Em gái nó – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Cẩm ơi, về ăn cơm.Tiếng nó gọi em về trong bữa cơm chiều, từ ngày má nó chết vì bịnh nan y thì nó thành người lớn hẳn ra.Tuy nó mới 13 tuổi nhưng nó đã biết chăm lo cho em gái nó 8 tuổi như bà chị già thật thụ.

Nó biết thay má nó giặt quần áo, gánh nước từ bến sông cho em nó tắm. Có một lần nó gánh nước lên nhà, đường trơn nên nó trợt té rách cái quần, đầu gối của nó bị chảy máu nhiều vì trúng vật nhọn.

Lên nhà, em nó nhìn thấy em nó khóc thét lên. Nó lật đật dùng tay bịt miệng em nó với lời trấn an : ” Im lặng đi, hai hỏng sao đâu, mày khóc một hồi ông ngoại nghe, ông đánh hai đó”. Nghe nói tiếng “đánh hai” là nó im bặt liền.

 

 

Những ngày mưa gió, tối nó giăng mùng sớm, hai chị em nó chui vô mùng, em nó dùng cái bàn tay nhỏ xíu đập con muỗi nghe bẹp bẹp mà không thấy chết một con nào?.

Tiếng con ễnh ương, con cóc, con chàm quạp, lớp nghiến răng, lớp kêu quạp quạp tạo nên một âm thanh đến nhói lòng. Em nó sợ rút vào trong cái mền có vài miếng vá để không nghe cái âm thanh buồn tẻ đó, nó tìm hơi ấm của má nó, nó như muốn xua đi cái lạnh của một ngày mưa dầm vì đang bão.

Nó kéo mền chui vô nằm cạnh em nó, nó vòng tay ôm em nó, cái đôi tay bé tí mà cách đây 6 năm nó đã ôm sau lưng má nó vỗ về khi đêm hôm má nó khóc thương ba nó. Bây giờ đôi tay nó như rộng hơn một chút, nó cũng ôm em của nó như ngày trước nó ôm má nó lúc ba nó mới chết vì bom đạn ngoài chiến trường….

Nó nằm mãi không ngủ được, ở cái tuổi 13 nó chịu nhiều đau khổ, mất mát nên nó trưởng thành sớm hơn so với tụi con nít trong làng. Rồi nó đi vào giấc ngủ muộn màng, trong giấc mơ nó thấy má nó, má nó lôi em nó đi, nhưng nó không cho đi, nó dùng hết sức giật mạnh em nó lại, nó la thất thanh :

“Má đừng dẫn em đi, con một mình buồn lắm”.

Tiếng la của nó làm ông bà ngoại nó thức dậy, ngoại nó chạy qua giường lay lay nó, bàn tay nó đang ôm chặt em nó, em nó mở mắt ngơ ngác nhìn, bàn tay của em nó dụi vào mắt coi điều gì đang xảy ra?

Bà ngoại nó nằm xuống cạnh hai chị em nó, chị em nó bình yên đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn của hai chị em. Ngoài trời mưa vẫn rã rích rơi…

Rồi sáng hôm sau em nó bị bệnh. Em nó bị nóng nằm li bì trên giường. Mắt em nó nhắm nghiền lại, gương mặt em nó lúc xanh, lúc đỏ, ông ngoại nó thì hỏi nó tối qua nó mơ thấy gì?

Nó nói thấy má nó nắm tay dẫn em nó đi, nhưng nó la quá trời mà má nó không buông. Nó phải giật mạnh tay em nó ra và tỉnh giấc.

Nghe xong ông ngoại nó đến bàn thờ má nó đốt ba cây nhang cắm lên bàn thờ, ngoại nó lâm râm khấn vái, nó cũng chấp tay lạy má nó, xin má nó đừng đem em nó đi. Nó khóc và nhìn thấy ba cây nhang trên bàn thờ cong lại mà không rớt tàn.

Ngoại nó nói: “con tha cho con của con đi, ba má và dì nó nuôi tụi nó được mà” Trong trí của nó lờ mờ hiểu chuyện tâm linh, đó là sắp 49 ngày má nó chết. Mấy ngày sau em nó ngồi dậy chơi nhảy bình thường.

Sang tuổi 14. Nó biết làm “kinh tế”. Nó đi mua ổi ở vườn nhà cô giáo của nó đem xuống bến đò số 7 để bán, cô giáo nó biết chị em nó mồ côi nên không lấy tiền nhiều, cô chỉ lấy cho có lệ, nó muốn trèo hái bao nhiêu tùy ý nó.

Nó muốn kiếm tiền mua bánh cho em, mua tập vở cho nó và em nó trong năm học mới nên nó chăm chỉ làm việc. Nó luôn ý thức được rằng nó phải cố gắng lo cho em như lời má nó căn dặn trước khi má nó chết.

Ngoại nó làm bánh bò, nó biết khuấy bánh đúc để bán cho những người đi đò khi nó tan học. Ăn chán bánh đúc ngoại nó chiên bánh cồng bánh cam cho nó bán. Nó đội thao bánh trên đầu, em nó lẽo đẽo theo sau, em nó rao: “ai mua bánh cồng bánh cam hông”.

Tiếng rao của em nó như xoáy vào lòng cô bác xóm giềng. Lối xóm thương hai chị em nên hay mua giúp, chị em nó như loài cỏ dại uống sương ban mai mà trưởng thành.

Chị em nó lớn lên như hoa đồng cỏ nội, dưới sự dìu dắt của ông bà ngoại và hai dì, mặc dù con đông nhưng chị em nó luôn được ưu ái vì chị em nó mồ côi. Trời chiều, khi ánh nắng cuối ngày lặn khuất sau rạng tre già là nỗi buồn vì nhớ má nó bùng lên trong tâm trí của chị em nó. Nó khe khẽ hát ru em.

Mồ côi cha ăn cơm với cá !

Mồ côi má liếm lá gặm xương.

Nhưng nó và em nó cố gắng để không phải gặm miếng xương nào. Nó bây giờ là tôi…

Sưu tầm

Bài viết khác

Hanh 1 1
Tiều thư con quan Việt Nam ᵭộc nhất vô nhị từng bị đuổi học là ai

Nguγễn Thị Thiếu Anh sinh năm 1921 tại phủ Anh Sơn, Nghệ An, quê xã Sơn Hòa, huγện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Bà là con gáι cụ Hoàng giáp Nguγễn Khắc Niêm đương chức Phủ doãn Thừa Thiên – kinh đô Huế. Từ khi còn là một cô nữ sinh Đồng Khánh, Nguγễn Thị Thiếu […]

Chịu ρhạt thαy – Bài học thật tình cảm và sâu sắc, 1 cách giáo dục không ngờ mà hiểu quả

Tα̣i một lớρ học tɾong ngôi lὰng nhỏ ở Nαm Phi. Nhiều giάo viên dα tɾᾰ́ng tình nguyện ᵭến dα̣y ᵭều không chịu ᵭựng nổi những học sinh Ьα̉n xứ ngỗ nghịch còn mαn ɾợ. Chỉ tɾong ít tuα̂̀n, họ ᵭα̃ Ьỏ dα̣y vὰ ɾα ᵭi, lớρ học giα̉i tάn. Ngὰy nọ, cô giάo Sαndinα […]

Lòng trung thực của gã ăn mày đáng kính – Câu chuyện về lòng trung thực đáng để học hỏi của người ăn mày

Một ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia: “Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này”. Người quản gia trả lời: “Tôi phải hỏi ý kiến bà chủ đã”…   Hình minh hoạ. Bà chủ là một quý […]