Giông tố đã qua rồi 7

7.
Khi Nga hết khóa học thì đến gặp Từ. Cô nói:
– Em đổi về Ьệпh viện Bạc Liêu rồi. Chồng em cũng vậy luôn. Chị theo em về chỗ em ở đi. Chỗ đó gần trường cho thằng Nam đi học. Cũng sáu tuổi rồi mà chưa đi Mẫu giáo sợ vô lớp một không theo kịp người ta.
– Về đó tui cũng làm lao công hả Nga?
– Không. Chị về ở ví em. Trước mắt là khi vợ chồng em đi làm, chị ở nhà coi chừng giùm hai đứa nhỏ, cơm nước cho tụi nó. Chiều hai đứa em mới về. Hiện tại anh Ngữ muốn nuôi tôm công nghiệp. Rảnh chút ảnh sẽ mướn người làm vuông. Chừng có vuông thả tôm rồi, em cất cho chị căn nhà nhỏ ở đó để mẹ con hủ hỉ. Chị coi vuông giùm em, như cho tôm ăn chẳng hạn. Còn vụ nặng nhọc thì mướn người khác. Phải đàn ông mới làm nổi. Hàng tháng em trả lương cho chị để nuôi con ăn học, an cư mới lạc nghiệp chị ơi.
– Trời đất. Tui có miếng hộ khẩu nào mà cho con đi học được cô Nga?
– Em sẽ làm KT3 cho chị. Có KT3 lâu ngày chị sẽ được cấp hộ khẩu thôi. Chừng chị đủ tiền mua miếng đất thì sẽ có hộ khẩu liền chứ gì. Trước mắt cho Nam đi học bằng KT3 cũng được mà.

Từ khẽ nhún vai:
– Mua miếng đất? Chuyện xa vời quá Nga ơi.
– Sao xa vời? Nếu trúng tôm, em cũng sẽ bồi dưỡng cho chị chứ đâu phải chỉ lương không thôi đâu? Một năm tới mấy vụ lận mà. Chị tin đi. Ở với em thế nào rồi chị cũng có cái của riêng mình thôi.

Từ mỉm cười gật đầu. Nga đã cho cô hy vọng về một niềm vui nhỏ bé hiếm hoi bừng sáng trong lòng.

Tháng sau, Từ theo vợ chồng Ngữ, Nga về Bạc Liêu, cách Hộ Phòng hai mươi cây số. Bước vào căn nhà của Nga, Từ hoàn toàn không thể ngờ nổi Nga giàu như vậy. Nhà ba tầng ở mặt tiền đường lớn. Có sân rộng trồng hoa kiểng đầy hai bên lối vào. Trong nhà báo lộng. Hình như sinh hoạt gia đình đều dồn hết ở tầng một, tấng trệt thiết kế như Ьệпh viện thu nhỏ. Có phòng khám, máy siêu âm và máy chụp X quang. Ngữ là bác sĩ CK2 khoa nội, Nga cũng là bác sĩ CK2 khoa phụ sản. Phòng khám có vẻ như dành cho Nga nhiều hơn.

Từ biết, gia đình cô Nga giàu có, cha cô là bí thư xã, hai anh làm bên ngành côпg αп, em gáι có chồng mở tiệm vàng ở Gành Hào. Hai cô em nữa định cư nước ngoài. Kinh tế ổn định như vậy nên Nga coi việc chữa Ьệпh là niềm vui của mình chứ không phải vì tiền.

Từ về đó, chợ búa, cơm nước, nhà cửa một tay cô lo. Bé Nam cũng được con trai của Nga quấn quit chơi chung. Vợ chồng Nga cho Từ cảm giác như mình không phải là Ô Sin làm công ăn lương, mà như chị ruột đang phụ với em mình, đỡ đần tay chân cho nó để nó giúp người và kiếm tiền vậy. Bữa cơm dọn ra cả nhà ăn chung, không ρhâп biệt chủ tớ. Tạng người của Từ và Nga như nhau nên quần áo cũ Nga hay cho Từ mặc. Về nhà Nga ba tháng, Từ thay da đổi ϮhịϮ hoàn toàn.

Ngữ đã xong vuông nuôi tôm công nghiệp tгêภ khu đất mẫu rưỡi của anh. Khi Từ đến nơi thì đã có sẵn căn nhà cấp bốn, nền gạch bông, ba bên bốn phía xây tường. Một phòng khách, một phòng ngủ, bếp và toilet sau cùng. Bàn ghế, mùng mền, nồi niêu có sẵn cho một gia đình đơn chiếc.

Giao nhà cho Từ, Nga nắm tay cô:
– Chị xuống đây nhà mình không có chị thì là tổn thất lớn của em. Nhưng em có thể thu xếp được. mướn người dọn dẹp nấu nướng tính giờ không ngủ lại. Chị là người em tin tưởng nhất nên chị phải ở đây trông chừng cho em. Em đã đổ rất nhiều tiền vào vuông tôm này. Chị chỉ coi chừng và cho tôm ăn thôi. Kỹ thuật có người khác lo rồi. Nhà kho kế bên chứa thức ăn cho tôm chỉ mình chị có chìa khóa thôi. Nhưng nhớ cẩn thận nhen chị, giữa đồng trống mênh mông, đàn ông thì nhiều mà chỉ có mình chị là đàn bà đó.

Từ cười, ghẹo Nga:
– Sợ người ta tới hãm hϊếp tui ha gì?

Nga ᵭάпҺ vào vai Từ, cũng cười:
– Chứ gì nữa.
– Tui chém ૮.ɦ.ế.ƭ chứ ở đó mà nhào vô.

Cuộc sống bình yên vui vẻ, chung quanh Từ có nhiều người tốt. Vuông kế bên là của Vợ chồng anh Nhiều, anh cũng có đứa con gáι tên Ngân tuổi với Nam nhưng nó có đi Mẫu giáo nên thuộc nhiều bài hát, nó thích chơi với Nam lắm, dạy Nam hát theo. Đến khi Nam được vào lớp Một thì học chung với Ngân. Sáng anh Nhiều đưa hai đứa đi học, trưa rước về. Được một tháng thì hai đứa đều học bán trú. Tiền học phí của Nam do Nga đóng.

Không có con ở nhà, Từ không lo lắng gì nên cô mua đồ về đan mũ len cho trẻ em. Gặp thời hay sao ấy, Mũ cô đan ra bao nhiêu hết bấy nhiêu. Từ bận rộn suốt ngày không ngơi tay.

Chị Nhiều thấy Từ giỏi giang hiền lành, điềm chỉ vài người đàn ông cho cô quen. Tính ra Từ vẫn còn nhỏ quá, mới hai mươi sáu tuổi thôi, gáι một con trông mòn con mắt nữa, đàn ông có vợ thèm nhễu nước miếng nhưng do Từ đứng đắn nên không dám dê, lại nữa, uy tín của vợ chồng bác sĩ Ngữ, Nga quá lớn họ không dám tòm tem. Từ nghe chị Nhiều dọ ý thì gạt phăng liền. Vết thương trong tιм cô vẫn còn mưng mủ, cô chán ghét đàn ông, chỉ muốn một mình nuôi con lớn khôn thôi.

Thắm thoát mà chín năm trôi qua, tình cảm của vợ chồng Nga đối với Từ ngày một đậm đà không hề nhợt nhạt. Bé Nam bây giờ đã mười lăm tuổi, nó không ham học, ý thức được mẹ sẽ không nuôi nổi mình lâu dài nên tốt nghiệp cấp hai xong là nghỉ. Ngân thì do anh chị Nhiều là chủ vuông tôm nên khá giả, tiếp tục cho con học lên.

Thật ra Từ đã tích lũy được một số tiền, đó là lương và tiền thưởng Nga cho thêm ở cuối vụ tôm, có thể tìm mua miếng đất nho nhỏ làm của riêng mình sau này để lại cho con. Cô chờ thời gian nữa số tiền khá hơn, mua đất xong vẫn còn tiền bỏ túi để phòng đau ốm. Bài học mười năm trước đến nay cô vẫn chưa quên.

Có tiền rồi, lắm lúc Từ cũng muốn quay về nơi đó, quăng một trăm ngàn vào mặt Chân mới đã cái nư giận của mình. Nhưng cô sẽ không làm vậy nữa. Hiện tại, cô chỉ có mình gia đình Nga là người thân mà thôi. Cà Mau ấy cô sẽ không quay về, chí ít cũng không muốn trải qua thêm lần nào tình người bạc bẽo nữa.

Cuối cùng Từ cũng mua được miếng đất nửa công. Tгêภ đất có mấy cây sơ ri đang sai trái. Nga mua để đó chứ chưa có ý định cất nhà.

Nghỉ học rồi, Nam xin mẹ cho nó đi học hớt tóc, thấy nó còn nhỏ mới mười sáu tuổi mà biết lo tương lai nên Từ đồng ý cho đi.

Nhưng đến khi Nam ra trường thì Từ không đủ tiền cho nó mở tiệm mà ngại hỏi Nga nên Nam ở nhà phụ mẹ coi sóc vuông tôm. Nó nhỏ người nhưng mạnh mẽ, thấy em của Nhiều là Hơn làm chủ thầu xây dựng nên lân la hỏi xin và được nhận theo phụ hồ.

Từ ngày đó, hàng tuần Nam đã có tiền góp vào kho tích lũy của mẹ nó rồi. Cả một vùng tôm công nghiệp bao la của nhiều chủ, ai cũng biết Từ làm mẹ đơn thân mười tám năm ròng. Sự cực khổ của cô đã được bù đắp. Nhưng mỗi khi đêm về, nhìn con đen đúa vì nắng mưa chai sạn, làm việc nặng nhọc, Từ thương không biết để đâu cho hết. Cứ dặn nó cẩn thận khi ở công trình bởi vì tai họa thường hay giáng xuống
bất ngờ không lường trước được.

Ngân tốt nghiệp cấp ba xong thì học trung cấp sư phạm hai năm, con bé muốn làm giáo viên cấp Một ở gần nhà. Tình bạn của nó với Nam vẫn khắn khít như xưa.

Khi Nam được hai mươi tuổi, bấy giờ đã là thợ lành nghề không phải phụ hồ nữa nên thu nhập nhiều hơn. Thì một ngày nọ, thông tin từ đâu chẳng biết mà Khiết lò dò tới tận nơi kiếm Từ.

Hai mươi năm chưa lần gặp lại. Anh ta bây giờ còm nhom không có dáng vẻ bậm trợn như lúc trước.

Ngập ngừng đứng ngay cửa nhà Từ, hắn nhìn cô bằng ánh mắt cầu khẩn. Từ nhận ra tên кнốикιếρ đó ngay nhưng cô giả vờ như không quen biết:
– Ông tìm ai vậy?
– Từ. Em không nhận ra anh sao?
– Tui hỏi ông tìm ai? Quen biết ai ở đây?
– Anh là…là Khiết, chồng của em, cha thằng Nam nè.

Từ quát vang lên:
– Nói bậy. Tui làm gì có quen ai tên Khiết? Cha của con tui đã ૮.ɦ.ế.ƭ khi nó mới bốn tháng rồi.
– Anh biết em oán hận anh. Anh sai rồi, anh ân hận lắm. Hai năm sau anh đã quay về tìm em nhưng gia đình đã dời đi từ lâu, anh không biết tin tức gì của ai hết. Nhưng anh không chịu thua, mới tìm cho ra chị Hai, chị cho anh số điện thoại nơi em làm, anh tới đó mới biết được em ở nơi này. Tha thứ cho anh nghen Từ, để con mình có cha, gia đình sum họp.

Từ cười khẩy, cô nhếch môi khinh thường:
– Trước hết, tui không quen ông. Ký ức của tui cũng không có ai tên Khiết hết. Nhưng ông nói sau hai năm trở dìa tìm tui mà nhà không còn ai là nói điêu. Lúc đó, cha mẹ tui vẫn còn. Đến năm năm sau mới bán nhà dời ra chợ. Ông biết tui thì phải biết quán ăn ở bến tàu chứ?
– Quán ăn ở Bến Tàu ế ẩm đã sang cho người khác rồi. Giờ về đó hỏi cũng không ai biết gì về gia đình của em đâu. Tha thứ cho anh đi, anh sẽ ở lại đây với em cùng chung tay nhau xây dựng lại gia đình.

Nghe hắn nói mà Từ tức muốn điên lên. Cô không muốn đôi co với hạng người này bất cứ về vấn đề gì nữa. Cha mẹ anh ta đâu? Hơn hai mươi năm anh ta đã qua bao nhiêu lần vợ rồi? Giờ đây không sống nổi mới tìm đến cô ăn bám hay sao? Loại người này, cô đã quên hẳn từ lâu chưa một lần nhớ lại. Thằng Nam con cô cũng không hề nhắc gì tới cha. Cô không muốn anh ta lãng vãng nơi này chỉ làm cô chướng tai gai mắt, buộc cô phải nhớ lại những ngày tháng ê chề năm xưa đã vấy bẩn cuộc đời cô thì có ích lợi gì. Nếu có tái giá, anh ta cũng không nằm trong tầm mắt của cô.

Từ dứt khoát:
– Mà thôi, không dài dòng với người lạ, tui không quen ông, lập tức ra khỏi nhà tui. Bây giờ tui có chồng ở đây rồi, ông lu bu nhìn bậy nhìn bạ chồng tui ghen rồi sao?
– Em nói láo. Anh biết em vẫn ở một mình.

Khiết vừa nói xong thì tiếng chị Nhiều lanh lảnh phía ngoài:
– Ông Nhiều ơi, ông coi ai vô nhà dê vợ của ông cà.

Chị vừa nói vừa chạy về, kéo anh Nhiều tới nhà Từ. Chắc anh đã nghe chị nói rõ nên hùng hổ với Khiết:
– Mầy là ai vô đây quậy ha gì? Biến liền tức khắc không thôi tao chơi Һγ siпh ví mầy đó biết chưa? Biến đi.

Anh nắm áo Khiết kéo ra ngoài. Khiết cҺửι thề mấy câu rồi xấu hổ lủi mất.

Chị Nhiều nhìn mặt Từ còn bỡ ngỡ thì cười:
– May là không có thằng Nam ở nhà. Giấu biệt nó đi. Dù gì cũng cha nó, nói ra sợ nó nóng ruột.

Từ lí nhí:
– Cám ơn anh chị đã giải vây cho em.
– Hàng xóm mà. Cô cũng sống tốt nên đâu thể thấy nguy mà không cứu. Bởi vậy ta nói, coi chỗ nào được thì ưng đi. Còn trẻ quá mà, ong bướm dập dìu, tuổi xuân qua rồi không trở lại được đâu.
– Thôi cứ thuận theo ʇ⚡︎ự nhiên đi chị ơi.

Nam không hề biết chuyện gì đã xảy ra ở nhà. Từ cũng không thấy áy náy. Người như Khiết cô sợ lắm rồi, không muốn dây dưa lại càng không muốn con mình có người cha như vậy.

Nga nghe chuyện, cô đến vỗ về Từ:
– Sóng gió qua rồi chị, buông bỏ hết đi. Từ nay hãy bắt đầu cuộc đời mới. Chị cần gì cứ lên tiếng với em, em sẽ hỗ trợ chị hết mình.

Hai mươi lăm năm qua rồi, Nam cũng đã bằng số tuổi ấy. Tình cảm của nó và Ngân đã phát triển thành tình yêu. Vậy là Từ và vợ chồng anh Nhiều làm sui gia với nhau. Từ cho đất, Nhiều cho tiền, hai đứa cưới nhau xong thì cất nhà ở riêng, Từ còn trẻ, khỏe nên ở lại vuông tôm một mình. Cô không mở lòng cũng không khép kín. Yên tâm về đường con cái rồi. Nam được chú Hơn của vợ tin tưởng giao việc, ʇ⚡︎ự nó cũng có thể nhận nguyên căn nhà để xây dựng. Từ làm ra bao nhiêu thì tích lũy phòng thân không phải lo cho con nữa. Vậy mà thỉnh thoảng hai đứa nó cho cô tiền, từ chối cũng không được.

Nhiều lần lắm, Nam đến chơi thấy mẹ một mình lầm lũi, nó ôm vai Từ ngậm ngùi:
– Trước con còn nhỏ không hiểu chuyện. Giờ lớn rồi, có gia đình rồi. Mẹ không nên bận tâm gì về con nữa mà hãy lo cho bản thân, tương lai mình. Nếu như mẹ thích ai cứ mạnh dạn mà đến với người đó để sớm hôm có người bầu bạn, con hoàn toàn ủng hộ mẹ. Mẹ còn quá trẻ mà.

Từ cười, phát vào vai nó:
– Gần năm mươi mà trẻ gì nữa con?
– Mới bốn mươi sáu tuổi chứ nhiêu?
– Nhưng cũng sắp thành bà nội người ta rồi.
– Con chờ nhóc của con sinh ra có ông nội kia.

Từ cười lớn, tiếng cười sảng khoái lâu rồi cô mới được cất lên.

Cà Mau, hai tiếng này là một ký ức cô đang chối bỏ, cố gắng gột rửa nó ra khỏi đầu óc, một lần cũng không thèm quay trở lại nơi đã khiến trái tιм cô bầm dập tổn thương.

Giờ đây, cô mãn nguyện với cuộc sống của mình. Hai bàn tay trắng ra đi, nhận được biết bao lòng tốt từ người xa kẻ lạ. Cô có phải là một cô gáι xấu xa đến nỗi bị gia đình ruồng bỏ hay không? Thực tế đã chứng minh. Người thân gây ra giông tố cho đời cô thì người ngoài lại là tấm chắn để mẹ con cô có nơi ẩn náo vượt qua. Bây giờ cái nghèo không còn là nỗi ám ảnh của cô nữa rồi. Mới hay, cάпh cửa này khép lại thì hãy cứ mạnh dạn bước vào cάпh cửa khác đã mở ra. Chỉ có mình mới cứu được mình thôi. Nếu như cô gan lì không chịu bỏ đi thì giờ đây cô sẽ như thế nào?

Từ bất giác rùng mình. Sẽ có cuộc ᵭấu tranh sinh ʇ⚡︎ử với chị Hai để giành giật gia tài cha mẹ để lại hay sao?

May mắn quá, cô đã bỏ cuộc. Bỏ cuộc không phải vì hèn mà là khinh.

Nhưng thôi, giờ đây cuộc đời cô, mọi GIÔNG TỐ đều ĐÃ QUA RỒI.

Hết.
Le Nguyệt.

Bài viết khác

Gia1 1 1
Trăm năm trong cõi người già, một bài thơ, tuổi già ai cũng thấγ mình trong bài viết

Trăm năm trong cõi người già Chuγện gần nhớ ít,chuγện xa nhớ nhiều Chuγện từ thời bé tẻo teo Nhớ từng chi tiết chẳng điều nào quên Ảnh minh hoạ Thế mà chuγện mới kề bên Chưa ra khỏi ngõ đã quên mất rồi Mắt đang đeo kính hẳn hoi Bà tưởng mất kính khắρ […]

Ruột thịt tình thâm – Câu chuyện xúc ᵭộng nghẹn ngào đậm tính nhân văn sâu sắc

Tin chị Thơm bị chồng bỏ lαn rα nhαnh chóng đầu trên xóm dưới. Có người nói tội nghiệρ chị đẹρ người đẹρ nết, con nhà ăn học mà số long đong. Nhưng có người lại mừng dùm và họ coi đó như giải ρháρ mà ông trời giải thoát cho chị khỏi cảnh khổ. […]

Mợ tôi – Xúc động câu chuyện ý nghĩα sâu sắc giàu tính nhăn văn

Mãn tαng vợ được vài năm. Nhìn đàn con thơ dại. Đứα lớn đút đứα nhỏ. Nước mắt nước mũi chảy tèm lem. 6 đứα suốt ngày loi nhoi lúc nhúc như bầy “heo con”. Cậu chịu không nổi …! Hình minh hoạ Một sáng đầu hè. Cậu dắt về một người ρhụ nữ gốc […]