Hai nửa yêu thương chương 20

Chiều có cuộc họp tổ chuyên môn. Vừa họp xong cái là Viên vội vàng phóng xe máy nhanh như bay về đón con luôn vì giờ đã trễ 10 phút. Trên đường đi, cô áy náy lắm vì lỡ để con phải chờ mình. Viên luôn tâm niệm phải đón con trước khi nó ra khỏi cổng. Cô sợ nó phải ngồi chờ mẹ trong khi các bạn đã có bố mẹ đón rồi. Tâm lý của những đứa trẻ luôn sợ bị bỏ rơi. Nhất là những đứa bé lại trong hoàn cảnh sống trong gia đình thiếu cha hoặc thiếu mẹ. Chính vì vậy mà cô không bao giờ để con phải chờ đợi mình. Ít nhất là trong giai đoạn nó còn nhỏ, còn hoàn toàn phụ thuộc vào cô. Nhưng hôm nay cuộc họp kéo dài quá dự kiến. Cô cũng mải họp mà quên khuấy đi mất giờ đón con. Trên đường đi cô cứ day dứt mãi.

Trường đã thưa người dần. Chỉ còn một số phụ huynh lẻ tẻ chở con chạy ra ngoài phía cổng. Viên Ьắt đầu lo lắng chạy vào cổng dáo dác tìm con.

Cô nhìn quanh quẩn khắp sân trường, trên ghế đá, đu quay, cầu trượt chỉ còn vài cô bé cậu bé đang ngồi chờ mẹ, mặt buồn rười rượi nhìn ra phía cổng. Không thấy thằng Bon đâu cả. Viên lo quá chạy vào phòng tìm bảo vệ.

“Bác ơi… Mấy đứa trẻ… còn đứa nào…”

Viên run quá nói quýnh lên không hiểu gì hết.

“Làm sao? Không thấy con cô hả?”

Bác bảo vệ cũng hiểu ý của Viên nên hỏi lại cho chắc.

“Vâng! Con cháu… Thằng bé… Không thấy nó ở đây. Nó đi đâu rồi bác?” Viên cố ʇ⚡︎ự nhủ mình bình tĩnh để hỏi thăm bác bảo vệ cho rõ ngọn ngành.

“Tôi không biết mặt con cô. Nhưng những đứa còn lại bố mẹ đến muộn tôi đều kêu chúng nó ngồi chờ ở đây.”

Viên nghe vậy thì dáo dác nhìn quanh một lần nữa.

“Không thấy thằng bé đâu cả… Thằng bé…”

Viên run run giọng. Cô Ьắt đầu không giữ được bình tĩnh nữa.

Cô lấy điện thoại gọi cho cô giáo chủ nhiệm của thằng Bon hỏi về con thì mới biết, Bon đã được Lâm đón. Chính Viên đã gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm ҳάc nhận là hôm nay sẽ cậu nó đến đón thằng bé thay cô. Lúc Lâm đến cô giáo còn cẩn thận hỏi thằng bé để ҳάc nhận có phải cậu nó không mới cho đón.

Viên ngớ người nhớ ra rồi ʇ⚡︎ự gõ vào đầu mình. Đúng là cô bị ngớ ngẩn thật rồi. Cô rối rít xin lỗi cô giáo và bác bảo vệ rồi chạy thục mạпg về nhà.

Thằng bé Bon đang chơi với Lâm ngoài ngõ. Hai cậu cháu chơi điều khiển ô tô từ xa. Vừa thấy con, Viên vội vứt cả xe máy ra ôm chầm lấy nó khóc nấc lên.

Lâm thấy vậy hoảng quá liền hỏi:

“Có chuyện gì vậy chị?”

Thằng Bon thấy mẹ ôm mình khóc nó cũng khóc theo.

“Mẹ!Mẹ đừng khóc!”

Mãi một lúc sau Viên mới bình tĩnh lại lau nước mắt sụt sùi nói:

“Chị xin lỗi! Tự dưng chị quên mất là em đã đón thằng Bon.”

“Trưa nay em đã nói với chị rồi mà.”

“Chị biết. Nhưng không hiểu sao chị không nhớ. Đầu óc chị làm sao ấy. Chị đến trường đón con không thấy nó. Chị sợ… Sợ người ta Ьắt mất con chị. Hức hức!” Nói đến đây Viên lại không kiềm chế được mà nước mắt ứa ra.

“Cũng may cô giáo chủ nhiệm nói lại với chị là em đã đón rồi. Nếu không…”

Lâm nhìn điệu bộ của Viên mà lòng thương cô đứt ruột. Có lẽ Viên còn ám ảnh vụ việc vừa rồi. Cô sợ người ta Һạι mình và sẽ lấy đi thứ quý giá nhất cuộc đời mình. Đó là thằng Bon.

“Chị!” Lâm khẽ đặt tay lên vai Viên. Vai cô rung lên khi bàn tay anh khẽ chạm vào.

Lâm ngồi xổm xuống bên cạnh hai mẹ con Viên.

“Chị cần được nghỉ ngơi! Chị Viên!”

Viên vẫn ôm lấy con như sợ bị mất nó. Đến giờ cô vẫn còn thấy hoang mang. Viên cũng nhận ra tâm lý của mình đang bất ổn. Có lẽ là sợ. Tuy bao lâu nay cô luôn cố tỏ ra bình thường. Nhưng sâu trong tâm trí cô luôn thường trực một nỗi bất an.

“Chị!” Lâm nắm hai vai Viên nhìn sâu vào mắt cô: “Chị đừng cố gồng mình như vậy. Chị không thể chịu nổi đâu. Chị Viên! Nghe em được không? Hãy thả lỏng bản thân mình.”

Viên ngoan ngoãn gật đầu, nước mắt vẫn rơi.

Lâm lấy tay lau nhẹ giọt nước mắt vẫn còn vương trên mi Viên.

Viên khẽ mỉm cười, cố để Lâm không phiền lòng vì mình.

“Hôm nay mình sẽ đi ăn ở ngoài nhé chị! Mình không phải nấu nướng nữa. Được không chị?”

Viên khẽ gật đầu. Có lẽ Lâm nói đúng. Cô cần được nghỉ ngơi.

“Vậy tốt rồi!” Lâm nhoẻn miệng cười nhìn Viên. Anh muốn cô nhìn thấy những điều tích cực, những điều tốt đẹp sau bao nhiêu chuyện không hay vừa xảy ra.

“Bon! Lại đây với cậu nào! Mình sẽ đi ăn nhà hàng nhé! Đảm bảo là cháu sẽ rất thích cho mà xem.”

Thằng bé nghe nói ăn nhà hàng thì thích chí rời khỏi ʋòпg tay mẹ ôm lấy Lâm.

“Chị vào chuẩn bị đi, để em gọi Bích Diệp nữa mình đi luôn.”

Lâm cố tình để Viên vào thay đồ rửa mặt. Lúc nãy cô khóc, mặt mũi tèm nhem, mắt sưng húp lên rồi.

“Ừm!” Viên đứng dậy nghe theo lời Lâm vào nhà. Lòng cũng thấy nhẹ nhõm hơn.

Lâm lái xe đưa cả nhà đến một quán ăn toàn đồ ăn dưới miền xuôi. Lâm biết chắc Viên sẽ thích vì lâu rồi Viên chưa về quê. Toàn những món mà Viên thường nấu để chiêu đãi anh em Lâm.

Bích Diệp lóa mắt khi nhìn vào thực đơn.

“Oa! Toàn món ngon!”

“Được rồi! Thích ăn gì thì cứ gọi đi!” Lâm nói với em gáι.

Thằng bé Bòn Bon chẳng biết đọc chữ nhưng cũng cầm cái menu nhìn hình ảnh rồi chọn món như người lớn. Viên nhìn con trai háo hức vui vẻ, lòng cũng vui lây.

Bích Diệp chẳng khách sáo gì cả, gọi toàn món ngon đắt tiền. Lâu rồi không ăn nhà hàng, phải gọi ăn cho đã chứ.

Lâm quan รá☨ sắc mặt của Viên, thấy tâm trạng cô tươi hẳn lòng cũng khớp khởi mừng thầm. Lâm thương Viên! Rất thương! Không biết phải tả như thế nào mới đúng với cái tình mà anh dành cho cô. Anh xót xa khi nhìn cô héo úa, đau đớn. Anh hạnh phúc khi thấy cô tươi tỉnh vui vẻ. Chỉ cần vậy thôi, Viên ở đâu với ai, làm gì cũng được.

“Chị ăn thêm vào. Rất tốt cho phụ nữ như chị đó.”

Lâm gắp thêm mấy cọng ngó sen vào bát Viên.

Viên nhìn Lâm cười: “Xem ra em cũng am hiểu về sức khỏe phụ nữ lắm đó.”

Lâm hơi đỏ mặt cười ngượng.

“Tốt thế mà chẳng cho em ăn gì cả.” Bích Diệp phụng phịu chen vào.

“Em mà còn phải có người gắp cho nữa sao?” Lâm chọc em gáι.

“Dù gì em cũng là con gáι mà. Anh thiên vị quá rồi đấy!”

“Được rồi! Của em đây!” Viên cười xòa rồi gắp một đũa đầy ngó sen vào bát Bích Diệp.

“Có vậy chứ! Ai như anh Lâm. Không biết em có phải là em gáι ảnh không nữa?” Bích Diệp lườm anh hờn dỗi.

Lâm nhìn cái mặt dỗi hờn của em gáι thì cốc đầu Bích Diệp cười ha ha: “Đúng là con bé này. Ham ăn thế này chưa lớn được đâu!”

Mọi người đang cười đùa vui vẻ thì phía bên kia bàn, Loan nghe thấy tiếng nói quen quen đã chú ý đến bọn họ từ lâu. Cô đang nhìn về phía họ chằm chằm nãy giờ. Họ có vẻ như rất vui thì phải. Loan tức tối trong bụng đến thức ăn cũng không thèm đụng đũa miếng nào.

“Ê mày quen họ à?” Cô bạn ăn mặc mát mẻ thúc vào hông Loan hỏi.

“À… Không!”

“Không sao mày nhìn họ ghê thế? Không mau ăn đi! Tao ăn sắp hết cả bàn thức ăn rồi kìa.”

“Ừ! Mày ăn bao nhiêu cứ ăn đi. Nay tao đãi mà.”

Cô bạn nhìn Loan vẫn không khỏi nghi ngờ.

“Không quen sao mày cứ để ý bọn họ mãi thế?” Cô bạn thắc mắc: “Mà anh chàng kia đẹp trai nhờ? Trẻ thế mà có con lớn vậy rồi! Tiếc thật! Phải chưa có vợ thì tao đến xin số điện thoại làm quen ngay.”

“Không phải vợ anh ta.” Loan buột miệng.

“Sao mày biết?”

“À… thì… bà kia là dạy cùng trường với tao. Bả bỏ chồng rồi.”

“Mẹ đơn thân mà cũng cua được trai trẻ lại còn đẹp nữa chứ! Thật nhìn lại bản thân mình sao kém cỏi thế!”

Cô bạn phàn nàn.

“Mày đừng có nói vớ vẩn!” Loan khó chịu gắt lên khi cô bạn vô tình khen Viên.

“Mày làm cái gì mà gắt gỏng với tao thế? Tao có nói cái gì mày đâu hả?”

“À… Tao nhỡ lời!”

Cô bạn tức giận đứng dậy: “Mày đừng có tưởng đãi tao được bữa ăn thì muốn làm gì thì làm nhé. Đây chia đôi! Tao chẳng thiết!” Cô bạn lục ví lấy ra mấy tờ tiền ᵭậρ xuống bàn rồi tức giận ngoay nguẩy bỏ đi.

“Đúng là cái đồ dở người! Có tí vậy cũng giận với dỗi!” Loan rủa thầm bạn. Thực ra là cô đang giận cá chém thớt. Thấy Viên và Lâm vui vẻ như vậy cô không đành lòng. Cứ tưởng sau cái chuyện ทɦụ☪ nhã kia cô ta không còn tâm trạng mà vui vẻ ra đường nữa chứ! Xem ra mới chỉ bấy nhiêu chuyện với cô thôi vẫn chưa ăn thua gì đúng không? Loan cằn nhằn trong bụng. Người cứ râm ran hậm hực như có lửa đốt dưới chân.
***

Thạch đang ngồi ở bàn tròn, xếp ngoài phòng hội đồng. Đây là nơi các ông thầy hay tụ tập nói chuyện với nhau. Thạch dạy môn công dân, đã ly dị vợ. Mang tiếng là thầy giáo nhưng anh ta rất hay uống ɾượu. Ngày nào lên lớp người cũng hăng sặc mùi ɾượu, mắt đỏ lừ. Cũng vì cái tính hay ɾượu chè, vợ nói không được nên đã ôm con bỏ đi biệt luôn.

Không có vợ quản, Thạch càng như cá thả về nước, ɾượu chè như uống nước lã. Nhà trường cũng có can thiệp nói chuyện mấy lần nhưng không ăn thua. Thạch tính bất cần như Chí Phèo. Anh ta lý sự cùn rằng uống ɾượu là quyền cá nhân của anh ta, miễn là anh ta không vi phạm kỷ luật, đảm bảo giờ dạy trên lớp, học sinh có điểm và lên lớp đều đều là được. Anh ta còn to tiếng với hiệu trưởng không dưới hai lần. Để tránh mang tiếng không hay, hiệu trưởng đành ngậm bồ hòn để mặc anh ta.

Thạch để ý Viên. Từ ngày biết cô ly hôn chồng rồi thì anh ta lại càng để mắt đến cô. Nhưng lại chưa dám nói vì Viên khá kín tiếng, không biết ý cô thế nào.

Tiếng trống hết tiết. Viên dắt xe ra về, đụng ngay Loan ở nhà xe. Cô không nói gì mà làm như không nhìn thấy rồi đi thẳng. Loan liếc Viên, hai con ngươi пóпg bừng lên, bực bội trong người lại dâng lên dù hai người chẳng đụng chạm gì với nhau cả.

Cô ta tức tối đi vào phòng hội đồng, thấy Thạch đang ngồi một mình ở bàn tròn, mắt vẫn nhìn chăm chăm về phía Viên. Loan nảy ra một ý đồ nham hiểm. Cô ta từ từ tiến lại gần Thạch thăm dò.

Bài viết khác

Tình Mẹ – Câu chuyện cảm động khiến hàng triệu người rơi nước mắt

TÌNH MẸ (Câu chuyện cảm động khiến hàng triệu người rơi nước mắt ) Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng […]

Con riêng – Câu chuyện cảm động và đầy ý nghĩa về bà mẹ có tấm lòng thiện lương nhân ái

Nhìn cái hình đại diện tối đen trên faceebook , tôi vội vàng điện thoại cho αnh , giọng αnh nghèn nghẹn…Mẹ αnh mất rồi em ạ , mẹ đi lúc 5h30…     Không biết nói gì ngoài mấy câu hỏi thăm động viên αnh rồi vội vàng thu xếρ công việc để Ьắt […]

Lòng trung thực của gã ăn màγ đáng kính, suγ ngẫm một câu chuγện nhân văn

“Ngàγ nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia: “Vì tình γêu của Chúa, xin hãγ bố thí cho kẻ nghèo nàγ”. Người quản gia trả lời: “Tôi ρhải hỏi ý kiến bà chủ đã”. Bà chủ là một quý bà hà tiện, bà nói: […]