Đường tơ lộn mối – Chương 16

Tác giả: Hà Phong

Thuyết chở Hạnh đến một khách sạn gần đó.

“Hạnh vào nghỉ ngơi đi!”

Thuyết mở cửa xe đưa Hạnh xuống rồi nói.

Hạnh đứng trước mặt Thuyết cúi đầu có chút lưu luyến:

“Ừ, vậy thôi Hạnh vào trước nha. Cảm ơn Thuyết nhiều.”

Thuyết đứng nhìn cho đến khi Hạnh bước vào sảnh khách sạn lấy chìa khóa của cô nhân viên rồi đi lên tầng mới thôi.

Hạnh ít khi vào khách sạn trừ những lần đi nghỉ mát với cơ quan. Cô không thích cái mùi phòng khách sạn dù trong đó rất nhiều tiện nghi đầy đủ. Cô thích ở nhà hơn. Nhưng bây giờ thì…

Hạnh bước vào phòng ngồi một mình tгêภ giường nhìn xung quanh vẫn thấy cô đơn quá. Lúc nãy còn có Thuyết, cô còn cảm thấy đỡ hiu quạnh. Giờ anh đi rồi chỉ còn một mình cô ở lại bỗng thấy mình chới với giữa dòng. Nhìn đâu cũng là những khoảng mông mênh diệu vợi.

Không muốn mình suy nghĩ mông lung nữa, cô đứng dậy đi vào phòng tắm rửa sơ qua rồi mặc bộ đồ ngủ của khách sạn đã được chuẩn bị cho.

Nằm ℓêп gιườпg rồi nhưng cô vẫn không thể nào chợp mắt được. Nước mắt lại ứa ra vì những suy nghĩ mờ mịt trong tương lai. Không nên bám víu, cô tủi phận và đắng cay cho cuộc đời mình.

Bỗng có tiếng chuông tin nhắn reo lên.

Hạnh cầm điện thoại thì thấy tin nhắn của Thuyết vừa được gửi đến:

“Hạnh còn thức không?”

Hạnh nhìn đồng hồ đã 12:00 đêm. Tự dưng cô không biết mình nghĩ gì mà nhắn lại với Thuyết luôn:

“Hạnh chưa ngủ.”

“Thuyết đang ở dưới sảnh khách sạn. Hạnh xuống đây một lát được không?”

Hạnh như thể bị ai sai khiến. Cô đồng ý luôn rồi cầm điện thoại chạy xuống sảnh khách sạn tìm Thuyết.

Thuyết đang đứng chờ cô. Tгêภ tay là một bịch đồ được bọc cẩn thận.

Thấy Hạnh xuống, Thuyết cười đưa bịch đồ ăn ra trước mặt Hạnh:

“Hạnh chưa ăn gì phải không?”

Hạnh nhìn Thuyết bật cười. Bây giờ cô mới nhớ đến cái bụng đang đói meo của mình rồi chẳng chút giấu diếm gật đầu thừa nhận.

“Biết ngay mà. Thuyết mua cháo lươn cho Hạnh đây. Hạnh ăn đi cho nóng.”

Hạnh hơi ngỡ ngàng khi Thuyết nhắc đến món cháo lươn. Đúng là cô rất thích món ăn này từ ngày còn nhỏ. Nhưng mỗi lần ốm mới được mẹ nấu cho ăn. Không biết tình cờ hay cố ý mà Thuyết lại biết được Hạnh thích ăn món này.

Thấy Hạnh biểu cảm bất ngờ nhìn chằm chằm vào bịch đồ ăn của mình, Thuyết nói:

“Cháo lươn phải ăn nóng mới ngon. Không sẽ tanh lắm đấy.”

Hạnh khẽ nhoẻn miệng cười nhưng nước mắt rưng rưng. Hóa ra trong lúc cô khốn cùng, đau khổ nhất, người quan tâm, giúp đỡ cô lại là một người dưng chứ không phải người chồng mà cô đã hết lòng yêu thương và tôn thờ kia. Cả những con người mà cô từng coi là gia đình thứ hai của mình nữa. Không một ai quan tâm cô đi đâu làm gì. Không một cuộc điện thoại hay dòng tin nhắn hỏi han.

Thuyết có thể nhìn ra sự ҳúc ᵭộпg này của Hạnh. Trong lòng anh cũng đang run rẩy. Anh muốn ôm người con gáι này vào lòng mình để ủi an và che chở. Nhưng hoàn cảnh của anh chỉ có thể đứng từ xa mà dõi theo cô. Bây giờ được đứng trước mặt cô mà quan tâm thôi cũng đã là một ân huệ rồi.

“Hạnh lên phòng mà ăn đi rồi nghỉ ngơi cho sớm. Trời lạnh rồi. Nhớ giữ ấm người. Nhất là đôi chân kẻo ốm thì khổ thân.” Lời dặn dò của Thuyết khiến Hạnh như cảm giác thân quen lắm.

“Ừ! cảm ơn Thuyết.” Hạnh cố gằn lòng mình lại để cái giọng trong cổ họng không phải rung lên nghèn nghẹn. Cô không dám nhìn Thuyết nữa vì giọt nước mắt đã rơi khỏi khóe mi cô rồi. Cô vội quay lưng trở lên phòng.

Như lần trước Thuyết cũng chờ cho bóng lưng Hạnh khuất xa rồi anh mới chịu ra về.

Hạnh nhìn bát cháo lươn còn nóng hôi hổi được bọc cẩn thận trong một hộp kín cách nhiệt mà lòng rưng rức. Cô không biết cái cảm giác đang trong lòng mình là cảm giác gì nữa. Chỉ cảm thấy là nó đang cuộn trào hừng hực trong người cô. Nước mắt cũng trào dâng theo. Cô lấy muỗng đã được bỏ sẵn trong túi vừa hớt lớp cháo lươn bên tгêภ vừa thổi vừa ăn vừa khóc. Đúng là cô đói quá nên đầu óc cũng trống rỗng mê man rồi. Đến khi được miếng cháu nóng vào người rồi ϮιпҺ thần cũng dễ chịu hơn. Bao nhiêu ký ức xưa cũ đẹp đẽ ùa về. Cánh đồng, trường học, bố mẹ, các em và những người bạn xưa cũ…Hạnh ăn hết một mạch tô cháo to rồi ℓêп gιườпg nằm. Có vẻ như mấy thứ gia vị ấm nóng trong bát cháo khiến con người cô cũng được ấm lên. Cuối cùng cô cũng chìm được vào giấc ngủ.

Thuyết về nhà định bụng gọi cho Hạnh nhưng anh không muốn cô lại bận tâm suy nghĩ về mình nên không dám gọi nữa. Anh chăm chăm nhìn vào hình điện thoại. Tấm hình cô học sinh cấp 2 ngày nào mặc áo đuôi tôi, quần thụng với hai bím tóc thắt hai bên và chiếc răng khểnh duyên dáng đang ôm chiếc cặp sách đứng dựa dưới gốc cây bàng cười duyên dáng. Tấm hình này đã theo Thuyết từ hơn 10 năm nay rồi. Cả trong những lúc thập ʇ⚡︎ử nhất sinh cô cũng mang nó kề bên. Cứ mỗi lần nhớ đến Hạnh anh lại mang tấm hình ra để ngắm. Anh luôn luôn mang theo nó bên mình và coi nó là Hạnh cũng đang đồng hành cùng anh tгêภ quãng đường đời của mình.

***

Tối, ông Tiến không thấy con dâu về nhà ăn cơm thì hỏi Dũng:

“Con về rồi mà vợ con đâu?”

Dũng giật mình khi bố hỏi về vợ. Anh không biết trả lời sao. Bởi chính anh cũng không biết Hạnh đã đi đâu.

Bà Phượng thấy thế liền xen vào nói đỡ cho con:

“À. Tôi quên mất. Con Hạnh nó có việc gấp phải về quê rồi. Hình như là bà con họ hàng gì đó trong dòng họ nhà nó bị mất đột ngột. Hồi trưa nó có về qua nhà báo với tôi rồi mà tôi quên chưa nói với ông.”

Dũng thấy mẹ nói thế thì nhìn bà. Bà Phượng háy mắt ra hiệu cho con không được nói gì thêm nữa kẻo lộ chuyện.

Ông Tiến thấy thế liền nói con trai:

“Sao con không đưa vợ con về quê? Nhà bên đấy có tang cớ thì mình cũng phải về cho phải đạo chứ!”

Bà Phượng biết con trai không biết cách đối đáp thế nào cho cho hợp tình hợp lý nên liền nói thay:

“Ôi dào! Họ hàng xa mấy đời rồi. Con Hạnh về là được rồi. Ông cũng biết thằng Dũng nhà mình là bác sĩ bận suốt chứ có được thong dong mà nghỉ ngơi như người ta đâu. Chắc người ta cũng hiểu thôi. Với lại tôi cũng có gửi tiền phúng điếu với làm câu đối cho người ta rồi.”

“Nhưng dù sao thì vợ chồng nó cũng mới lấy nhau chưa đầy năm. Đi đâu cũng phải có vợ có chồng. Giờ để một mình con Hạnh về như vậy…”

Bà Phượng cắt ngang lời chồng:

“Ôi mấy cái truyện ma chay cưới hỏi này cứ để mẹ con tôi lo cho! Ông thấy đấy, bao nhiêu năm nay tôi có để gia đình này mất mặt bao giờ đâu. Đối nội, đối ngoại tôi chả thay ông làm trọn tất cả còn gì? Ông xem tôi có bao giờ để ai phải chê trách lời nào không?”

Ông Tiến thấy vợ nói vậy thì thôi không nói gì thêm nữa. Bởi ông cũng phải công nhận là bà Phượng rất biết vun vén gia đình. Bao nhiêu năm làm vợ chồng bà Phượng rất được lòng cả hai bên nội ngoại chưa hề xảy ra mâu thuẫn gì. Ngay cả cách đối xử với con dâu cũng rất là thuận hòa. Hàng xóm láng giềng còn khen nữa mà. Mấy ai có tư tưởng tiến bộ như bà Phượng.

Dũng thấy bà Phượng nói chuyện một cách trơn tru thì biết mẹ mình đã chuẩn bị trước mọi chuyện rồi. Anh lo lắng tìm gặp riêng mẹ hỏi:

“Mẹ! Có phải mẹ đã nói gì với Hạnh phải không?”

Bà Phượng thở dài пα̃σ nề kể lại toàn bộ sự thật cuộc nói chuyện giữa Hạnh và bà cho Dũng nghe.

“Mẹ cũng không ngờ con Hạnh nó lại cứng đầu cứng cổ như vậy. Biết trước mẹ đã không cưới nó về rồi.”

Dũng bất ngờ bênh vợ:

“Mẹ! mẹ cũng phải hiểu cho cô ấy. Chuyện như thế làm sao có thể chấp nhận được.”

Bà Phượng nhìn con trai tức giận:

“Mẹ bỏ ra bao nhiêu tiền của công sức để cưới nó cho con. Đâu phải không công?”

“Mẹ… nhưng mà…”

“Không nhưng nhị gì cả. Con lên phòng đi ngủ đi. Để chuyện này mẹ tính cho.”

Bà Phượng đuổi con trai lên phòng. Dũng biết tính mẹ nên không dám can dự vào nữa mà lặng lẽ quay đi.

Nhìn tấm ảnh cưới tгêภ tường mà không thấy vợ đâu, Dũng cũng có chút cảm giác Ϯộι lỗi với Hạnh. Cô ấy không có họ hàng ở thành phố này thì đi đâu giờ này được chứ!

Nghĩ ngợi một lúc, anh liền lấy điện thoại ra gọi cho vợ. Nhưng điện thoại không bắt máy. Anh gọi vài ba cuộc gọi điện nữa cũng không ai trả lời. Dũng chợt nhớ đến cái đêm Hạnh gặp t, ai n, ạn. Tự dưng anh rùng mình nghĩ đến điều xấu đã xảy ra với Hạnh. Anh sợ Hạnh vì giận quá mà nghĩ quẩn hoặc xảy ra điều gì đó rồi. Dù anh không yêu Hạnh nhưng anh rất tôn trọng cô. Người phụ nữ luôn luôn có ý thức làm tròn bổn phận của một người vợ dù anh chưa từng là một người chồng đúng nghĩa.

Sáng, Hạnh dậy sớm thu dọn đồ đạc rồi trả phòng về nhà để sửa soạn để đi làm. Bà Phượng đoán biết cô sẽ trở về nhà mình nên đã chạy ra cổng cách nhà một đoạn chờ nàng dâu sẵn ở đó. Bà không muốn chồng mình biết được sự thật. Hôm qua bà đã lỡ nói dối Hạnh về quê rồi nên hôm nay sáng ra lỡ như ông Tiến gặp Hạnh trước thì mọi việc sẽ bại lộ. Chính vì vậy nên bà Phượng phải đi trước một bước.

Vừa thấy bóng dáng Hạnh bà đã chạy lên rồi kéo cô ra một chỗ khác nói:

“Mẹ cần nói chuyện với con!”

Hạnh có chút bất ngờ khi thấy mẹ chồng đột nhiên lại ra tận ngõ chờ đón mình.

“Vâng! Mẹ có gì cứ nói ạ!”

“Mẹ muốn con giữ kín chuyện này với bố con và cả con Nhung. Tất nhiên là với tất cả mọi người nữa. Hôm qua mẹ đã nói là con về quê vì có họ hàng mất đột ngột. Nếu con đã về nhà này rồi thì hãy cứ nói như vậy nếu bố con hỏi đến.”

Hạnh nghe những âm mưu tính toán của bà Phượng, trong lòng có chút khinh bỉ. Người đàn bà này còn nghĩ ra những trò gì nữa đây? Liệu từ trước đến giờ trong miệng bà thốt ra có câu nói nào là thật không?

Thấy Hạnh chần chừ không nói gì, bà Phượng sốt ruột:

“Con có mẹ nghe mẹ nói gì không vậy?”

“Vâng. Con sẽ làm theo những điều mẹ nói. Giờ con xin phép vào trước để chuẩn bị đi làm.”

Nói rồi Hạnh quay lưng bước đi vào trong nhà. Bà Phượng nhìn theo bóng Hạnh có một chút hối hận. Không ngờ bà lại nhìn nhầm về con người của Hạnh rồi. Cô không dễ điều khiển như bà tưởng.

Hạnh giữ lời với mẹ chồng. Cô vào chào bố chồng rồi nói dối là mình về quê gấp quá nên không kịp xin phép bố chồng. Ông Tiến thấy vẻ mặt con dâu mệt mỏi quá thì nói:

“Nhà có việc thì con cứ ở dưới ấy một vài hôm đã hẵng về.”

“Dạ cũng xong việc rồi bố ạ. Thôi con xin phép bố lên phòng chuẩn bị đi làm ạ.”

Hạnh cố tình lảng tránh. Cô không quen nói dối. Cô sợ ánh mắt người khác nhìn mình săm soi. Cô sợ chính bản thân mình cũng trở thành kẻ dối trá như mẹ chồng và chồng mình.

Ông Tiến thấy con dầu vừa mới từ dưới quê lên, đi lại đường xa mệt mỏi lại còn gặp chuyện tang gia nên không hỏi han gì nữa.

“Ừ. Vậy con đi đi!”

Hạnh cúi đầu chào bố chồng một lần nữa rồi quay lên phòng không dám ngoảnh đầu lại.

Bài viết khác

Căn bệnh hiểm nghèo – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Có một vị ρhú ông giàu có mặc dù tuổi chưα cαo nhưng lại mắc ρhải một căn Ьệпh hιểм пghèc. Ông cảm nhận được rằng bản thân mình không còn ở lại nhân giαn được bαo lâu nữα nên trong lòng vô cùng thống khổ, sợ hãi. Một thời giαn sαu, ông tìm đến […]

Đạo ρháρ thời 4.0 – Câu chuyện đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc về thực tế

Mời sư cúng tuần, cúng 49 ngày, cúng… vân vân, nhẹ cũng 10 triệu, không thì 15, 20, 30 triệu… và nhiều hơn nữα. Chưα hết, sư đi xe Cαmry riêng, còn ρhải chi tiền xăng, bồi dưỡng tài xế, ít cũng 1 triệu, nhiều thì 5 triệu… Không có xe ρhải thuê xe cho […]

Kiếp người nghèo khổ – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Đang phóng xe trên đường ra cơ quan thì một tiếng gọi chấp chới vang lên : Chị ơi , chị ơi . Cho em đi nhờ với , nặng quá ! Cô dừng xe sau khi liếc qua gương thấy bóng dáng nhỏ bé, gày gò và già nua của chị Ốc người cùng […]