Giời đày chương 1
Tg . Nguyễn Thơ
Cái tin anh Hoàng có bồ đòi ly dị vợ làm xôn xao cả làng bấy lâu nay. Ai nấy đều bất ngờ và khó tin đó là sự thật, chỉ có chị Liên vợ anh là lặng lẽ như không có chuyện gì.
Đến khi anh chị ra toà chia tài sản xong xuôi thì tất cả từ họ hàng, người thân cho đến người ngoài mới vỡ lẽ. Con người ta đúng là chả biết đâu mà lần!
Anh chị cưới nhau từ năm Ьắt đầu chia ruộng đất khoán sản. Khi ấy anh đang là Bí thư Chi Bộ của xã, làm kế toán hợp tác xã nông nghiệp, kiêm Phụ trách bên Xã Đoàn.
Anh có dáng người hơi đậm trắng trẻo, nhanh nhẹn, ít nói nhưng đã nói thì rất cuốn hút người nghe. Trong mỗi cuộc họp, cứ đến lượt anh phát biểu là cả hội trường im phăng phắc.
Anh không hút Ϯhυốc, không bao giờ quán xá và chỉ khi nào có cỗ hoặc liên hoan tập thẻ thì mới uống vui vài chén ɾượu.
Chị Liên vợ anh là một người phụ nữ xinh xắn sắc sảo, nhưng rất biết cách cư xử. Ngoài phụ giúp bố mẹ chồng mấy sào ruộng, chị có quầy nhỏ bán hàng tạp hoá ở chợ.
Ngày ấy tất cả còn rất khó khăn. Gặt lúa về nhà phơi khô rồi mang ra kho nộp thuế cho nhà nước. Còn lại số thóc ít ỏi không thể đủ sống trong một năm Nên hầu như bữa ăn của mỗi gia đình đều độn khoai, Ngô hoặc sắn. Thức ăn thì toàn rau tự trồng và cua ốc Ьắt dưới bãi ven làng. Quanh năm chỉ ngày giỗ ngày Tết mới được ăn miếng ϮhịϮ ngon. Nhà ai có người đi bộ đội hoặc công nhân thỉnh thoảng được ít tem phiếu mua mét vải cân đường là hơn người lắm rồi.
Trẻ con đi học không phải đóng nhiều tiền như bây giờ, thế nhưng cũng không có tiền để mà đóng. Nhà nào nuôi được gà vịt thì mang bán, không thì bưng thúng thóc đi chợ lấy tiền mua bộ quần áo cho con đến trường.
Vất khó khăn là vậy, nhưng không biết tại sao mà nhà anh Hoàng lại nhiều tiền thế! Anh chị thuộc hộ giàu có nhất làng. Nhà hai tầng, xe cúp, hai đứa con đều có xe đạp đi học. Ít lâu sau anh còn mua được miếng đất ở mặt đường, chị Liên bán hàng tại nhà không phải đến chợ nữa.
Chị bán nhiều mặt hàng, toàn những thứ không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, gồm xà phòng, mắm muối, mỳ chính… thứ gì cũng có. Những lúc bí tiền dân làng hay đến mua chịu hàng của chị.
Nhiều khi có người đột xuất cần tiền đến mượn tạm ít nhiều chị đều sẵn lòng giúp đỡ.
Nhưng anh Hoàng lại là người chặt chẽ khác hẳn với chị. Tiền vào túi anh rất khó lòng bỏ ra được. Anh luôn cằn nhằn với chị về cái Ϯộι hay cho mọi người mượn tiền.
— Cô tốt bụng vừa phải thôi! Chưa có đứa nào nó ăn quỵt chắc chưa kinh!
Chẳng biết có phải không, nghe mọi người nói là hôm em trai anh bị cấp cứu mổ ruột thừa, anh cho mượn tiền hẹn 10 ngày sau phải trả. Đúng hẹn em dâu anh phải mang bán chỉ vàng mà bố mẹ cho cô ngày cưới để trả cho anh.
Đến năm nhà nước miễn thuế nông nghiệp cho toàn dân thì cuộc sống của người nông dân có phần khá hơn. Toàn bộ ruộng khoán cấy trồng được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, mỗi hộ dân chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ tiền thủy lợi phí và đất ở.
Anh Hoàng không hiểu sao lại xin nghỉ không làm việc trên xã nữa mà về nuôi lợn và phụ giúp chị Liên bán hàng.
Xóm nghèo ngày nào giờ đây dần dần đổi khác, đã có nhiều ngôi nhà ngói mới mọc lên và người dân bớt làm lũ hơn nhiều. Chị Liên cũng đỡ bán hàng chịu và không còn ai đến nói khó xin vay tiền. Trẻ con đến trường không mặc quần áo vá và dép đứt quai như trước nữa.
Mặc dù vậy, dân trong làng vẫn nể và biết ơn chị Liên vì những ngày khó khăn chị luôn giúp đỡ mọi người.
Nửa năm trở lại đây anh Hoàng vắng nhà liên tục, đàn lợn bỏ dài Ьệпh cҺết gần hết. Chị hỏi lúc thì anh bảo đi khám Ьệпh, lúc bảo lên chỗ con trai trên Hà nội. Rồi đùng một cái anh đề nghị vợ ký vào đơn ly hôn mà không nói lý do.
Bởi hơn 20 năm chung sống, anh chị không hề xảy ra cãi vã hay có bất cứ lý do gì để dẫn tới chia tay. Chị chσáпg váng không tin vào tai mắt của mình! Anh để đơn ở nhà cho chị suy nghĩ sau đó bỏ đi luôn.
Tối hôm ấy người ta nghe tiếng búa ᵭậρ gạch bôm bốp, rồi cái Hà con gáι anh chị chạy sang gọi ông bà nội.
— Bà ơi! Bố mẹ cháu chôn vàng ở bậc tam cấp, chỗ lối dắt xe lên nhà! Nhưng mà mất hết rồi!
Bà hốt hoảng hỏi dồn dập, kể đầu đuôi bà nghe xem nào
— Cháu nghe mẹ gọi điện hỏi bố cháu, là vàng ở bậc cửa anh lấy hết từ bao giờ , 10 cây mà anh cuỗm tất cả 10 à? Trong két sắt cũng không còn một xu! Sổ tiết kiệm và hai quyển sổ bìa đỏ đâu rồi? Anh về ngay không tôi cҺết cho mà xem!
Rồi mẹ cháu khóc ầm lên bà ạ
Thế bố cháu nói gì không ?
Cháu không nghe được gì!
Con ơi bình tĩnh đừng nghĩ quẩn nhá! Bà vừa nghĩ vừa đi nhanh sang nhà con dâu. Chẳng hiểu thằng này nó mang tiền của đi đâu, trước giờ chúng nó làm cách nào mà lắm tiền vàng thế không biết?
Chị Liên ngồi bất động trên ghế, thấy mẹ chồng vào cũng không thể cất lời chào. Chị cảm thấy như có ai bóp nghẹn lấy ngực mình mà không thở được.
— Chuyện thế nào hử con, thế thằng Hoàng đâu rồi? Có đúng như cái cháu Hà nói không?
Chị không nói được, chỉ gật đầu.
— Tiên sư nhà nó chứ, đi đâu giờ này không về. Mà nó mang tiền lắm thế đi đâu mới được ?
Này con ơi! hay là nó có vụ làm ăn gì! Chứ thằng này mẹ biết, tiền của nó đố ai moi được một đồng.
Lúc này chị Liên bật khóc hu hu như một đứa trẻ. Tiền là một nhẽ, còn tờ giấy ly hôn đây mẹ này.
— Ly hôn? Nó đòi ly hôn với con! Thằng này nó điên à?
Bà quát ầm lên. Bà lấy máy ra gọi con trai, 76 tuổi giọng vẫn còn sang sảng
— Về ngay tao hỏi đây, mày muốn bỏ vợ thế mày đã hỏi tao với bố mày chưa?
Đầu bên kia có tiếng đáp
— Mai con về mẹ ạ
Rồi tắt máy luôn. Bà bấm gọi tiếp thì thuê bao. Bà giận lắm!
Nó bảo mai nó về! Ừ đợi đến mai
Rồi bà về nhà nói chuyện với ông.
Đêm ấy cả nhà chị không ngủ
Sáng hôm sau cả làng biết chuyện anh đòi chị ký giấy ly hôn.
N.T
( còn nữa)