Đứa con rơi 7

Tác giả: Phạm Thị Xuân

Mấy ngày sau đó, Nhân cứ thẫn thờ như người mất hồn. Trước đây, Nhân đã từng muốn biết sự thật nhưng bây giờ khi mọi việc đã được làm sáng tỏ, Nhân lại nghĩ giá nó đừng biết còn hơn. Nhân không muốn chấp nhận sự thật bà Hạ là mẹ nuôi của nó, dù trước đây nó từng nghi ngờ về thân thế mình như vậy. Điều Nhân cứ suy nghĩ mãi không giải đáp được là thật ra mẹ ruột nó là ai. Lúc đầu, Nhân rât hận mẹ ruột. Người ta, ai cũng bảo tình mẫu ʇ⚡︎ử là thiêng liêng nhất, sao mẹ Nhân lại nỡ bỏ con ruột mình tại một nơi ít người lui tới như cồn mồ? Không lẽ mẹ đã muốn Nhân bỏ ๓.ạ.ภ .ﻮ nơi đó sao? Có lẽ mẹ tưởng Nhân không còn sống tгêภ cõi đời này nên suốt mười bảy năm qua, chưa một lần có người đi tìm lại Nhân. Có lẽ ba Nhân cũng là người không ra gì, vì vậy mẹ ruột Nhân mới dứt tình mà bỏ con, chứ nếu Nhân có ba đàng hoàng, thì hẵn nó đã được sống với ba mẹ ruột rồi. Nhân nghĩ thế rồi lại ʇ⚡︎ự trách mình, và thấy thương mẹ Hạ hơn. Bao nhiêu năm nay, mẹ Hạ là người đã chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương Nhân như con ruột của mình. Tấm lòng ấy, sao Nhân không cảm nhận được chứ. Nhân cũng muốn làm ra vẻ bình thường cho mẹ Hạ yên tâm nhưng vẻ mặt nó cứ khó đăm đăm.

Bà Hạ vẫn để ý đến mọi nhất cử nhất động của con. Bà cũng muốn tâm sự, muốn an ủi Nhân lắm nhưng rồi bà sợ, không khéo bà lại khơi gợi nỗi đau trong lòng con. Hàng đêm, bà Hạ vẫn thắp hương trước bàn thờ, cầu xin ông bà tổ tiên và cả người chồng đã mất, phù hộ độ trì cho mẹ con bà, cho Nhân sớm tìm được bình an trong lòng. Dù vậy, mỗi khi thấy dáng vẻ buồn rầu của con, bà lại lo lắng không yên, lại sợ những người khuất mặt không nghe lời cầu khấn của bà.
Chiều nay, Nhân được nghỉ học. Nhân ngồi bó gối tгêภ giường, vẻ mặt vô hồn. Bà Hạ thấy xót xa trong lòng. Bà muốn làm gì cho con vui lên. Cuối cùng, bà bảo Nhân:
-Chiều nay mẹ phải lên phố mua ít đồ lặt vặt, con đi cùng mẹ nhé!
Nhân uể oải:
-Ở đây không có hay sao mà mẹ phải lên phố vậy?
Bà Hạ gật đại:
-Ừ, không có nên mẹ mới đi. Đi một mình mẹ sợ không mang hết đồ. Con đi với mẹ nhé?
Nhân đành gật đầu:
-Dạ, vậy khi nào thì đi hả mẹ?
-Bây giờ luôn. Con thay quần áo đi, mẹ đợi!

-Dạ!
Hai mẹ con đi bộ ra đường chính để đón xe. Chỉ mấy phút sau, một chiếc xe lam chạy ngang. Bà Hạ đưa tay vẫy, lập tức xe dừng lại đón hai mẹ con. Hành khách tгêภ xe thưa thớt, nên chỗ ngồi cũng thoải mái. Anh phụ xe thở dài:
-Sao chiều nay ít khách vậy không biết?
Hai mẹ con vừa lên, xe đã nổ máy chạy tiếp. Dọc đường, xe cũng dừng lại để đón khách, cuối cùng các hàng ghế cũng đã chật chỗ. Nét mặt chú phụ xe tươi hẵn lên.
Nhân lẳng lặng nhìn ra ngoài cửa xe. Bà Hạ định nói điều gì đó rồi lại thôi, bà dõi mắt nhìn theo hướng con nhìn. Sắp sang xuân rồi. Trời đã bớt lạnh và không còn mưa nữa. Hai bên đường, những cάпh đồng lúa đang thì con gáι cứ chạy lùi dần. Những ngôi nhà ngói ba gian trong những khu vườn rộng trồng cây ăn trái lùi dần để những ngôi nhà hai tầng, nhà hộp xuất hiện. Sắp đến thành phố rồi.
Quả nhiên, khoảng mười phút sau đã đến bến xe. Xe dừng lại. Bà Hạ đã trả tiền xe từ trước, bà ung dung cùng Nhân xuống xe. Chưa gì, bà Hạ đã cảm nhận được sự hối hả, bận rộn ở đây, hoàn toàn khác với sự yên bình, nhàn nhã ở quê nhà. Người và xe tấp nập tгêภ đường. Những tiếng động cơ xe, tiếng còi, tiếng rao hàng, có cả tiếng người gọi nhau í ới tạo thành một âm thanh hỗn tạp, nghe như một dàn nhạc khổng lồ hoạt động không cần nhạc trưởng.

Hai mẹ con đi bộ mặc dù có nhiều tiếng chào đón khách của các chú xe thồ honda. Chẳng có gì phải vội, bến xe gần sát chợ, các cửa hàng cũng sát dọc hai bên đường, hai mẹ con Nhân thong thả vừa đi vừa nói chuyện. Đến cổng chợ Đông Ba, bà Hạ định vào nhưng nghĩ sao bà lại thôi. bà dẫn Nhân đi dọc các cửa hàng nhưng không mua gì. Nhân hỏi:
-Sao mẹ nói mua đồ mà mãi không mua gì?
Bà Hạ mỉm cười:
-Mẹ sẽ mua mà, cứ đi thêm một đoạn nữa.
Đến cửa hàng bán áo khoác nam, mắt Nhân chợt sáng lên, rồi nó lại cúi đầu xuống ngay. Bà Hạ nhận ra ngay điều đó. Bà bảo:
-Vào đây con!
Nhân hơi ngơ ngác rồi bước vào bên trong. Cửa tiệm treo rất nhiều áo khoác, đủ kiểu dáng, màu sắc. Nhân thích thú ngắm cái áo này, nhìn cái áo kia. Bà Hạ bảo con:

-Con chọn lấy một cái, hôm nay mẹ định đi mua cho con đấy, áo con cũng đã ngắn cả rồi.
Nhân ngước lên nhìn mẹ:
-Mua áo cho con hả mẹ?
-Ừ, con chọn đi!
Nhân mỉm cười:
-Hay là mẹ chọn giúp con đi, cái nào con thấy cũng đẹp!
Bà Hạ cũng cười, lâu nay áo quần của Nhân, bà đều chọn mua mà chưa hề hỏi qua ý kiến của con. Bà lướt một ʋòпg qua các chiếc áo, chọn một chiếc màu xanh dương có đường viền màu đen, ướm thử vào người Nhân. Bà Hạ hỏi:
-Con có thích cái áo này không?
Nhân gật đầu:

-Dạ, cũng hợp với con lắm, con thích mẹ à?
Bà Hạ đưa chiếc áo đến quầy trả tiền sau khi đã mặc cả giá. Bà bảo Nhân khoác vào cho ấm nhưng Nhân cứ ôm khư khư không chịu, cứ như nó sợ mặc vào làm bẩn áo.
Hai mẹ con tiếp tục đi đến cửa hàng giày dép. Bà Hạ lựa mua cho Nhân một đôi giày sandal sau khi để Nhân mang thử. Nhân thắc mắc:
-Sao mẹ toàn mua đồ cho con thế? Mẹ không mua gì cho mẹ à?
Bà Hạ cười:
-Mẹ nhiều đồ rồi, mua thêm làm gì. Con thì khác, ngày một lớn, phải mua đồ mới, mặc vừa, đi vừa mới thoải mái chứ.
-Nhưng con thấy áo len của mẹ cũng đã cũ rồi.
-Mẹ còn cái mới cất trong tủ chưa mặc đấy!

Nhân có chút nghi ngờ:
-Sao con không thấy bao giờ? Vậy hôm nay về, mẹ lấy ra mặc nhé! Mẹ cất làm gì?
Bà Hạ gật đầu:
-Ừ, mẹ sẽ lấy ra mặc.
Hai mẹ con Nhân rẽ vào một quán giải khát bên đường. Quán hơi vắng khách. Cô chủ quán đang ngồi dũa móng tay sau quầy. Thấy có khách mới đến, cô đứng dậy đon đả mời vào. Bà Hạ gọi hai ly chè đậu ván đặc, trời lạnh nên không ăn chè nước. Cô bé phụ bán nhanh chóng bưng ra hai ly chè đặt trước mặt hai người. Hai mẹ con vừa ăn, vừa trò chuyện. Nhân khen:
-Chè ở đây ngon, mẹ nhỉ?
Bà Hạ gật đầu:
-Ừ. Bây giờ nhiều quán nên hơi vắng khách chứ lúc trước đông lắm đấy. Con ăn hết rồi, ăn thêm ly nữa nhé!

Nhân chưa kịp trả lời mẹ thì chợt thấy một thằng bé đang thập thò ngoài cửa nhìn vào. Thằng bé trạc sáu, bảy tuổi gì đó, mặt mày nhem nhuốc, trông thật Ϯộι nghiệp. Nhân thấy thương thằng bé. Nhân định gọi nó vào nhưng cô chủ quán đã thấy nó. Cô cau mày mắng nó:
-Nhóc con, sao mày ăn mặc kỳ cục vậy? Cái áo len hôm nọ đâu rồi, sao mày không mặc vào? Mà sao mày cứ lởn vởn ở đây thế? Hôm nay quán tao ế rồi, không cho mày gì đâu.
Thằng bé không trả lời. Nó cúi mặt đứng chôn chân tại chỗ. Cô chủ quán toan nói thêm điều gì đó nhưng bà Hạ đã hỏi:
-Thằng nhỏ con ai vậy cô?
Cô chủ quán thở dài:
-Em cũng không biết lai lịch nó thế nào. Nó đến đây cũng hơn nửa năm rồi. Thấy nó Ϯộι nghiệp, em và các bà quanh đây cũng cho nó ăn uống, cho nó áo ấm nữa. Giờ, đói là nó cứ đến. Nhưng chị nghĩ xem, buôn bán dạo này ế ẩm thế này, chúng em sao nuôi nó được. Chỗ em là chỗ làm ăn, đâu phải là trại tế bần!

Nhân nhìn người đàn bà đang nói một thôi một hồi đó. Tự dưng Nhân thấy oán ghét cô ta. Không hỏi ý kiến mẹ, Nhân ra cửa dắt tay thằng bé vào. Nó lấm lét nhìn về phía cô chủ quán với vẻ sợ sệt nhưng Nhân đã trấn an:
-Không sao đâu, em vào đây với anh!
Cô chủ quán có vẻ ngạc nhiên nhưng không nói gì. Nhân kéo một cái ghế ra cho thằng bé ngồi rồi gọi hỏi nó:
-Em thích ăn chè gì?
Thằng bé lí nhí:
-Dạ, gì cũng được ạ!
-Thế em ăn chè đậu ván nhé?
-Dạ!

Nhân lấy khăn giấy tгêภ bàn lau mặt cho thằng bé. Thằng bé để yên cho Nhân làm. Nhân nhìn kỹ thằng bé. Nó có khuôn mặt khá dễ thương, đôi mắt đen mở to đượm vẻ buồn không phù hợp với lứa tuổi của nó. Nó mặc một chiếc quần đùi màu xanh bạc phếch để lộ cặp đùi gầy nhom. Chiếc áo màu nâu rộng thùng thình có lẽ vừa được ai cho. Toàn thân nó run lên vì lạnh. Nhân cởi chiếc áo len đang mặc, mặc vào cho nó. Chiếc áo vừa rộng, lại dài gần đến chân thằng bé nhưng nó vẫn để yên. Trông nó vừa ngồ ngộ, vừa Ϯộι Ϯộι thế nào ấy. Thằng bé nhìn Nhân đầy vẻ biết ơn. Nhân nghe lòng mình nhói đau.
Nhân lại hỏi thằng bé:
-Em tên gì?
Thằng bé liếc Nhân một cái:
-Dạ, em tên Tuấn ạ!
-Thế ba mẹ em đâu?
Thằng bé cúi đầu buồn bã:
-Ba mẹ em mất từ lâu rồi.
Nhân thở dài:
-Thế em sống với anh em à?
Cô chủ quán mang chè ra. bà Hạ đón lấy rồi đưa cho Tuấn. Bà bảo nó:
-Cháu ăn xong rồi hẵn trả lời!
Tuấn nhìn ly chè. Nó nuốt nước bọt ᵭάпҺ ực một tiếng nhưng chưa vội ăn ngay. Nó nhìn Nhân:

-Em với anh em ở với bà ngoại. Mấy bữa trước, bà ngoại mất, cậu em không muốn nuôi hai đứa em. Anh em dẫn em đến đây rồi đi đâu mất tiêu.
Nhân ôm lấy thằng bé:
-Thế em không có dì, có chú à?
Tuấn lắc đầu:
-Em không biết anh à!
Bà Hạ thở dài, vỗ vỗ vào vai Nhân:
-Con buông ra cho em nó ăn đã.
Rồi quay sang Tuấn, bà nhỏ nhẹ:
-Cháu ăn đi!
Thằng Tuấn lễ phép:

-Dạ, cháu cám ơn.
Bà Hạ như chợt nhớ ra, bà lấy chiếc áo khoác rồi bảo Nhân:
-Con mặc áo vào kẻo lạnh.
Nhân cảm động nhìn mẹ, khoác áo vào.
Nhìn thằng bé ăn ngon lành, Nhân thấy chạnh lòng. Nếu không có mẹ, có lẽ số phận Nhân cũng không khác gì thằng Tuấn. Cũng có thể là Nhân đã ૮.ɦ.ế.ƭ ở cồn mồ ngay trong ngày hôm ấy…
Thằng bé đã ăn xong. Nó lấy tay áo quệt ngang miệng. Bà Hạ dịu dàng hỏi:
-Cháu bao nhiêu tuổi rồi?
Tuấn ngồi ngay ngắn lại:
-Dạ, cháu tám tuổi rồi ạ. Cháu nói thế, bác có tin không?
Bà Hạ mỉm cười:
-Bác tin chứ! Mà sao cháu lại hỏi thế?
Thằng bé thở dài:
-Ở đây, cháu nói thế, ai cũng bảo cháu bịa.
Nhân nhìn thằng bé:

-Trước đây, em ở với ai? Sao lại lang thang ở đây thế?
Nét mặt Tuấn chợt buồn. Giọng nó nhỏ lại:
-Em ở quê với bà ngoại. Năm trước, bà em mất. Cậu em nuôi được mấy tháng, nhưng mợ em cứ ᵭάпҺ ᵭ.ậ..℘ em, không cho em đi học. Em phải trốn lên đây kiếm việc. Nhưng ai cũng chê em còn quá nhỏ, không nhận em vào làm việc.
Nhân chép miệng:
-Phải rồi, họ sợ nhận em làm việc là bị phạt đấy. Thế sau đó thì em làm sao mà sống?
Thằng bé cúi đầu thấp xuống:
-Em phải đi … ăn xin đấy anh ạ!
-Thế em cứ ở lại đây à?
Thằng bé thở dài:
-Lúc trước, em phải đi lang thang, nhưng mấy tuần nay em hay đến đây. Em thấy cô chủ quán cũng tốt bụng.
Nhân suýt cười khi nghe nhận xét của thằng Tuấn. Tuấn như nhận được sự nghi ngờ của Nhân, nó nói tiếp:
-Cô Thơm tốt thật đấy. Mấy bữa nay, em toàn ăn cơm ở chỗ cô với bạn hàng của cô thôi. Cô cũng cho em cái áo ấm, vì lúc trưa em bị ngã nên em đang phơi ở đằng kia… Cô không như những người khác, em tới là đuổi liền.
Nhân bảo:

-Thế lúc nãy chẳng phải cô ấy cũng đuổi em đấy sao?
Tuấn cười, giơ ra mấy chiếc răng sún:
-Cô ấy chỉ hay làm bộ thế thôi, chắc bán ế nên cô ấy có to tiếng một chút, chứ thật ra cô rất tốt.
Nhân nhìn cô chủ quán với cái nhìn thiện cảm hơn. Rõ ràng không thể nhìn mặt mà bắt hình dong. Thằng Tuấn bé thế mà cũng đã dạy cho Nhân một bài học.
Có thêm nhiều khách nên cô chủ quán và cô bé kia có vẻ bận rộn hơn. Tuy nhiên, hình như cô chủ quán cũng nghe thằng bé đang nói về cô. Cô đưa mặt lườm nó một cái. Tuấn vẫn giữ nụ cười tгêภ môi.
Cô bé phụ việc đi lại thoăn thoắt giữa các bàn ăn. Tuấn nhìn theo ánh mắt của Nhân, nó nhỏ giọng:
-Chị ấy là cháu cô Thơm đấy anh ạ! Chị ấy cũng tốt lắm.
Nhân hỏi:

-Cô Thơm nào?
Tuấn cười:
-Là cô chủ quán đấy anh!
Nhân cũng cười:
-Em cũng thạo quá nhỉ?
Tuấn vênh vênh cái mặt lên:
-Em đã ở đây lâu rồi mà!
Bà Hạ nhìn đồng hồ. Đã gần năm giờ rồi. Bà nhìn Nhân:
-Có lẽ mẹ con mình về thôi Nhân à!
Nhân kêu lên:
-Muộn thế hả mẹ? Tối nay, bạn con rủ đi học nhóm.
-Thế à?
Bà Hạ gọi trả tiền. Cô Thơm chỉ tính hai ly chè nhưng bà Hạ nhất định không chịu, cuối cùng cô Thơm phải nhận. Cô Thơm niềm nở:
-Lần sau bà lại đến nhé!

Bà Hạ mỉm cười gật đầu:
-Có dịp tôi sẽ đến. Chè cô nấu ngon lắm!
Ngập ngừng một chút, bà Hạ nói thêm:
-Thấy thằng bé thật đáng thương!
Cô Thơm gật đầu. Bà Hạ lại nói:
-Giá có ai nhận nuôi nó hay tạm thời cho nó làm việc, cô nhỉ?
Cô Thơm hiểu ý người khách. Cô thở dài:
-Ở đây còn có những mảnh đời đáng thương hơn nữa chị ạ. Em cũng phải mang con bé cháu ở quê lên nuôi giúp ông anh đấy.
Bà Hạ không nói gì thêm. Bà cũng không thể giúp được gì cho đứa bé Ϯộι nghiệp. Cô Thơm cũng trở nên ưu tư, rồi như chợt nhớ ra, cô bảo:
-Chỗ em có một anh làm công tác xã hội hay đến ăn chè. Để hôm nào anh ấy đến, em sẽ nói chuyện thằng bé. Thằng bé nhỏ quá, muốn cho nó làm việc cũng sợ người ta bảo mình bóc lột sức lao động trẻ em.
Có thêm hai người khách khác bước vào. Mẹ con Nhân chào bà chủ quán tốt bụng rồi đứng lên. Trước khi đi, bà Hạ dúi vào tay Tuấn hai tờ năm chục ngàn. Bà bảo nó:

-Cháu giữ mà ăn tạm mấy ngày. Cô Thơm đã hứa rồi, cô ấy sẽ nhờ người giúp cháu.
Thằng bé nhìn theo mẹ con Nhân bằng cái nhìn quyến luyến. Hai người đã đi một đoạn, thằng bé chợt chạy theo, nó kêu lên:
-Anh ơi, cái áo anh nè!
Nhân quay lại, vẫy tay với nó:
-Em giữ mà dùng.
Thằng bé lắc đầu:
-Không, nó rộng lắm, em mặc không vừa. Em đã có áo khác rồi.
Nhân đành phải nhận lại cái áo. Nhân nhìn theo Tuấn cho đến khi cái dáng co ro của nó khuất sau một ngã rẽ, thở dài.

(Còn tiếp)
PTX

Bài viết khác

Chân thành, xúc ᵭộng một câu chuyện hαy ý nghĩα ᵭầy tính nhân văn cαo cả

Tại một tɾường học ở Mátxcơvα, một cậu Ьé ᵭã nghỉ học. Bạn ấy không ᵭi một tuần, hαi tuần … Nhà Ьạn không có ᵭiện thoại, và các Ьạn cùng lớρ, theo lời khuyên củα giáo viên, quyết ᵭịnh ᵭến thăm Ьạn. Mẹ củα Lev ɾα mở cửα. Mặt Ьà ɾất Ьuồn. Các Ьạn […]

Tâm vé vào đời – Câu chuyện nhân văn sâu sắc về cái tâm củα một con người

Những câu chuyện về lòng tốt bây giờ thường bị xem như là cổ tích. Nhưng, đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật. Buổi tɾưα, tại sân gα củα một thành ρhố lớn, một người ρhụ nữ ngoài 30 tuổi đαng mướt mồ hôi để vác túi hành lý lỉnh kỉnh củα mình. […]

Ân nghĩα vợ chồng – Tiền quαn trọng trong cuộc sống nhưng đồng tiền liệu có muα được hạnh ρhúc.

Anh tα từ một kỹ sư xây dựng mới chân ướt chân ráo bước rα khỏi cάпh cổng trường đại học và sαu đó xây dựng đội ngũ kỹ thuật củα riêng mình. Bây giờ, αnh đã trở thành ông chủ một công ty xây dựng có tiếng tăm trong thành ρhố. Bên cạnh αnh […]