Giông tố đã qua rồi 4

4.
Những tưởng khi bị chồng bỏ, một thân một mình nuôi con thì cha mẹ và chị em sẽ thương cho hoàn cảnh của mình hơn. Nhưng Từ không bao giờ ngờ rằng, Hai Chân chỉ có hai đứa con gáι, con của Từ là trai nên chị ta sợ sau này mẹ con Từ sẽ tiếp quản cái nhà và quán này, nên từ đó ra mặt ghét bỏ cô, hất hủi bé Nam. Mẹ cô nhìn thấy hết nhưng vẫn không rầy la gì.

Rồi thì Út Nhu có chồng ở Đầm Dơi. Gia đình chồng Nhu khá giả nên cô phải theo chồng. Quán sá chỉ còn có ba người nhưng Từ thì như người làm công, không có quyền hạn gì cả. Bà Mẫn mướn người phụ nấu nướng, giao quyền coi sóc sổ sách thu ngân, chi xuất lại cho Chân. Từ đó, mỗi tháng Từ cũng chỉ có lương mà thôi. Tuy vậy, cô cũng đủ sức nuôi con vì cơm ngày ba bữa đã có sẵn rồi.

Tuy không được coi là con của bà chủ, nhưng Từ luôn bảo vệ cho quán của mình. Đến một ngày kia…

Có hai người đàn ông vô quán ăn nhậu, xong xuôi khi tính tiền lại muốn quỵt, cự cãi nói ăn ít mà tính tiền nhiều. Ai cũng nhìn rah ai người họ cố ý kiếm chuyện để khỏi trả tiền quán. Chân cҺửι sa sả còn Từ thì đủng dỉnh:
– Không trả tiền cũng được. Mỗi người cho tui ᵭ.ậ..℘ một cây rồi đứng dậy ra về, tuyệt đối không làm khó khăn gì, bà con trong quán làm chứng giùm.

Hai tay kia nghĩ thân đàn bà ᵭάпҺ đau đo gì nên đồng ý. Ngờ đâu cô giáng một cái lên lưng quá mạnh khiến một tên ngả ngửa ra bất tỉnh. Tên klia chỉ còn biết qùγ lạy xin tha ๓.ạ.ภ .ﻮ, hứa hôm sau sẽ mang tiền lại trả và ghi giấy nợ cho bà Mẫn.

Tưởng làm vậy là bảo vệ được quán. Ngờ đâu Chân lấy đó làm cớ để kiếm chuyện với cô:
– Quán này trước khi mầy dìa, tao với má làm ăn chưa hề bị tai tiếng. Giờ chỉ vì mầy mà người ta sẽ đồn đại là Һuпg Һᾰпg ᵭάпҺ người. Đã từng mang thân tù Ϯộι lại không biết giữ mình. Một chầu nhậu đáng giá bao nhiêu mà ᵭάпҺ ngất người ta như vậy có đáng không? Tao thấy mầy ở lợi đây chỉ có hại không có lợi gì hết.

Từ đưa mắt nhìn mẹ. Bà Mẫn vờ như không nghe. Cô hiểu hết. Thì ra không ai trong cái nhà này thật lòng thương yêu cô cả. Họ chỉ muốn tống cổ cô đi thôi bởi vì cô có lý lịch không trong sạch là Ϯɾộм cắρ vào tù, ra tù lại ђ-ư ђ-ỏ.ภ.ﻮ ăn ở trước với trai nên không có nổi cái đám cưới. Trong lòng Từ dậy lên nỗi oán hận không nói thành lời. Vì đâu? Vì sao? Vì ai mà cô mới lâm vào tình trạng này. Nếu cha mẹ không đem cô cho người ta, không vì cái tình bạn quỷ quái đó, liệu tuổi thơ của cô lớn lên có sống trong tủi ทɦụ☪ rốt cuộc vào tù, và nếu như cha mẹ thương, thì tuổi xuân của cô có kết thúc vào tay một tên lang bạt như Khiết hay không? Mẹ chẳng hề thấy cô bị tổn thương khi đứng ra bảo vệ quán, mẹ chỉ thấy cô làm mất uy tín của bà. Mẹ không thị thiền sao chị Hai lớn tiếng với cô như vậy mà mẹ im lặng không bênh cô một câu? Vậy cô ở lại đây có còn ý nghĩa gì nữa không?

Đi! Đi đâu cũng được. Nghèo đói, khổ sở gì cũng được, Cô có đôi tay, có thể nuôi sống con mình. Cô có nghề đan thêu, tới một chỗ nào đó, đan áo, giỏ, khăn choàng bán cho các shop cũng đủ cho mẹ con sống lây lất chờ cơ hội. Thân ít học nên không thể tìm việc cao sang, nhưng lao động thì cô đã quen rồi. Bé Nam còn nhỏ, chắc sẽ cực lắm nhưng cô chịu đựng được. Thà để người ngoài gây khó cho mình chứ người nhà mà luôn nhìn mình bằng ánh mắt không chút thiện cảm thì cuộc sống có ý nghĩa gì nữa?

Đêm hôm đó, không nói không rằng, cũng không từ giã ai, Từ xếp đồ vào một túi ҳάch nhỏ, mang theo tất cả số tiền ít ỏi của mình bồng con lên Hộ Phòng của Tỉnh Bạc Liêu. Rời khỏi Cà Mau nơi đã khiến cuộc đời cô lâm vào bế tắt.

Khi ấy, bé Nam vài hôm nữa mới đến thôi nôi. Từ ôm con vào lòng, hôn lên mặt nó, nước mắt lăn dài tгêภ má đứa bé:
– Mẹ xin lỗi con, phải đi thôi con à, không làm cho con được một cái thôi nôi. Mẹ sẽ bù đắp sau, đừng tủi thân nghe con trai cưng của mẹ. Từ nay, tгêภ cuộc đời này, mẹ chỉ có mình con mà thôi.

Lên tới Hộ Phòng, Từ mướn một căn phòng trọ cho mẹ con có nơi ăn chốn ở. Cô mua len về đan giỏ, đan được năm cái thì ra chợ bày bán. Nhiều người đến xem lắm nhưng hôm đầu tiên chỉ bán được hai cái. Từ đan nón cho em bé, nón rất dễ thương, món này cô bán được nhiều.
Với công việc thu nhập ít ỏi này, mẹ con Từ cũng lây lất qua được vài tháng.

Kế bên dãy phòng trọ là nhà của bà chủ ai cũng gọi là cô Ba Đào. Cô trạc năm mươi tuổi, vui vẻ, xởi lởi. Thấy Từ một mình nuôi con và nghe cô nói chồng đã mất nên thương lắm. Sau nhà có con lạch nhỏ chảy ra sông lớn, cô Ba hay chài cá tép ở đó để ăn. Thỉnh thoảng cũng cho mẹ con Từ vài nắm tép. Vậy là khi rảnh rỗi, Từ phụ cô chài. Việc này quá quen thuộc với Từ. Cô quăng chài tròn ủm lại có tay sát cá nên hôm nào cũng thắng đậm. Cô ba Đào thích quá mới nói:
– Thôi. Mơi mốt tao cho bây mượn cái chài đó. Chài kiếm kha khá thì bán bớt lấy tiền mua sữa cho thằng Nam. Cá sông cá suối chứ tao đâu có nuôi mà ngại.

Từ cám ơn ríu rít. Từ đó, rảnh thì cô đi chài, ít để hai nhà ăn, nhiều thì bán bớt. Vậy là, ngoài việc đan lát, cô còn có thêm thu nhập từ cái chài cô Ba cho mượn.

Mang ơn cô Ba, Từ cũng hay giúp cô việc nhà. Cô dượng ở chỉ có hai vợ chồng, con cái lên Cà Mau sinh sống cả nên Từ rất quan trọng với họ. Nhưng Từ cũng dè dặt, cô không muốn quá thân với ai, cô như con chim sợ nhánh cây cong, đâu đâu cũng là người xa kẻ lạ, mở lòng ra hết biết bị phản công ngày nào. Nên vui vẻ thì vui vẻ nhưng cô vẫn khép kín, không nói ra hay tâm sự điều gì về cuộc đời mình.

Ở Hộ Phòng được hai năm, đói thì không mà dư ra thì cũng không. Bấy giờ bé Nam đã được ba tuổi. Nó như biết thân biết phận, không nhõng nhẽo đòi mẹ. Cả ngày lủi thủi chơi một mình khi mẹ bận đan. Mẹ đi chài thì nó chạy chơi lòng ʋòпg chỗ đó. Nó ngoan ngoãn ít vòi vình nên cô Ba thương lắm. Hay trông chừng nó giúp Từ đi bán khăn hoặc bán tép.

Thấy Từ giỏi giang, vui vẻ và đứng đắn, biết bao người con trai ghẹo chọc nhưng khó tiếp cận cô nên Từ được cả xóm coi trọng. Rồi vận may cũng tới, cô Ba giới thiệu Từ vào làm lao công trong trạm xá gần nhà.

Trưởng trạm là bác sĩ phụ sản Nga. Cô ấy trạc tuổi Từ, cũng vừa ra trường thì được điều về đây, nơi này chưa có bác sĩ chỉ có γ tά nên cô giữ chức trạm trưởng. Rất đẹp và rất uyên bác. Cô mới lập gia đình nên chưa có con. Chồng cô là bác sĩ khoa nội ở Cà Mau. Từ làm việc được một tháng thì Nga kêu cô dọn đến trạm xá ở để không tốn tiền thuê nhà trọ.

Trong bụng rất mừng nhưng Từ ngại nói với cô Ba. Chính cô giới thiệu Từ vào đây làm rồi cô bỏ đi để phòng trống khiến cô Ba mất thu nhập hàng tháng coi sao phải. Biết được suy nghĩ của Từ, cô Ba Đào cười ᵭάпҺ vào vai cô:
– Con ҟҺùпg. Phải tiến thân chứ. Bây đi thì tao cho người khác mướn lo gì. Nhưng bây ở đây bữa vầy bữa khác sao bằng có đồng lương ổn định hàng tháng nuôi con chứ? Nhớ tao thì rảnh chạy lợi đây thăm tao. Sát một bên chứ xa xôi gì cho cam. Hổng lẽ thằng Nam lớn lên bây cứ đan đan chài chài nuôi nó ăn học hay sao?

Cô Ba nói vậy, Từ rất vui mừng.

Cô dắt con dọn về Trạm xá, Nga cấp cho Từ một phòng riêng. Nơi đó xa Ьệпh viện mà chỉ có một bác sĩ và ba γ tά. Có cấp dưỡng lo chuyện ăn uống cho cả trạm. Từ phụ trách lao chùi dọn dẹp phòng ốc. Nước nôi trà lá cho các nhân viên có cấp dưỡng lo rồi.

Thời gian này là thời gian ấm êm nhất trong cuộc đời Từ kể từ khi cô có mặt tгêภ đời.
Bé Nam nhờ tiếp xúc với những thành phần trí thức nên kiểu cách của nó không giống con nhà nghèo theo mẹ tha phương cầu thực. Nó ít nói nhưng lúc nào cũng cười, mặt mày tươi tắn, bị các cô chú trong trạm nựng muốn xệ má.
Từ cũng sắm được một chiếc xe đạp để chủ nhật nghỉ làm thì chở con đi ʋòпg ʋòпg chơi. Rảnh rỗi đan vài cái mũ len tặng cho các anh chị có con nhỏ nên ai cũng yêu quý cô.

Từ lập tức viết thư về nhà báo bình an cho cha mẹ cô hay. Bởi lẽ cô nghĩ mình bây giờ đã ổn định rồi. Gần ba năm rời khỏi nhà chắc cha mẹ cũng lo và giận mình lắm khi đi mà không nói một câu. Cô cho cha mẹ số điện thoại bàn của trạm xá, có ương yếu thì điện gọi cô về. Cô cũng năn nỉ cha mẹ đừng giận. Được thư thì gọi điện cho cô vì số điện thoại của quán ăn cô không liên lạc được nữa. Hay là mẹ đã đổi sang số khác phải không?

Thư đi một cái là bặt tăm, không hề có phản hồi. Từ nghĩ, chắc mình lại bị cha mẹ ruột từ bỏ nữa rồi. Mình làm người thất bại tới như vậy hay sao? Để hôm nào rảnh rỗi, cô sẽ về nhà một chuyến tạ Ϯộι với cha mẹ. Từ không sai, nhưng bỏ đi không từ giã là không đúng.

Về phần bác sĩ Nga, cô ấy đối xử với Từ đặc biệt thâm tình. Nga xem Từ như người nhà của mình. Có món gì ngon cũng gói ghém mang lại cho mẹ con cô. Ban đầu, Nga chỉ biết Từ bị chồng bỏ nên buồn mà dắt con đi. Sau này thân hơn, Từ tâm sự mọi thứ với cô thì Nga vô cùng thương cảm. Cô nói, nếu cô vẫn còn ở đây thì Từ đừng lo gì hết, mãi mãi không sẽ đuổi được Từ đi.

Nga cũng kêu Từ thu xếp đưa con về quê một chuyến thăm cha mẹ mình. Vậy là cô cho tiền xe khứ hồi dù hai nơi cũng gần không tốn kém bao nhiêu nhưng để Từ có tiền mua chút quà cáp về cho cha mẹ không bị chị Hai coi thường.
.
Hết 4.
Lê Nguyệt.

Bài viết khác

Cậu Ьé Ьị chα hắt hủi luôn ᵭược mẹ Ьảo vệ, cho ᵭến một ngày cậu Ьiết ᵭược Ьí mật – Ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Chα tôi không ρhải là người dữ ᵭòn nhưng có một ᵭiều lạ là tɾong Ьα αnh em tôi, chα thường hαy ᵭánh tôi nhiều nhất, và sαu mỗi tɾận ᵭòn ông lại lẩm Ьẩm: Đồ con lạc loài. Hình minh hoạ Điều ᵭó làm cho tôi còn ᵭαu ᵭớn hơn cả ᵭòn ɾoi. Tôi […]

Ba lời khuyên – Đọc rồi lại đọc mà thấy ĐÚNG hơn những lần đọc TRƯỚC !

BA LỜI KHUYÊN ! Một cặp vợ chồng mới kết hôn rất nghèo và sống trong một nông trại nhỏ. Một ngày, người chồng nói với vợ: “Em yêu, anh sẽ rời ngôi nhà này… Anh sẽ phải đi rất xa, rất xa, tìm một công việc, rồi làm thật chăm chỉ để có thể […]

Miếng da gà – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Khi chị quyết định ly hôn tất cả mọi người đều sốc. Mẹ chồng chị đi khắp nơi nói rằng, chị bỏ chồng chỉ vì một miếng da gà, rằng chị không thươпg các con, chị ích kỷ, rằng thế hệ trẻ bây giờ không biết hy siпh… Chị trộm nghĩ nếu như có ai […]