Làm cha mẹ không nên chỉ nghe con cái nói gì, mà phải nhìn các con làm

Tôi 68 tuổi, con trai cả hỏi vay 350 triệu đồng để mua xe, tôi thẳng thừng từ chối, con trai út mua nhà, tôi chủ động cho 700 triệu đồng.

Tôi họ Cường, năm nay 68 tuổi. Gần đây, con trai cả của tôi luôn đến nhà gây sự, nói chúng tôi thiên vị. Nguyên nhân là năm ngoái, con trai cả muốn mua xe và hỏi vay chúng tôi 350 triệu đồng. Lúc đó, vợ chồng tôi đều thẳng thừng từ chối. Sau đó, con trai cả cũng đã đến hỏi chúng tôi vài lần nữa, nhưng tôi và vợ vẫn rất dứt khoát, không muốn cho mượn tiền.

2 tháng trước, con trai út dự định mua nhà. Khi biết tin này, chúng tôi lập tức rút 700 triệu đồng từ sổ tiết kiệm ra và đưa cho con trai út. Chuyện này khiến con trai cả bất mãn, cảm thấy chúng tôi thiên vị, ưu ái con trai út và đối xử không công bằng. Tôi không phủ nhận, vợ chồng tôi đúng là thiên vị con trai út hơn.

Chúng tôi quý con trai út hơn, nên khi con thiếu tiền mua nhà dù con chưa kịp mở lời, chúng tôi đã chủ động cho tiền. Tại sao chúng tôi lại thiên vị đến mức như vậy? Mọi chuyện đều có lý do cả.

Khi 2 con còn nhỏ, chúng tôi từng hợp con trai cả hơn. Vì con trai cả khéo miệng, thường nói lời hay ý đẹp, luôn làm vợ chồng tôi tôi vui lòng. Nhưng sau này khi các con trưởng thành, chúng tôi nhận ra con trai cả chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân, rất ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân mà không bao giờ nghĩ đến vợ chồng tôi.

Khi các con lập gia đình, chúng tôi đã không thiên vị, cho cả hai số tiền như nhau. Con trai cả lại cảm thấy chúng tôi cho quá ít, đáng lẽ con phải nhận được phần nhiều hơn. Vì chuyện này mà sau khi kết hôn, con trai cả càng tỏ ra thiếu tôn trọng chúng tôi hơn. Con chưa bao giờ mua quà cho chúng tôi, cũng không gửi tiền sinh hoạt, thậm chí còn không mấy khi về thăm nhà.

Thỉnh thoảng, khi nhớ con, chúng tôi gọi điện muốn con về thăm. Nhưng lần nào con trai cả cũng chỉ nói đúng một câu: “Nếu bố mẹ quý em trai hơn, thì sau này để em lo cho bố mẹ, đừng có chuyện gì cũng gọi điện cho con”.

Con trai cả nghĩ rằng chúng tôi cho tiền con út giống như con là thiên vị. Con trai cả lấy lý do này để không quan tâm đến chúng tôi, hoàn toàn không làm tròn bổn phận của người con.

Vợ chồng tôi cảm thấy đau lòng nên không muốn cho con trai cả vay tiền. Tôi đã nhìn thấu con người của con trai cả, nếu thật sự cho con vay, chắc chắn con sẽ không trả lại.

Ngược lại, từ nhỏ con trai út đã rất hiếu thảo với chúng tôi, thật thà, không khéo miệng như anh trai. Nhưng con trai út của chúng tôi rất hiểu chuyện và tốt bụng. Khi có đồ ăn ngon, con trai cả luôn vội vàng ăn hết, còn con trai út luôn chia sẻ với chúng tôi, không bao giờ ăn một mình.

Khi lớn lên đi làm, mỗi tháng, con trai út đều gửi cho chúng tôi một khoản sinh hoạt phí. Mỗi lần về thăm nhà, con đều mua rất nhiều đồ. Con trai út còn lắp camera ở nhà để quan tâm tình hình của vợ chồng tôi ở nhà.

Dịp Tết hay lễ hội, con trai út chưa bao giờ quên lì xì cho chúng tôi. Con dâu út cũng rất tốt, mỗi lần gặp chúng tôi đều nhanh tiếng gọi “bố mẹ”, xem chúng tôi như cha mẹ ruột. Quần áo chúng tôi mặc, phần lớn đều do con dâu út mua cho.

Ngược lại, con dâu cả chưa bao giờ mua gì cho chúng tôi. 2 vợ chồng con trai cả chỉ khi cần tiền mới tỏ ra tử tế, còn bình thường thì như thể chúng tôi đang nợ nần gì chúng.

Vợ chồng tôi đã hiểu ra từ lâu. Tôi không thể trông chờ vào con trai cả nữa, may mắn thay vẫn còn con trai út, đó là chỗ dựa của tôi trong quãng đời còn lại.

Năm ngoái, khi con trai cả về nhà, ban đầu, vợ chồng tôi rất vui. Con mua mấy cân sườn, còn mua cả một thùng táo. Tôi còn nghĩ rằng con trai về thăm hai vợ chồng già chúng tôi, con trai đã hiểu ra và thay đổi. Nhưng khi con vừa mở lời nói chuyện, tôi biết mình đã nhầm rồi.

Hôm đó, con trai cả nói với vợ chồng tôi: “Bố, mẹ, lần này con về là muốn hỏi vay chút tiền. Chiếc xe nhà con chạy cũng mấy năm rồi, hỏng hóc nhiều, con muốn đổi xe mới. Mấy năm nay con phải lo tiền cho con cái đi học, vợ con lại không có việc làm, cái gì cũng cần tiền. Bây giờ con không có đủ tiền, muốn hỏi vay bố mẹ 350 triệu đồng để mua xe”.

Nghe xong, tôi có chút buồn. Ban đầu tôi còn nghĩ con trai quan tâm chúng tôi nên về thăm, không ngờ lại là vì mục đích khác.

Nghe con trai nói chuyện, vợ chồng tôi thấy buồn và thất vọng nhưng vẫn thẳng thừng từ chối: “Minh Thành, con làm việc bao nhiêu năm rồi, lương cũng không thấp, chắc chắn có tiền mua xe. Bố mẹ đúng là có chút tiền tiết kiệm nhưng đó là tiền dưỡng già của bố mẹ, không thể cho con mượn được. Nếu con muốn lấy tiền đó, vậy từ nay con hãy lo cho bố mẹ về già, mọi sinh hoạt hàng ngày của bố mẹ từ nay thuộc trách nhiệm của con”.

Nghe tôi nói vậy, con trai im lặng, một lúc sau thì nói rằng có việc bận, rồi về ngay. Điều đáng buồn là con trai còn mang cả sườn và táo về, không để lại thứ gì.

Sau hôm đó, con trai cả cũng không bỏ cuộc, còn tìm chúng tôi vài lần nữa, nhưng chúng tôi vẫn kiên quyết không cho tiền. Khi đó, con trai cả còn nói rằng nếu chúng tôi không cho tiền thì đừng trông chờ con sẽ lo cho chúng tôi khi về già. Tôi chỉ xem lời đó như một câu chuyện cười. Đừng nói đến sau này, bây giờ con trai cả cũng cũng không quan tâm, lo lắng gì cho chúng tôi cả.

Cả năm nay, vợ chồng con trai cả không về thăm chúng tôi lần nào, cũng không gọi điện hỏi thăm bố mẹ. Mấy tháng trước, vợ tôi bệnh phải nhập viện, tôi gọi điện muốn con về, nhưng con trai thẳng thừng bảo công việc quá bận, không xin nghỉ được.

Nhưng lần này, con trai cả biết tin tôi cho con út 700 triệu đồng liền lập tức chạy về. Con trai cả yêu cầu chúng tôi phải đưa cho con số tiền như đã đưa cho con út.

Dạo gần đây, chuyện nhà của chúng tôi trở thành trò cười của cả khu phố, vì mỗi lần con trai cả về lại gây sự, to tiếng. Con trai cả muốn mọi người chỉ trích chúng tôi thiên vị, từ đó đạt được mục đích của mình.

Bất kể người ngoài đánh giá thế nào, tôi vẫn tin rằng vợ chồng tôi không sai. Tiền bạc là do hai vợ chồng tôi cực khổ kiếm được, chúng tôi có quyền quyết định về số tiền của mình.

Con út và con dâu út rất hiếu thảo, tôi có tiền, giúp đỡ vợ chồng con út là điều nên làm. Con trai cả cũng không thể là chỗ dựa của tôi, tôi già rồi vẫn phải dựa vào con út. Tôi nghĩ, làm cha mẹ không nên chỉ nghe con cái nói gì, mà phải nhìn các con làm, cách con quan tâm đến cha mẹ.

Bài viết khác

Cam chịu để làm chi – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

Bước xuống xe ghép sau hơn hai giờ đồng hồ từ Hà Nội về, ông Chung lật đật xách đồ, mở cổng bước vào. Mảnh sân rộng rãi phơi đầy lúa, trời nắng to, hơi nóng bốc lên làm ông hơi choáng váng. Nặng nhọc xách từng túi to túi nhỏ vào nhà, ông Chung […]

Cho đi lòng tốt sẽ nhận lại được γêu tҺươпg, câu chuγện sâu sắc đẫm tính nhân văn

Trên đường đi, một người đàn ông trông thấγ một Ьà lão với chiếc xe Ьị xẹρ Ьάnh đậu Ьên đường. Tuγ trời đã sẩm tối, αnh vẫn có thể nhận thấγ rằng Ьà ấγ đαng cần giúρ đỡ. Vì thế αnh lάi xe tấρ vào lề đậu ρhíα trước chiếc xe Mercedes củα Ьà […]

10 câu phận làm con đừng bao giờ nói với bố mẹ dù là “lỡ miệng”

Nḗᴜ đã từng, dù là vô tình nói với bố mẹ những lời này, chúng ta nên nghiêm túc ɾút kinh nghiệm và thay đổi bản thân. Bất lᴜận là bố mẹ đã chăm sóc, giáo dục ta ɾa sao nhưng ít nhất, mẹ cũng đã mang thai ta 9 tháng 10 ngày và sinh […]