Đứa con rơi 8
Phạm xuân
Sau khi nhận được bảng báo điểm kết quả kỳ thi đại học, Nhân buồn đến bỏ cả ăn. Mấy ngày đó, Nhân không nói không rằng, chỉ thở dài thườn thượt. Nhìn bộ dạng của con, bà Hạ đoán ngay Nhân thi rớt rồi. Bà Hạ chưa hỏi ngay con về kết quả thi cử, bà chỉ tỏ ra chăm chút cho con hơn. Bà Hạ làm điều ấy để mong con có thể giải khuây, nhưng ngược lại, làm Nhân thấy có lỗi và áy náy hơn. Thấy con buồn, bà lại càng ra sức khuyên giải con bằng đủ lý lẽ mà bà nghĩ ra được. Đại khái, bà nói với Nhân:
-Nhân à, từ xưa đến giờ, người ta học tài thi phận, không phải ai học giỏi cũng đều thi đậu đâu con. Thi cử cũng phải có chút may mắn, gọi là trúng tủ đó, biển học mênh mông, ai mà biết hết được?
Nhân ngậm ngùi:
-Mẹ biết con thi rớt rồi phải không? Vậy, con cũng không dấu mẹ làm gì nữa. Con xin lỗi mẹ!
Bà Hạ cười cười:
-Xin lỗi gì chứ? Thua keo này, ta bày keo khác. Năm nay thi không đậu thì sang năm mình thi lại, có sao đâu?
Nhân thở dài:
-Con biết sức con không với tới ngành Y rồi mẹ ạ.
Bà Hạ suy nghĩ một lát rồi bảo con:
-Nếu con vẫn muốn theo ngành Y, thì đâu phải chỉ có bác sỹ mới giúp được người Ьệпh. Ngay cả y sỹ, điều dưỡng hay hộ lý, mỗi người đều có vai trò riêng con ạ!
-Mẹ à!
-Có phải chỉ có ngành y là con đường tiến thân duy nhất đâu con. Ngay cả việc học đại học cũng vậy. Đương nhiên, được đi học thì sướиɠ quá rồi. Nhưng có một số người, không học hành tới đầu tới đũa, họ vẫn có những thành công vượt bậc, ngay cả giáo sư tiến sỹ cũng không bằng.
Nhân bật cười:
-Sao hôm nay mẹ lý luận giỏi vậy? Mẹ làm con lại thấy hy vọng.
Bà Hạ cũng cười:
-Con phải luôn vui vẻ như thế này, mẹ mới yên lòng được chứ. Con ạ, đối với mẹ, sức khỏe của con là quan trọng nhất. Mẹ không cần con phải làm ông này bà kia đâu.
Nhân biết bà Hạ nói thế để an ủi Nhân. Nhưng những lời của bà Hạ, ngẫm ra cũng có lý. Trước đây, Nhân đã từng nghĩ, chỉ có cάпh cửa đại học là có thể mở ra một tương lai tốt đẹp đối với những học sinh ở nông thôn. Nếu không, bọn Nhân chỉ là những nông dân một nắng hai sương tгêภ đồng ruộng, hoặc là những công nhân vất vả quanh năm mà lương không đủ chi phí cho gia đình. Thời đại của Nhân là thời đại của tri thức, của những tiến bộ khoa học vượt bậc. Nếu ai không nắm bắt được những kỹ thuật tiên tiến thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. Mà trí thức chỉ có thể nắm bắt tốt nhất tгêภ giảng đường. Nhưng theo lời bà Hạ, không phải cứ làm bác sỹ, kỹ sư, Nhân mới có những thành công tгêภ trường đời.
Bà Hạ sắp về hưu. Những người cùng lứa tuổi với bà Hạ, con cái họ hoặc đã yên bề gia thất, hoặc cũng đã có nghề nghiệp hẳn hoi, hiếm còn người nào vẫn còn đi học như Nhân. Vì vậy, bà Hạ còn phải vất vả. Khi Nhân nói điều này với bà Hạ, bà cười xòa:
-Bạn mẹ trước đây chịu khổ sớm thì bây giờ họ được thảnh thơi là phải rồi. Mẹ thì hơn ba bảy tuổi mới có con, có phải vất vả gì đâu. Bây giờ chẳng phải con cũng đã lớn rồi sao, mẹ cũng đã tới lúc được nghỉ ngơi rồi mà.
Bà Hạ nói thế làm Nhân càng yêu thương mẹ hơn. Cả cuộc đời bà Hạ, bà chỉ biết hy sinh cho người khác. Lúc bà còn nhỏ, bà hy sinh cho mẹ và các em, sau đó là vì chồng và gia đình chồng. Còn mười tám năm qua, bà đã vì một đứa bé xa lạ bị bỏ rơi mà dồn hết tình thương vào đó. Chưa có lần nào bà Hạ được thảnh thơi mà nghĩ riêng cho bản thân mình. Hôm trước, cô Hảo bạn cùng cơ quan mẹ ghé chơi, vô tình Nhân nghe được câu chuyện của hai người. Cô Hảo bảo mẹ:
-Xấp vải nhung hôm trước hai chị em mình chọn chỗ bà Kim Anh, chị đã mua chưa?
Không thấy mẹ trả lời, chỉ thấy mẹ cười khe khẽ. Cô Hảo có vẻ phật lòng, cô dỗi mẹ:
-Chị cứ nói đến chuyện đó là lại cười rồi. Ăn bao nhiêu cũng hết, sắm cái áo mà mặc, cứ tiếc tiền. Cuối năm nay chị nghỉ hưu, cũng phải có cái áo đàng hoàng mà dự lễ chứ!
Mẹ lại cười:
-Được rồi, tôi sẽ may mà!
Cô Hảo nhìn mẹ:
-Chị hứa rồi đấy nhé! Em ghét nhất là cứ hẹn lần, hẹn lựa đấy!
-Tôi biết rồi. Cái cô này, khi nào cũng nói quá lên làm gì thế. Tôi còn khối cái áo đẹp trong tủ kìa!
Cô Hảo đến gần tủ, bảo:
-Chị đưa em mượn chìa khóa.
-Cô định làm gì?
-Thì xem trong tủ có bao nhiêu cái áo dài, mượn một cái.
-Thôi, cho tôi xin, đừng đùa nữa.
-Em có đùa đâu!
-Thôi mà, thôi mà! Tôi đến chịu cô luôn.
Cô Hảo về rồi, bà Hạ ngồi thừ một lúc như có điều gì cần đắn đo suy nghĩ. Nhân nhìn dáng mẹ, thương lắm.
Ngày hôm sau, khi đi chợ về, bà Hạ đưa ra một bọc giấy báo cũ rồi bảo:
-Mẹ mới mua xấp vải này, con xem có được không?
Nhân mở bọc giấy báo ra, đinh ninh là xấp vải nhung cô Hảo nói hôm qua. Nhưng không, trước mắt Nhân là tấm vải màu xanh dương kẻ sọc trắng. Nhân ngạc nhiên hỏi:
-Không phải mẹ may áo dài sao ạ? Mẹ mua vải may áo sơ mi sao giống của đàn ông vậy?
Bà Hạ cười:
-Thế con không phải đàn ông à? Mẹ mua để may áo cho con đấy. Con chẳng có gì ngoài mấy cái áo sơ mi trắng.
Nhân kêu lên:
-Con mặc áo trắng là được rồi. Mẹ phải chú ý đến mình chứ, mẹ sắp về hưu rồi.
-Về hưu rồi thì có đi đâu mà phải may áo mới. Con mới là đang cần. Còn mẹ, lúc nào con trai mẹ cưới vợ, mẹ sẽ may nhiều áo mới.
Nhân cười buồn:
-Nhưng ngày ấy còn lâu lắm mẹ. Khi nào con có công việc ổn định, làm ra tiền đủ nuôi gia đình, con mới nghĩ đến chuyện vợ con.
-Thế nào ngày ấy cũng sẽ đến nhanh, mẹ tin như vậy!
-Sao mẹ tốt với con đến thế?
Bà Hạ cười:
-Con hỏi gì kỳ vậy? Con của mẹ mà mẹ không tốt còn tốt với ai.
Đó, mẹ Nhân là thế đó. Nhân không thể làm mẹ vất vả thêm. Kết quả thi năm nay đã làm Nhân mất ʇ⚡︎ự tin. Nhân không nghĩ sang năm nếu thi lại, kết quả sẽ tốt hơn. Có lẽ Nhân sẽ chọn một ngành học phù hợp với mình, như vậy cũng có thể làm nhẹ bớt phần nào gánh nặng của mẹ.
Nghe Nhân nói, bà Hạ thấy cũng có lý. Nghe lời khuyên của một số anh bà đồng nghiệp, bà bảo Nhân nộp hồ sơ xét tuyển vào trường Cao đẳng Y tế, chuyên ngành Y học cổ truyền. Học phí học ngành này không cao, bà Hạ đủ sức lo cho con. Ở vùng nông thôn này, người dân cũng rất thích dùng tђยốς nam, xoa Ϧóþ, bấm huyệt, cũng đều là nghề chữa Ьệпh mà lúc nhỏ Nhân từng thích. Sau này khi Nhân ra trường, về quê làm cũng đủ sống. Bà Hạ chỉ ước mơ có thế.
Thế là cuối cùng mọi việc cũng được quyết định. Nhân đã có giấy gọi đi học Ngành Y học cổ truyền, cũng là một ngành mới mở hai năm lại đây của trường Cao đẳng Y tế Huế. Thật ra trước đây, Nhân cũng không mặn mà lắm với nghề này, bạn bè và Nhân đều nghĩ “bây giờ là thời đại nào rồi mà còn sử dụng những loại tђยốς cổ lổ sĩ thế không biết”. Nhưng những ngày ở trọ nhà cậu Tín đi thi đại học, tận mắt chứng kiến cậu khám Ьệпh và bào chế tђยốς, Nhân cảm nhận được giá trị cũng như sự thú vị của công việc này. Bà Hạ dùng số tiền nhận được khi về hưu, mua cho Nhân một chiếc xe Wave Alpha mới cứng để tiện đi lại.
Cũng chẳng khó khăn lắm, bà Hạ cũng xin cậu Tín cho Nhân đến ở trọ, ngoài những giờ đi học ở trường thì ở nhà vừa học nghề, vừa phụ với cậu. Trong ngày đầu khi Nhân đến, cậu Tín đã gọi vào phòng rồi nói một cách nghiêm túc:
-Nhân à, nghề thầy tђยốς này không phải nhàn hạ như cháu thấy đâu, mà là một nghề vất vả đòi hỏi phải hao tổn tâm lực.
-Dạ!
-Cháu phải quyết tâm mới thành công. Với lại, cậu cũng nói cho cháu biết để sau này khỏi ngỡ ngàng. Những lý thuyết mà cháu học được ở trường, chưa hẵn đã hoàn toàn giống với thực tế cậu đang làm. Do đó, cháu phải biết ʇ⚡︎ự chắt lọc những gì ϮιпҺ túy nhất làm kiến thức, đừng ô ô a a, cái này sai cái kia đúng, cậu không thích.
-Dạ!
-Cậu vẫn đang cần học trò để đỡ đần công việc, nhưng còn phải xem học trò là người thế nào. Cậu thấy cháu cũng là người hiếu học, lại quý mẹ cháu nên thu nhận cháu, chứ cháu còn phải học ở trường nữa, muốn theo học ở đây cũng vất vả lắm! Cháu liệu có theo được không?
-Dạ, được cậu ạ!!
-Mà cậu cũng nói luôn, dù cháu là cháu cậu, cậu cũng không ưu tiên hơn người khác đâu, có khi còn khắc khe hơn đấy.
-Dạ!
Sự thẳng thắn của cậu Tín làm Nhân càng thêm quyết tâm. Ngay hôm đầu, Nhân đã xin phép cất đồ dùng rồi học việc luôn. Cậu Tín hài lòng lắm, cậu cười khà khà rồi bảo:
-Siêng năng vậy là tốt lắm. Khi mới gặp cháu, cậu đã thấy cháu có duyên với nghề này.
-Cám ơn cậu
Cậu Tín gọi bốn cậu học trò ra giới thiệu với Nhân. Trừ một anh khoảng hai lăm, hai sáu tuổi, ba người còn lại có lẽ cũng sàn sàn tuổi với Nhân. Nhân mỉm cười chào mọi người:
-Em chào các anh em!
Cậu Tín đưa tay chỉ từng người:
-Đây là anh Tuấn, trưởng nhóm, sắp ra nghề được rồi. Đây là anh Hùng, còn kia là anh Nghĩa. Bên nay là Miên, cũng trạc tuổi cháu. Sau này, anh Tuấn sẽ là người trực tiếp hướng dẫn cho cháu trong việc bào chế tђยốς. Có gì thắc mắc, không hiểu, cháu cứ hỏi anh Tuấn nhé. Mọi người phải hỗ trợ nhau nhé!
-Dạ!
-Thôi, mọi người làm quen như thế đã. Bây giờ, Miên dẫn Nhân xuống phòng cất đồ, rồi xuống làm việc. Nhân chưa biết, cứ quan sát các anh em làm thế nào thì làm theo nhé!
-Dạ!
Nói xong, cậu Tín bước ra ngoài. Có mấy Ьệпh nhân đến đang chờ cậu khám.
Nhân đi theo Miên đến phòng gần cuối ở tầng trệt. Phòng rộng khoảng hơn mười mét vuông, bên trong có bốn cái giường tám tất, kê thành hai tầng. Miên mở cửa cái tủ âm tường, bảo Nhân bỏ túi ҳάch vào đấy. Rồi Miên bảo:
-Cậu xuống sau nhé! Cậu ra ngoài, có phòng vệ sinh đằng sau ấy, rửa mặt cho mát Tớ phải đi làm việc đây!
-Cám ơn cậu nhé!
-Không có gì!
Nhân rửa mặt xong cũng đi đến phía trước nhà.
Nhân đi theo hàng lang dọc sát tường ra phía trước. Qua cάпh cửa sổ mở rộng, Nhân thấy cậu Tín đang ngồi bắt mạch cho người Ьệпh đến khám sau một tấm rèm ngăn cách với phía trước. Trước mắt Nhân, giờ đây không phải là cậu Tín mà là một lương y đạo mạo trang nghiêm. Nhân ngắm nhìn cậu với vẻ ngưỡng mộ hiện rõ tгêภ nét mặt.
(Còn tiếp)
PX