Giọt lệ cuối cùng 24
Tác giả: Truyệnn Ng Hiền
CHƯƠNG 24
Từ trong đồn côпg αп đi ra, ông Chánh cứ tần ngần đứng ở cửa mà không biết phải làm gì. Ông muốn về nhà để xin lỗi vợ, nhưng nhớ lại ánh mắt của bà ấy khi nhìn thấy ông đang bên cạnh cô Ngọc như muốn ăn tươi nuốt sống, thì ông lại không dám. Đi bộ nhanh qua bên kia đường, ông ghé vào một quán cafe bình dân, rồi chọn một bàn thật kín đáo và ngồi xuống. Lúc này ông muốn được yên tĩnh để suy nghĩ và không muốn ai nhìn thấy mình.
Đến lúc này thì chính ông còn không hiểu mình nữa. Thật tình ông không muốn bỏ vợ bởi bà Dung là người vợ rất tốt với chồng. Nhưng sự tham lam của người đàn ông trong con người ông lại không muốn mất cô Ngọc. Cũng dễ hiểu thôi bởi tгêภ đời này có người đàn ông nào mà chê gáι đẹp chứ, trừ phi cô ta từ chối. Nhưng với ai thì ông không biết, chứ với ông thì cô ấy luôn sẵn sàng. Ở bên cô ấy ông thấy mình như trẻ lại, không giống như cuộc sống đơn điệu khi ở gần vợ của mình. Trong lúc ông đang lúng túng chưa biết phải xử lý như thế nào thì cô Ngọc gọi điện đến…
Ông Chánh cứ nhìn cái điện thoại đổ chuông mà chưa biết có nên nghe hay không? Chẳng cần nghe thì ông cũng biết cô ấy đang lo lắng lắm. Giá như người gọi điện không phải là cô ấy mà là bà Dung, hay thậm chí là Thu Hoài con gáι ông thì tốt quá. Cho dù có bị bà ấy mắng cҺửι thì ông vẫn muốn nghe. Nhưng giờ đây tất cả hoàn toàn trong im lặng, ông sợ tới mức muốn gọi cho con gáι để hỏi xem tình hình của mẹ thế nào mà cũng không dám. Bởi ông sẽ trả lời thế nào khi đã hứa và thậm chí thề với con rằng, không bao giờ còn dính líu gì đến cô ta nữa. Là một người cha, ông còn chưa thực hiện được lời hứa của mình, thì còn có thể mở miệng nói gì ngay chính với đứa con gáι của mình.
Nhưng ai có thể hiểu cho ông trong hoàn cảnh này. Nếu nói rằng ông không có tình cảm gì với cô Ngọc thì không đúng. Trong những lúc cô đơn nhất, thì bên cạnh ông không phải là vợ mà chính là cô ấy. Bây giờ ông biết phải thế nào đây?
Tiếng chuông điện thoại lại tiếp tục vang lên, và lần này thì ông quyết định nghe máy. Từ đầu dây bên kia tiếng khóc vì lo lắng của cô Ngọc nghe nghèn nghẹn vì cảm động:
– Alo, sao em gọi mà anh không nghe máy? Huhu…
Ông Chánh ấp úng:
– À…điện thoại anh tắt âm bỏ giỏ ҳάch nên không biết em gọi…
Cô ta nói giọng hờn dỗi:
– Em lại nghĩ anh còn phải gọi về cho vợ con chứ đâu thèm nghĩ tới em…
– Em thử nghĩ xem anh có dám gọi cho Bả không? Anh đã nói rồi mà em không nghe…
– Bộ anh sợ bà ta đến vậy hả? Thử nghĩ xem tại sao mà anh lại ภﻮ๏’ạ’เ t’ì’ภ’ђ chứ? Đừng đổ lỗi cho người đàn ông mà lỗi hoàn toàn ở người vợ. Một người vợ bỏ đói không nấu cơm cho chồng ăn, mà anh không có người phụ nữ khác để chăm sóc mới lấy làm lạ. Anh cứ nghĩ mà xem em nói có đúng không?
– Anh…
– Giờ anh đang ở đâu? Em về nhà nghỉ mà không thấy…
– Anh đang ở quán cafe…
– Quán cafe nào?
– Đối diện cổng đồn côпg αп…
– Trời ơi, bộ anh ҟҺùпg hả? Ngồi đâu không ngồi mà lại chọn cái quán đó…anh cứ ở yên đó rồi em đến…
– Thôi, để anh về…
Nói rồi ông tắt máy, thà một mình ông kêu xe về nhà nghỉ còn hơn để cô ấy đến đây, rồi mọi người nhìn thấy lại xì xào. Chuyện kia còn chưa xong rồi lại còn chuyện này nữa…Mà bây giờ ông không về nhà nghỉ thì ông cũng chẳng biết đi đâu. Nghĩ vậy nên ông Chánh lững thững đứng dậy vẫy một chiếc xe ôm đang chạy tới:
– Chú về đâu?
– Về nhà nghỉ X đường Lê duẩn…
Cậu chạy xe ôm nghe ông trả lời về nhà nghỉ thì nhìn ông cười rồi hóm hỉnh hỏi:
– Chú lớn tuổi vậy mà còn sung ghê á?
Biết cậu ta đang ám chỉ điều gì nhưng ông Chánh cũng chẳng bận tâm. Cũng dễ hiểu thôi bởi bây giờ ông còn đầu óc nào mà nghĩ tới ba cái chuyện đó nữa. Ông Chánh im lặng không thèm trả lời, xem như cậu ta chưa nói gì. Xe về đến nhà nghỉ thì thấy cô Ngọc đã đứng chờ sẵn rồi hai người đi vào. Thấy ông Chánh vẫn im lặng không nói gì thì cô ta lên tiếng:
– Bà ta đã quá đáng như vậy thì anh cũng không nên nhân nhượng nữa…
– Không nhân nhượng thì làm được gì chứ? Anh cũng đang nghĩ không thể ở thế này mãi được.
– Anh có nhà cửa đàng hoàng cứ về ở, xem bà ta dám đuổi không?
Im lặng một hồi, bỗng ông Chánh nói:
– Anh định về quê, chờ một thời gian cho bớt căng thẳng thì vợ chồng nói chuyện với nhau…
– Nhà ở quê thì được mấy đồng?
– Em vừa nói gì?
Biết mình lỡ lời, cô Ngọc ấp úng:
– Ý em là chẳng nhẽ anh bỏ tài sản ở đây cho mình bả hưởng hết hay sao? Cho dù có ly hôn thì cũng phải chia đôi…
– Còn con gáι anh nữa…
– Thì chia ba. Anh thấy mấy ngày nay em cầm đỡ đồ mà cũng sài gần hết rồi…
Ông Chánh nghe nói thế thì trả lời:
– Để anh đến ngân hàng rút tiền lời rồi đưa cho em…
Cô ta phụng phịu:
– Em không chịu về quê đâu, anh muốn làm sao thì làm…
Ông Chánh dỗ dành:
– Tạm thời như vậy…rồi anh tính
– Mà mình sống bằng gì chứ?
– Em tiết kiệm chi tiêu trong số mấy triệu tiền lãi, ngày ở nhà anh còn không phải đưa đồng nào mà vẫn có cơm ăn đó thôi…
Liếc xéo ông ta bằng ánh mắt sắc như dao, cô ta định nói gì đó nhưng vội kìm lại được. Thấy cô Ngọc im lặng, ông Chánh nói tiếp:
– Bây giờ mình chưa có việc làm, lại đang bị quản thúc ở địa phương, nên em chịu khó tiết kiệm. Anh dễ ăn lắm nên em đừng lo…
Bỗng cô ta hỏi:
– Còn tiền lương hưu của anh đâu?…
Không ngờ ông Chánh trả lời:
– Tiền hưu hàng tháng phải gửi vào ngân hàng chứ? Mai mốt già yếu không làm được gì thì còn có cái mà sài…
Đến nước này thì cô ả Ngọc ngao ngán chỉ biết lắc đầu. Đã phải chấp nhận sống cùng cha già như ông ta, lại còn keo kiệt không chịu bỏ tiền ra chi tiêu thì thật khó chịu. Bỗng cô ta mỉm cuời thầm nghĩ, được thôi nếu với mấy triệu tiền lãi ngân hàng, thì cô sẽ nấu cho ông ta ăn xứng đáng với số tiền mà ổng bỏ ra, xem ai hơn ai. Còn bây giờ cô ta nghĩ, nhất định mình không thể cam chịu như bà Dung đuợc. Nhưng trước tiên phải nắm được số tiền chia nhà sau khi ly hôn với bà Dung rồi tính sau…cô ta hỏi ông Chánh:
– Bây giờ anh không gửi đơn ly hôn thì còn chờ đến bao giờ?
Ông Chánh tính toán:
– Anh hứa với em sẽ ly hôn với bà ấy, nhưng nên để bà ấy là nguyên đơn thì bà ấy phải nộp tiền, còn anh là bị đơn thì cũng đâu có sao? Vừa không mất tiền lệ phí lại còn được mọi người thương hại vì bị vợ bỏ…
Cô nàng Bích Ngọc nghe ông ta tính toán mà muốn nổi điên. Cô ta thắc mắc không hiểu tại sao mà bà Dung có thể sống cùng người đàn ông này đến mấy chục năm trời? Bất cứ một chuyện gì ông ta cũng đều quy ra tiền, và lẽ dĩ nhiên ông ta không bao giờ chịu thiệt. Ông trời thật khéo trêu đùa lại cho cô gặp ông ta. Nhưng cô là Bích Ngọc chứ không thể là bà Thu Dung, cứ chờ lấy xong tiền rồi sẽ có câu trả lời…
Ông Chánh có vẻ tiếc khi phải bỏ ra một lúc hai nguồn thu nhập. Đáng lý ra ông không nên để cho bà Dung nhìn thấy ông bên cô Ngọc, nếu vậy thì ông vẫn có thể trở về nhà. Còn bây giờ ngay cả nơi ở ông cũng phải đưa tiền. Chẳng nói đâu xa hiện nay ông phải chi tiêu vào khoản tiền lời, còn nếu về quê ở thì lại mất khoản tiền cho thuê nhà. Ông quay sang nhìn cô Ngọc thấy cô ta đang cười, mà cô ta cười cũng đúng thôi bởi có phải bỏ ra đồng nào đâu mà thấy xót ruột chứ?
Tiếng của cô Ngọc làm ông suy nghĩ:
– Nếu như bà Dung không nộp đơn ly hôn thì sao? Anh định chờ đến bao giờ chứ?
– Nhưng nhờ có vậy thì anh mới có thể ra điều kiện, nếu bà ấy muốn anh ký đồng ý thì phải bán cái nhà đó chia làm ba phần. Còn không thì không ký…
– Hết chịu nổi rồi…
Nghe cô Ngọc buột miệng nói như vậy thì ông Chánh ngạc nhiên:
– Em nói vậy là ý gì?
Biết mình lỡ lời, cô ta chống chế:
– Em có nói gì đâu nhỉ…
– Vậy chắc anh nghe nhầm…
Chợt cô ta hỏi:
– Nếu như bà ấy không ly hôn thì anh tính sao?
Không cần suy nghĩ, ông ta trả lời:
– Như vậy có nghĩa là bà ấy không bỏ anh, anh sẽ về nhà ở…
– Còn em thì sao?
– Em á?
Ông ta mới nói được 2 từ thì dường như cổ họng bị tắc nghẹn. Nhưng bây giờ ông ta biết trả lời như thế nào? Thật lòng ông Chánh không muốn phải sống như thế này. Vừa tốn tiền lại chẳng ra làm sao, ông ta muốn về nhà nhưng lại không dám, vừa sợ bà Dung lại cũng không dứt ra khỏi cô Ngọc. Ông ta hứa cho có để người đẹp yên tâm:
– Em đang chẳng muốn anh ly hôn bà ta là gì? Anh phải trở về thì bà ta khó chịu mà nộp đơn nhanh chứ?
Không ngờ cô ta trả lời:
– Nếu vậy thì em cùng về với anh…
– Cái gì? Em có biết mình đang nói gì không hả? Em nên nhớ anh và bà ấy chưa ly hôn. Sự xuất hiện của em hoàn toàn bất lợi, nếu bà ta lấy lý do anh ภﻮ๏’ạ’เ t’ì’ภ’ђ thì có quyền đuổi anh ra khỏi nhà đó chứ chẳng chơi…
Sau câu nói của ông Chánh thì cô ta không nói không rằng mà đứng dậy gom đồ đi ra ngoài. Thấy vậy ông Chánh vội hỏi:
– Ủa, đang nói chuyện mà em đi đâu vậy hả?
– Thì tôi đi để anh về với vợ con…
– Bả đâu có cho anh về…
Không ngờ cô ả chỉ thẳng tay vào mặt ông Chánh rồi nói:
– Tôi chỉ biết rằng chẳng việc gì phải hầu hạ một người đàn ông vừa già vừa keo kiệt như anh.
– Thì anh có nói gì đâu, anh đưa cho em mấy triệu một tháng rồi còn gì…
– Anh tưởng mấy triệu mà to hả, liệu có đủ cái miệng anh ăn không?
Bước ra đến cửa, cô ta quay lại nói:
– Không có tiền đặt tiền phòng nên tôi đưa đỡ cho bà chủ nhà nghỉ cái đồng hồ của anh. Khi nào anh rời đi thì bỏ tiền ra mà chuộc về…
Hai tai ù đi khi nghe cô ta nói. Ông lục túi thì quả thật không thấy cái đồng hồ đâu. Vậy mà từ hôm đó đến giờ ông cứ tưởng tiền của cô ta trả, ai ngờ cuối cùng lại là tiền của ông. Bây giờ ông đang ở trong thế kẹt, đi thì biết đi đâu? Nếu về quê thì một tháng cũng mất mấy triệu tiền cho thuê, hơn nữa cũng phải báo trước cho người ta dọn đi chứ không phải cứ muốn về là về. Còn nếu ở lại thì mỗi ngày phải trả tiền phòng, mà có ít đâu, phải tiền trăm chứ chẳng chơi. Cuối cùng ông đành gọi cho con gáι Thu Hoài. Nhưng chuông cứ đổ liên hồi mà không thấy tiếng con gáι trả lời làm ông sốt ruột. Không hiểu nó để điện thoại ở đâu mà lại không nghe ông gọi chứ? Ngồi một mình trong căn phòng nhà nghỉ, ông phải nhanh chóng nghĩ cách để rời khỏi nơi này. Nếu chần chừ để đến ngày mai lại chẳng mất tiền phòng một ngày. Nhưng bây giờ ông phải đến ngân hàng rút tiền lời thì mới có tiền chuộc đồng hồ, rồi sau đó muốn đi đâu thì đi…
Cả đoạn đường mà chẳng thấy cái xe ôm nào chạy đến, đã thế mấy xe taxi nhìn thấy ông đi bộ, mắt ngó nghiêng thì cứ chạy lại gần hỏi có đi không? Và rõ ràng là ông lắc đầu, trước giờ không phải ông chưa đi Taxi, nhưng đó là đi với người khác, và lẽ dĩ nhiên là họ trả tiền. Còn bây giờ có một mình thì ai trả cho ông?