tôi!
Rồi chợt bà cao giọng:
-Mà này, chúng nó trêu mày, mày không biết đường mà trêu lại à?
Dậu chẳng còn biết nói sao nhưng vẫn thấy tức anh ách. Giá như có một phép mầu xảy ra, Dậu chỉ ao ước được đổi tên lại, Dậu sẽ đặt cho mình một cái tên thật kêu, thật hay cho xứng tầm với cô. Nhưng tên gì, cô chưa kịp nghĩ ra.
Tối nay, chợt nhớ về chuyện cũ, Dậu cũng rất muốn biết lũ bạn ngày xưa liệu có gì hơn Dậu hay chỉ là công nhân, nông dân hay thư ký quèn. Dậu rất muốn đến ngày họp lớp cuối năm nay, họ có còn dám trêu đùa Dậu nữa không hay phải cúi mình, xun xoe nịnh hót Dậu vì Dậu đã là bà trưởng phòng. Nghĩ đến đó, Dậu bật cười thành tiếng. Bảo đang ngủ, nghe tiếng cười của Dậu, anh thức giấc, càu nhàu:
-Làm gì mà cười một mình vậy? Đi ngủ đi cho tôi nhờ!
Nói xong, Bảo lại nhắm mắt ngủ tiếp. Dậu nhìn chồng, ước ao mình cũng dễ ngủ như vậy. Cô chắt lưỡi “thế cũng hay” rồi lại tiếp tục dòng suy nghĩ của mình.
Bây giờ, tất nhiên chẳng ai dám đùa ác Dậu nữa. Lúc đầu, biết Dậu không thích gọi bằng tên, người ta gọi Dậu là chị Bảo, cô Bảo cho thân mật. Gần đây, người ta cung kính gọi là phu nhân trưởng phòng, hoặc bà trưởng phòng Bảo. Rồi để cho tiện, không biết từ lúc nào, rút lại chỉ còn là “bà trưởng Bảo”. Lúc đầu, cái từ “bà trưởng Bảo” làm Dậu hơi khó chịu, với lại Dậu đã già đâu mà lên chức bà sớm thế. Nhưng mấy nhân viên của Bảo đã giải thích, bây giờ cái gì người ta cũng viết tắt, nói tắt, nghe vừa giản tiện, vừa hiện đại. Họ còn dẫn ra hàng loạt ví dụ, như sữa Việt Nam thì gọi là Vinamilk, cà phê Việt Nam thì gọi là Vinacafe, taxi Việt Nam thì gọi Vinataxi vân vân và vân vân. Còn việc gọi Dậu bằng bà chẳng liên quan gì đến tuổi tác, đó chỉ là cách biểu hiện sự tôn trọng của cấp dưới đối với cấp tгêภ thôi. Dậu yên lòng, lại có chút hãnh diện khi nghe người khác gọi mình là bà trưởng Bảo.
Tuy nhiên, một thời gian sau, nghe lời cô bạn thân xui, Dậu không đồng ý cho nhân viên của Bảo gọi Dậu là bà trưởng Bảo nữa mà phải gọi Dậu bằng tên Dậu @. Đó là cái tên mà Dậu nghĩ mãi mới chọn ra được, đúng là một cái tên vừa cổ điển vừa hiện đại. Càng nghĩ, Dậu càng thấy thỏa mãn với cái tên mới của mình. Dậu nhớ hôm ăn cưới con gáι chị đồng nghiệp ở công ty, Dậu đăng ký lên hát một bài tặng cô dâu chú rể. MC đã gọi mời chị Dậu mấy lần, Dậu nghe nhưng vẫn ngồi im, kể cả khi có người bạn cùng bạn ra hiệu. Lần thứ thứ tư, MC nói to “Mời cô Dậu @”, lập tức dậu đứng dậy trước con mắt ngạc nhiên của nhiều người. Dậu thấy người ta nhìn Dậu xầm xì, chắc là ngưỡng mộ Dậu lắm.
Nhưng Bảo thì lại không hài lòng với việc đổi tên của vợ. Bảo góp ý với vợ:
-Em làm gì mà phải đổi tên vậy. Tên chẳng qua là để ρhâп biệt người này với người kia. Cần gì mà phải thêm cái chứ @ vào tên chứ? Em bắt chước mấy thanh niên choai choai à?
Nhưng Dậu lại nhảy lên đông đổng:
-Thời đại này là thời đại nào rồi mà anh lạc hậu quá vậy? Em chỉ thêm chữ @ vào thôi mà anh đã lên tiếng, có người còn ghép vào Linda, Angela, Henry nữa thì sao?
Bảo tỏ ra không hài lòng:
-Nhưng đó là những người còn trẻ, những ҺσϮgirl, ҺσϮboy kia. Dậu cũng được, làm gì mà phải Dậu @. Người ta là người ta ghép một tên hay vào, còn em là @, nghe như con còng, hoặc là cái còng tay gì đó.
Dậu sưng sỉa mặt mày:
-@ chứ sao lại con còng, cái còng.
-Thì @, nhưng anh thấy gì gì đâu á. Em thích thì tìm tên khác hay hơn rồi ghép.
Dậu lớn tiếng:
-Nhưng em chỉ thích @, vừa ᵭộc lại vừa lạ.
-Ai gọi chứ anh không gọi đâu, @, không lẽ em đến với từng người rồi bảo họ gọi em như vậy à?
-Có sao đâu, thông tin cho từng người cũng vui mà.
Bảo mệt mỏi lắc đầu:
-Thôi tùy em. Nhưng em nên xem lại mình đi!
Dậu tức tối:
-Em thì sao? Ở cơ quan em, ai cũng khen em xinh đẹp, sang trọng. Chỉ có anh là xem thường em thôi!
Bảo lại lắc đầu:
-Anh có chê gì em đâu. Nhưng em đã lớn tuổi rồi, làm gì cũng nên nhìn trước ngó sau!
-Lớn tuổi gì, em mới quá bốn mươi!
Bảo không muốn đôi co với vợ nữa, anh bỏ ra trước sân để ngắm mấy giò lan mà cậu nhân viên mới tặng. Anh ʇ⚡︎ự mỉm cười hài lòng, lên làm sếp đúng là sướиɠ thật, chỉ cần gợi ý là có người mang biếu ngay.
Điều Dậu không hài lòng nhất bây giờ là hai cô con gáι ɾượu. Đành rằng đứa nào cũng ngoan ngoãn, cũng chăm học nhưng không đứa nào thừa hưởng được cái gen di truyền xinh đẹp của ba má chúng. Ngoài đôi mắt một mí và nước da hơi ngăm đen giống mẹ, còn lại, chúng giống Bảo như khuôn đúc, mà là giống những nét xấu nữa. Đã thế, chúng còn xuề xòa không biết chưng diện. Thúy Hồng mới mười bốn tuổi không nói, Thúy Nga hết năm nay sắp vào đại học rồi cũng vậy. Dậu đã sắm cho chúng nhiều bộ váy áo đắt tiền nhưng chẳng đứa nào chịu mặc. Dậu có nhắc thì chúng trả lời:
-Bọn con đi học, mặc đồ đó không hợp đâu má!
Dậu nhíu mày:
-Con không mặc lúc đi học thì mặc vào lúc đi chơi!
Thúy Nga lắc đầu:
-Đi chơi thì cũng phải mặc đồ phù hợp, má mua cái thì sặc sỡ, cái thì hở vai hở cổ, bạn con chẳng đứa nào mặc như vậy đâu. Con còn không mặc được, em Hồng làm sao mà mặc?
Dậu chép miệng:
-Toàn đồ đắt tiền đó con ạ, toàn hàng hiệu cả!
Thúy Nga cong môi lên:
-Con chỉ thích đồ hợp với mình, chứ đồ đắt tiền hàng hiệu mà không phù hợp, con cũng không thích đâu.
Dậu cao giọng:
-Con phải biết con là con của một trưởng phòng cao quý, ăn mặc cũng phải phù hợp với địa vị của con chứ!
Thúy Nga phì cười:
-Má à, sao má lúc nào cũng trưởng phòng này, trưởng phòng nọ vậy. Má tưởng trưởng phòng là chức lớn nhất rồi à? Bạn con còn có ba má là giám đốc nữa kia. Có đứa có ba là chủ tịch thành phố nữa đó!
Dậu tròn mắt:
-Con nói thật à? Vậy con chơi với mấy đứa đó đi! Phải chơi với bạn cùng đẳng cấp con ạ. Con phải cho chúng nó biết con là ai rồi kết thân với chúng.
Thúy Nga nhìn má:
-Thì con cũng có chơi với chúng nó, nhưng con thân với đứa khác hơn. Con mà lên mặt, tụi nó nghỉ chơi thì sao?
Dậu hừ một tiếng:
-Đứa nào dám nghỉ chơi với con gáι má? Mà nó nghỉ chơi thì con chơi với đứa khác.
-Nhưng con chỉ thích chơi với chúng.
Dậu mắng con gáι:
-Con bé này, bướng bỉnh quá, không biết giống ai?
Thúy Nga le lưỡi:
-Không phải hôm trước má nói con giống má à?
-Con với cái, nói một câu, nó phải trả lời một câu mới được!
-Con đâu có!
Dậu chau mày:
-Với lại, nếu không thích những kiểu áo đó thì con phải nói với má ngay từ đầu để má đừng mua chứ! Con có biết mất hết bao nhiêu tiền không?
-Nhưng má có hỏi bọn con đâu?
Thấy con nói thế, Dậu đành chịu. Nhớ ngày Dậu còn bé, muốn may một bộ quần áo, phải chờ phát tem phiếu, rồi phải chầu chực nhiều giờ ở cửa hàng công nghệ phẩm mới mua được vải, mà vải nào có ra hồn, thô tháp, màu sắc thì đơn điệu, quê mùa. Nhà nào có tiền thì ra chợ đen mua có vải đẹp hơn, nhưng thu thu giấu giấu, rõ khổ. Thế mà bây giờ lũ trẻ này, sung sướиɠ không biết hưởng. Thôi thì mặc chúng vậy.
(Còn tiếp)
PTX