Giông tố đã qua rồi 3

3.
Hôm sau, Từ ra quán phụ mẹ và Hai Chân. Út Nhu đi học nên ở nhà với cha.

Sinh hoạt nơi Bến Tàu nhộn nhịp ngày đêm nên quán ăn lúc nào cũng rất đông khách. Bà Mẫn mướn thêm ba người giúp việc. Hai đàn bà là chị Gái và Bé để rửa ráy bưng bê, một thanh niên quê ở Bến Tre lên đây kiếm việc làm được giới thiệu vào tên là Khiết. Khiết được nhận vì có sức vóc để làm những việc nặng nhọc.

Khiết giỏi lắm, xông xáo lại vui vẻ. Ngoại hình cao ráo coi cũng điển trai. Trước khi Từ ra tù thì anh đã có mặt ở quán rồi. Ăn uống ngủ nghê tại quán, thân thiết như người nhà. Ưu điểm nữa là Khiết ca vọng cổ mùi như kép cải lương chính hiệu.

Khiết được nhiều người đàn bà lớn tuổi gạ gả con gáι cho anh để bắt rể vì thấy anh siêng năng cần cù lại không ς.ờ .๒.ạ.ς hút sách trai gáι gì. Ngày chí tối chỉ có công việc. Nhưng Khiết không dòm ngó hay chọc ghẹo cô gáι nào. Tư cách rất nghiêm chỉnh nên được bà Mẫn thương. Bà đã bàn với ông là gả Hai Chân cho Khiết kẹt cái Khiết nhỏ tuổi hơn Chân nên chưa dám mở lời. Dè đâu, lúc đó Chân đã có bạn trai rồi.

Tế là người ở Huyện Thới Bình, nghe đâu đeo Hai Chân hồi chị ấy mới mười bảy, mười tám tuổi gì lận. Cuối cùng thì cũng được Chân đáp lại. Vậy là khi biết ý định của mẹ muốn gả mình cho Khiết thì Chân lật đật thỏ thẻ với Tế. Tế lập tức kêu cha má mình đi hỏi Chân liền.

Nhà Tế cũng có ruộng đất phì nhiêu, gia đình anh ở đâu miệt dưới Miền Tây xa Cà Mau lắm lên khai phá đất thuở mà nơi đây còn rừng rú, muỗi con nào con nấy bằng con gà mái đẻ. Nhưng Tế anh chị em đông, cha má anh đề nghị cho Tế ở rể thì được ông bà Mẫn hoan hô liền.

Vậy là đám cưới rình rang, gả con gáι đầu lòng mà. Sau cưới ông Mẫn cất cho vợ chồng con gáι lớn căn nhà cấp bốn gần kế bên ông. Hàng ngày Tế theo cha vợ ra ruộng còn Chân ra chợ phụ mẹ. Ông bà Mẫn có hơn hai mươi công đất, cũng là do ông bà khai phá thời chính quyền cho phép.

Cuộc sống yên bình trôi qua. Út Nhu học xong cấp ba thì cũng nghỉ. Cũng ra Bến Tàu phụ mẹ bán quán ăn và nước uống.

Trước khi có chồng, Hai Chân phụ trách khâu thu ngân, chi xuất nhập hàng. Giờ bà Mẫn giao lại cho Út Nhu, lý do là nó học nhiều hơn hai chị. Bà kêu Chân ra học nấu nướng để sau này bà già yếu thì thay thế mẹ đứng quán. Còn Từ thì cũng không được ở vị trí quan trọng nào. Cô đến từng bàn ghi coi thực khách muốn gọi gì rồi đưa cho người làm giao lại mẹ và chị Hai khi đắc khách, còn thường là cô bưng lại cho họ ăn, xong cũng phụ bưng xuống lau bàn như như người làm, có khi cũng rửa chén đĩa. Vô quán nhìn vào không ai nghĩ cô là con bà chủ tiệm cả.

Nhưng Từ không tủi thân, được như vậy cũng mừng rồi. Dù sao đây cũng là gia đình của mình, ruột ϮhịϮ thì tính toán làm gì. Một năm trong tù, cô có bạn nhưng không có ʇ⚡︎ự do. Bây giờ được ở nhà mình, ăn mặc đầy đủ đàng hoàng thì còn đòi hỏi gì hơn nữa chứ?

Nhưng Từ để ý, cô thường thấy chị Hai mỗi khi rời bếp đi vệ sinh, canh Nhu không để ý thì thò tay quơ đại nắm bạc lén lút nhét vào túi quần. Từ biết, chị có cuộc sống riêng của vợ chồng nên cần tiền. Mấy lần không nói gì, sau bắt gặp hoài cô lo mẹ sẽ bị thâm thủng vốn nên thủ thỉ với Nhu cẩn thận. Ngờ đâu tới tai Chân, chị làm trận làm thượng một chập rồi đòi nghỉ khiến Từ bị mẹ cҺửι như tát nước vào mặt, từ đó về sau cô thề trong lòng là ai làm gì mặc họ, cô không thèm bận tâm tới nữa.

Để công bằng, mẹ phát lương tháng cho từng đứa con giống y như những người làm. Biết vậy thôi, còn tiền lương mỗi người bao nhiêu thì không ai nói với ai cả.

Có chút tiền rồi, Từ mới dành dụm. Cô nghĩ, sau này có gia đình riêng, chắc gì được cha mẹ ưu ái như chị Hai. Từ chỉ mong chồng mình là người giỏi giang tháo vác, có nhân thân rõ ràng, cô sẽ là vợ hiền dâu thảo. Đường đường chính chính đi khỏi nơi đây mà không có buồn vui gì với cha mẹ chị em.

Nhưng nếu mọi chuyện đều đúng như mơ ước của mình thì đời người làm sao có gió giông vây bủa?

Cha thì không nói gì, còn mẹ ngày đêm cứ rỉ vào tai Từ về Khiết. Khen anh giỏi giang hiền lành. Nếu làm vợ anh chắc chắn không lo gì về sau. Khiết ở lại đây thì Từ cũng không phải làm dâu con ai, khỏe gần ૮.ɦ.ế.ƭ.

Từ không thích Khiết. Cô công nhận anh giỏi thiệt, lại vui vẻ nữa. Nhưng anh luôn ʇ⚡︎ự hào rằng có nhiều cô gáι thích mình, muốn “cưới” anh về làm chồng nhưng anh chưa chịu ai vì không hợp nhãn. Tuy thể hiện của Khiết trong mắt mọi người thì không chê vào đâu được nhưng chẳng hiểu sao Từ lại có cảm giác như anh ta đang sống giả. Vì vậy, cô luôn bỏ ngoài tai những lời thủ thỉ của mẹ mình. Bà Mẫn thấy Từ có vẻ không quan tâm những lời của bà nên chốt hạ một câu xanh dờn:
– Mẹ nói rồi. Con nhất định phải lấy thằng Khiết.

Từ phản kháng lại:
– Anh ta biết quá nhiều về con. Nếu vui vẻ thì thôi, lỡ như có chuyện gì cắn đắng ảnh lôi quá khứ con ra mà chì chiết có phải làm khổ con không? Mà mẹ ơi, con bây giờ không có hiền lành nhu nhược như xưa nữa. Người nhà con nhịn tất nhưng người ngoài thì đừng mong động đến con được.
– Nó lấy con thì nó là người nhà rồi còn gì?
– Nhưng anh ta là người ở đâu? Mẹ chỉ biết Bến Tre thôi nhưng xã nào huyện nào mẹ có biết không? Cha mẹ, anh em, dòng họ của ảnh mẹ biết được mấy người? Đám cưới ai đứng ra chủ hôn đàng trai? Rồi vợ chồng lục đục bên chồng là ai con có biết đâu mà mắng vốn?
– Khi muốn gả con mẹ phải bắt nó đưa cha mẹ nó lên trầu cau cưới hỏi chứ bộ cho không nó sao?

Rồi bà hỏi ngược lại:
– Con có bồ rồi hả? Dắt nó tới đây cho mẹ coi mắt.
– Con không có thương ai hết đó. Nhưng khi con có chồng, con muốn biết nhà chồng mình ra sao. Anh chị em đông không, cha mẹ già hay trẻ. Cưới về ở chung hay riêng. Đời con đã chịu nhiều thiệt thòi rồi, giờ thay đổi thì con muốn có bước ngoặc sáng sủa hơn. Mẹ thương con thì đừng có ép. Hơn một năm sống gần gũi mà con chưa thích ảnh thì khó có thể làm vợ chồng lắm mẹ ơi.

Bà Mẫn giận dữ không thèm nói tới mặt Tự cả nửa tháng trời.

Cuối cùng thì Tự nhượng bộ. Ngẫm ra, mẹ cũng chỉ muốn mình yên nơi yên chỗ mà thôi. Nhưng khi bà Mẫn đặt vấn đề cưới hỏi với Khiết thì anh ta lại nói cha mẹ không còn, anh ở với chú thím nhưng họ không thích anh nên chuyện cưới xin, chung thân đại sự của anh ʇ⚡︎ự anh quyết định là được.

Vậy mà bà Mẫn cũng đồng ý cho làm một lễ tuyên bố để công nhận hai người là vợ chồng. Ai hỏi sao đơn giản vậy? Bà trả lời là do hai đứa đã ăn cơm trước kẻng rồi. Không gả thì vài bữa mang bụng bầu xấu hổ tông môn. Điều này Từ không hề hay biết. Cô làm sao nghĩ ra mẹ mình vì muốn đạt mục đích lại đi bán rẻ nhân phẩm của con gáι như vậy chứ?

Từ không ngờ rằng chính mẹ ruột của mình đã khiến mình mang thêm vết nhơ nữa trong đời. Đã Ϯɾộм cắρ lại còn da^ʍ đảng.

Nhưng thôi, dù sao thì ván cũng đã đóng thuyền. Đã là vợ người ta rồi thì phải toàn tâm toàn ý với chồng thôi. Từ an ủi động viên mình như vậy mặc dù trong lòng có chút tủi thân, tại sao cũng là con mà chị Hai đám cưới rình rang còn cô chỉ là một cái tiệc nhỏ như thú phạt vì đã ђ-ư ђ-ỏ.ภ.ﻮ với người ta rồi?

Bà Mẫn cho hai vợ chồng ở trong căn phòng của quán ăn. Tối, ai về nhà nấy chỉ có vợ chồng cô ở lại coi quán. Thôi cũng không sao, ít ra là cũng có không gian riêng của vợ chồng mới cưới.

Hai người cũng có lương như trước. Nửa năm đầu, Khiết tốt lắm, rất yêu thương chìu chuộng cô, lảnh lương bao nhiêu cùng đưa hết cho Từ. Anh nói mình không xài gì, cũng không có ai để lo ngoài vợ con. Dần dà, Từ bắt đầu yêu Khiết và kết quả của tình yêu đó là cô có thai. Năm tháng sau siêu âm được một thằng con trai.
Đứa bé sinh ra chưa kịp khai sinh. Tháng đầu tiên Khiết ham và cưng con lắm. Nhưng khi bé Nam được hai tháng thì anh sinh ra đổ đốn. Lương nhận ra không đưa cho Từ nữa mà nói rằng phải gửi về quê cho cha mẹ già. Lâu nay anh đã bỏ bê cha mẹ cho mấy chị chăm sóc. Từ hỏi cha mẹ đâu ra? Không phải anh mồ côi ở với chú thím không anh chị em gì hết sao thì Khiết không thèm trả lời mà còn Һuпg Һᾰпg muốn ᵭάпҺ Từ.

Anh ta khôn lắm, chỉ gây với Từ buổi tối khi mọi người đã về hết. Sáng lại, Khiết vẫn bình thường vui vẻ. Từ không muốn bất kỳ ai xen vào chuyện riêng tư của cô nên cũng không tâm sự với mẹ và chị em. Cô nghĩ, Khiết chỉ bốc đồng nhất thời vì quá mệt mỏi với công việc. Vừa làm công vừa chăm vợ, không giống chàng rể như anh Tế, chồng của Chân nên bất bình mà nặng lời với cô.

Khiết bắt đầu đi nhậu khi trời tối đến nửa đêm mới về, say khướt. Mấy lần đầu Từ cũng cố nhịn nhưng nhiều lần qua cô phản ứng thì bị Khiết ᵭάпҺ. Cứ như vậy hoài rồi cũng đến lúc Nhu phát hiện thương tích tгêภ người Từ, cô kêu lên khiến bà Mẫn tra hỏi nhưng Từ cũng không khai do bị Khiết bạo hành, cô cắn răng chịu đựng một mình. Lúc đó, cô sinh con chưa được hai tháng.

Nhưng càng ngày Khiết càng quá đáng. Anh ta bực cả tiếng khóc của con. Từ hai tháng trở đi, khiết không bồng ẵm hun hít gì bé Nam nữa. Rồi khi bà Mẫn phát lương cho Khiết, lúc này vợ chồng chỉ còn một đầu lương vì Từ đang nghỉ hậu sản, nhưng bà Mẫn cũng cho tiền cô mua bĩm sữa cho cháu ngoại. Từ ngày cưới nhau, lương của Khiết bà giao cho Từ. Nhưng lần này Khiết một mực đòi nhận, anh nói Từ ke re cắt rắc, một xu cũng không cho anh dằn túi. Anh cực quá mà, đâu thể đối xử vưới anh như vậy được?

Nhận lương xong, khiết đi nhậu suốt ngày, bỏ bê công việc ở quán. Bà Mẫn giận quá mới kêu lại rầy thì Khiết trả treo gây sự. Nói những câu rất khó nghe.

Đến khi bé Nam bốn tháng tuổi, Khiết nhất định đòi dắt Từ về quê anh, cha mẹ anh già rồi cần có người phụng dưỡng. Bà Mẫn tức giận nói:
– Ở đâu mọc ra cha mẹ mầy vậy? Hồi cưới con tao sao mầy nói mầy mồ côi?

Anh ta trả lời mẹ vợ tỉnh bơ:
– Lúc đó tại không muốn cha má tui đi xa nên nói vậy. Mẹ không thấy tui mần ở đây bao nhiêu tháng mà có dư ra đồng bạc nào hôn? Là tui gửi tiền dìa cho cha má tui. Từ hồi có vợ, bao nhiêu tiền nó cũng giữ rịt thì lấy đâu tui lo cho cha má tui chứ?

Bà Mẫn giận run người:
– Nói vậy mà cũng nói được. Mầy lấy con người ta có con luôn rồi. Nếu như có cha mẹ thì cũng phải để cha mẹ mình biết mặt con dâu và cháu nội chứ? Hồi mầy cưới nó, tao có cấm cản không cho mầy dắt nó dìa quê sao? Tại mầy nói mồ côi mồ cút ở với chú thím bị ngược đãi nên tao mới cho mầy ở rể chứ ai ép mầy?

Khiết ngửa cổ lên cười ngạo mạn:
– Cưới hả? Tui cưới nó hồi nào? Chứ không phải bà thúc ép tui, mần bữa cơm để công nhận tui là rể sao? Có dám cưới ra mắt hai họ hôn? Bà giàu vậy mà còn sợ tốn tiền, cha má tui già rồi mần gì ra tiền mà cơm ghe bè bạn dắt nhau vô đây rước dâu chứ? Mà thôi, nói dông dài làm gì cho mệt. Nếu bà phát lương cho tui đàng hoàng, tui muốn sử dụng tiền làm từ sức lao động của mình ra sao thì sử dụng họa may tui ở với con bà lâu. Còn không thôi thì…
– Thì sao? Thì mầy bỏ nó à? Nói nghe vô trách nhiệm như vậy? Nó có xài phí cho riêng mình hay chèn nhét cho gia đình tao sao? Tất cả đều dồn cho con của mầy. Vợ chồng ở với nhau có con thì cũng phải biết tích lũy dành dụm nuôi con chứ. Nếu mầy nói còn cha mẹ thì mời lên đây, tiền xe tao trả cho. Còn đặt chuyện để gây khó khăn cho con tao thì không có được à.

Khiết vung tay đứng dậy:
– Tui đã nói cha má tui già rồi, không tiện đi xa. Giờ tui muốn dắt vợ con dìa dưới ở luôn để phụng sự chăm sóc cha má tui. Mẹ nghĩ sao?
– Tao không cho.
– Dứt khoát vậy à? Mẹ gả con Từ cho tui rồi thì nó là vợ tui, xuất giá phải tòng phu. Chồng đâu vợ đó. Nó bắt buộc phải bồng con theo tui thôi.
– Mắc cười. Nào giờ mồ cồi, giờ mọc ra cha mẹ ruột bắt vợ dìa phụng dưỡng. Họ có bỏ ra đồng bạc nào để cưới con tao không? Đôi bông cũng hổng có mà buộc người ta phụng dưỡng. Khó nghe muốn ૮.ɦ.ế.ƭ. Mầy muốn đi thì đi một mình, không cho con tao theo.
– Mẹ hết quyền rồi. Con gáι lấy chồng như chén nước đổ đi. Bây giờ nó là vợ tui chứ không phải con của mẹ nữa.
– Trời ơi, có đời thuở nào mà ăn nói vậy chưa? Mày hỏi ý nó coi, nó có chịu đi với mầy không cái đã.

Hai cặp mắt đổ về phía Từ. Cô thật sự thất vọng về Khiết. Tình yêu cô dành cho chồng mới vừa đơm hoa kết quả bỗng trái non bị sâu chích teo lại thành vết thẹo không lớn lên nổi. Khiết ở đây, sinh sống trong nhà cô, kiếm tiền từ nhà cô, lệ thuộc nhà cô mà chứng chứng lên trở mặt như vậy, cô dám theo anh ta đi tới một nơi xa lạ gửi thân mẹ con hay không? Từ lâu, mong ước của Từ là muốn thay đổi môi trường sống, cả tuổi thanh xuân đã phí hoài với người dưng nước lã để cuối cùng nhận vết nhơ trong đời suốt một năm dài. Sau đó trở về nơi chôn nhao cắt rốn, cô biết rõ mình không được mẹ thương như chị và em,. Mẹ không nặng lời với cô bao giờ nhưng cũng không ngọt ngào âu yếm như với chị Hai và Út Nhu. Từ chưa bao giờ thấy mẹ nhìn mình trìu mến như nhìn Nhu. Kệ đi, mình đã vuột khỏi ʋòпg tay mẹ mười chín năm, xa cách nên không thân nữa. Mẹ có trách nhiệm với cô vì đã sinh ra cô, cũng có khi Từ nghĩ: Mẹ cần cô vì cô có thể mang lại lợi ích cho mẹ. Cô làm việc hết lòng hết dạ nhưng cũng chỉ nhận lương như người ngoài mà thôi. Rồi hôn sự của cô, mẹ cũng sơ sài, sao cũng được, gả cô rồi thì mẹ hết trách nhiệm phải không?

Nhưng hôm nay mẹ ra mặt bảo vệ cô, không muốn con gáι mình đi theo thằng chồng sáng say chiều sỉnh. Thằng chồng mới ba năm đã lộ ra bản chất thật. Ngay cả Từ, khi Khiết bạt tay cô cái đầu tiên cô đã cảm thấy, người này không thể ăn đời ở kiếp với mình rồi. Theo anh ta về quê sao? Nơi đó còn có ai? Gia đình, nhân thân của Khiết cô đã biết được gì? Lỡ như cô theo anh ta rồi khi thân tàn ma dại trong túi không có nổi một xu thì làm sao dắt con quay về đây được nữa? Ôi! Nếu như đề nghị này Khiết nói ra trước khi cưới thì dù cho cha mẹ cô phản đối, Từ cũng một lòng một dạ theo anh dẫu có sống trong cảnh cơ hàn ở quê chồng. Nhưng bây giờ thì không được. Trước tiên, Khiết đã lộ bản chất hàm hồ, sau đó, cô còn có bé Nam. Đi xa như vậy lỡ không đủ điều kiện nuôi con thì sao? Một mình Từ có thể chịu đựng mọi bất hạnh nhưng con cô thì không. Dù bất cứ giá nào cô cũng sẽ cho con trai mình một cuộc sống ấm êm đủ đầy. Không cha thì sao chứ?

Chưa kịp nói gì thì Khiết đã nhìn cô gay gắt:
– Soạn đồ theo tui dìa Bến Tre liền.

Câu nói như ra lịnh của Khiết khiến Từ quyết định nhanh chóng:
– Anh dìa một mình đi. Tui và thằng Nam ở lợi đây.
– Con của tui. Nếu cô không chịu theo tui thì giao nó cho tui đem dìa ông bà nội nuôi.
– Anh nói cha má anh già đi lên đây không nổi thì sức đâu mà nuôi con anh?
– Đó là chuyện của tui. Giờ chỉ có hai điều kiện. Hoặc là cô bồng con theo tui, hai là tui dìa một mình, cô phải đưa tui một cây vàng.

Từ thở hắt ra:
– Anh bán con anh à?
– Nói sao cũng được. Tình nghĩa mình tới đây chấm dứt được rồi.
– Anh có bỏ đi thì cứ đi. Tiền bạc là để dành nuôi con. Lấy nhau một năm được bao nhiêu tiền? Sanh đẻ hết rồi có đâu mà đưa anh một cây vàng? Anh mở miệng là tiền như vậy không ทɦụ☪ hay sao?
– Không có dài dòng gì hết. Một là theo tui dìa, hai là đưa tui cây vàng. Ba là tui bắt nó đi. Cho cô thêm cái thứ ba nữa đó.
– Mắc cười. Lộ mặt ra rồi hén? Một xu cũng không có. Anh bắt con thử coi tui chém bay đầu anh hôn? Con này đã từng vào tù ra khám rồi đó nghen. Liệu hồn.

Khiết cười ha hả:
– Thì đó, cô đã từng vào tù nên không có tư cách nuôi con.

Câu nói của Khiết vừa thoát ra khỏi miệng là xem như vĩnh viễn cắt đứt chút tình cảm cón sót lại trong Từ. Ban nãy cô còn nghĩ, nếu như anh ta hối lõi quay đầu, có thể cô sẽ miễn cưỡng chấp nhận. Nhưng bây giờ thì không nữa rồi.

Chân trừng mắt ngó Từ:
– Thí cu hồn cho nó cây vàng đi. Mầy không có tao cho mượn. Tống cổ đi khuất mắt cho rồi. Thứ chồng như vậy để lâu dài không có được.

Bà Mẫn cũng nói vô:
– Mầy viết giấy từ con đi, tao kêu vài người làm chứng rồi cầm cây vàng muốn đi đâu thì đi. Coi như bán đứt đứa con này.

Khiết trơ tráo:
– Tui nhìn ra gia đình bà lâu rồi. Từ à, cô không đi theo tui rồi thì cô coi cái cảnh về sau của cô nè. Khóc không có nước mắt luôn. Nói chung cô cũng chỉ là người ngoài thôi, cũng là loại ăn gửi nằm nhờ như tui. Không ai thiệt tình thương cô đâu. Họ nuôi cô như nuôi một người làm công trả lương tháng thôi. Trước sau thì cô cũng sẽ thấy. Còn tui? Cả đời tui cũng không quay về nơi đây, bà yên tâm đi. Giấy viết đâu lấy ra, chồng luôn cây vàng. Nói tui bán con cũng được, tui mặc kệ.

Lúc ấy, Từ chỉ thấy Khiết hàm hồ, nói năng càn quấy. Cô muốn anh ta lập tức biến mất khỏi tầm nhìn của mình.

Sau khi nhận được tiền rồi, Khiết thu xếp áo quần, trước khi rời đi buông lại một câu:
– Để rồi coi. Nơi này sẽ là động chứa mãi da^ʍ. Đĩ già làm mẹ mìn cho ba đứa đĩ con buôn hương bán phấn. Tao nói không sai đâu.

Chân ҳάch chổi dí hắn ta chạy có cờ ra đường.
Qua ngày hôm đó, Khiết đi bặt tăm. Quê cha đất tổ của bé Nam nơi nào Từ cũng chưa một lần biết đến. Cô khai sinh con theo họ Mẹ. Nguyễn Đồ Nam con trai của Nguyễn Thị Từ, không có cha.

Cây vàng đó do bà Mẫn đưa ra, Từ trả lại cho mẹ năm chỉ, năm chỉ đó là số tiền dành dụm bấy lâu nay của mình.

Hai mươi mốt tuổi Từ đã trở thành người mẹ đơn thân.

Hết 3.
Lê Nguyệt.

Bài viết khác

Nghĩ khác ᵭi ᵭể hạnh ρhúc, suy ngẫm những ᵭiều nhỏ nhặt mà ý nghĩα sâu sắc

Khi chán nản, hãy nghĩ xem mình còn lại Ьαo nhiêu ngày ᵭể dằn vặt, còn Ьαo nhiêu thời giαn ᵭể ρhung ρhí? Bạn vui, một ngày cũng quα ᵭi, Ьạn Ьuồn một ngày cũng kết thúc. Nếu nhận ɾα ᵭiều này hẳn sẽ không dễ dãi ᵭể cuộc sống mình âm u nữα. Khi […]

Có một người chα Dượng tuyệt vời như thế – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Hùng hiện là trưởng ρhòng kinh doαnh củα một công ty lớn ở Hà Nội. Anh chuẩn bị làm đám cưới với Mαi, cô bạn gáι từ hồi đại học. Dù là tiểu thư nhà giàu nhưng Mαi cư xử rất thân thiện và dễ gần, lại là người dịu dàng, hiểu biết. Những tưởng […]

Người ρhụ nữ thật sự muốn gì, câu chuyện ý nghĩa sâu sắc càng ngẫm càng chuẩn

Vuα Aɾthuɾ tɾẻ tuổi củα nước Anh, Ьị quα̂n Phάρ ρhục kích vὰ Ьᾰ́t giữ. Lẽ ɾα vuα nước Phάρ sẽ giết ngὰi, nhưng vẻ tɾẻ tɾung dễ mến củα Aɾthuɾ ᵭα̃ lὰm cho vuα Phάρ cα̉m ᵭộng. Ông hứα sẽ tɾα̉ tự do cho Aɾthuɾ nếu giα̉i ᵭược cα̂u ᵭố cực khó. Thời hα̣n […]