Đứa con rơi 6

Tác giả: Phạm Xuân

Trước khi tiếp tục câu chuyện, bà Hạ uống một ngụm trà. Bà nhìn Nhân rồi thở dài:
-Câu chuyện tiếp theo, mẹ sẽ kể cho con nghe, có liên quan đến thân thế của con. Con hãy hứa với mẹ là con sẽ bình tĩnh để đón nhận sự thật!
Nhân gật đầu:
-Dạ, con hứa! Mẹ kể đi mẹ!

Giọng nói đều đều, đượm chút buồn của bà Hạ đưa Nhân trở lại một buổi chiều tháng mười cách đây mười bảy năm. Trời mưa lạnh nên Ьệпh nhân nằm viện ít hơn mọi ngày. Bà Hạ đang ngồi tán gẫu cùng mấy cô hộ sinh trong khoa Sản thì một người đàn ông hớt hải chạy vào. Giọng ông ta nghe không rõ, trời lạnh mà mồ hôi ông ta vã ra như tắm. Bà Hạ nhìn người đàn ông, đoán anh ta chừng tгêภ dưới bốn mươi tuổi, nét mặt chất phát, thật thà. Cứ nhìn hai bàn chân đất với chiếc cuốc tгêภ tay cũng đủ biết anh là một nông dân chính hiệu. Bà Hạ rót cho người đàn ông một tách trà nóng. Sau khi uống tách trà, anh ta đã bình tĩnh hơn. Anh ta kể với mọi người là anh ta vừa bắt gặp một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngoài cồn mồ khi anh ta đi làm ngang qua. Anh cũng muốn đưa đứa bé về nuôi làm phúc lắm nhưng nhà anh đông con, lo cho lũ con đã chật vật lắm rồi, làm sao mà cưu mang thêm một đứa trẻ nữa. Với lại, anh ta không biết đứa trẻ có còn sống không mà đôi mắt nhắm nghiền, da mặt tím tái, toàn thân ướt át. Người đàn ông cởi chiếc áo len đang mặc, quấn quanh người đứa bé rồi đặt vào trong một ngôi lăng mộ có mái che, rồi thì thầm khấn vái những người khuất mặt khuất mày phù hộ độ trì cho đứa bé…
Nghe đến đó, bà Hạ không chịu được nữa. Bà nghĩ đến đứa con chưa đủ hình hài của mình. Bà Hạ mắng người đàn ông như chính anh ta là người bỏ rơi đứa bé:
-Sao anh không bế nó vào đây mà để nó một mình ngoài đó? Anh thật là…
Rồi bà vớ lấy cái nón, giục:
-Thôi, anh dẫn tôi ra đó đi, may ra còn kịp.
Hai trong số ba cô hộ sinh đang có mặt ở đó cũng tò mò đi theo bà Hạ và người đàn ông.

Cồn mồ nằm sát sau lưng Ьệпh viện. Chưa đầy năm phút sau, bốn người đã đến nơi. Mọi người tiến đến ngôi lăng mộ theo hướng tay người đàn ông chỉ nhưng khi bước vào bên trong, bà Hạ chỉ còn thấy một chiếc áo len cũ còn sót lại. Bà Hạ sững sờ ૮.ɦ.ế.ƭ điếng cả người. Đứa bé đâu rồi. Bà Hạ thất vọng nhìn quanh. Bỗng bà thấy bên một góc ngôi lăng, một con chó hoang đang cắn một vật gì đó. Nhìn thấy có người, con chó gầm gừ nhe răng nhưng vẫn đứng yên chứ không chồm tới. Như có linh tính chẳng lành, bà Hạ giựt chiếc cuốc người đàn ông đang cầm, đi về phía con chó và ᵭάпҺ đuổi nó. Con chó lấm lét bỏ chạy, thỉnh thoảng ngoái nhìn lại với vẻ tiếc rẻ. Bà Hạ tiến đến gần cái vật con chó để lại và hσảпg hốϮ nhận ra một đứa trẻ được quấn sơ sài trong một chiếc khăn ướt sũng, hai cái chân nhỏ xíu của nó thò ra ngoài tím ngắt. Bà Hạ cúi xuống, bế đứa bé, ôm vào lòng. Bà tháo chiếc khăn ướt, bỏ sang một bên rồi áp cái thân trần của nó vào ռ.ɠ-ự.ɕ mình. Một lát sau khi được ủ ấm, đứa bé cất tiếng khóc oe oe Ϯộι nghiệp và mở mắt nhìn bà Hạ. Bà Hạ cởi chiếc khăn trùm đầu ra choàng quanh thân hình bé nhỏ. Bây giờ, bà mới phát hiện ra tгêภ dây rốn được cột sơ sài của đứa bé ri rỉ một dòng ɱ.á.-ύ đỏ. Sợi dây rốn dài ngoằn ngoèo đã bị nham nhở bởi những vết cắn, chắc chắn là của con chó lúc nãy. Bà Hạ lại ôm chặt đứa bé vào lòng. Từ giây phút đó, trong lòng bà Hạ đã phát sinh một tình cảm lạ mà từ trước đến nay, bà chưa hề có. Đó là tình mẫu ʇ⚡︎ử thiêng liêng. Tự dưng bà Hạ bật khóc. Những giọt nước mắt nửa mừng vui nửa tủi hờn. Những người có mặt cũng rươm rướm nước mắt, cảm ơn trời phật không tuyệt đường sống của đứa trẻ. Nếu như mọi người chỉ cần đến muộn vài phút thôi thì không biết sự thể sẽ ra sao. Kể như đứa trẻ có duyên với bà Hạ, có lẽ ông trời thương bà cô đơn nên ban nó cho bà.
Bà Hạ bế đứa trẻ về khoa Sản Ьệпh viện, nhờ các cô hộ sinh chăm sóc vết thương ở rốn trước khi đưa nó về nhà. Ai cũng bảo thằng bé ๓.ạ.ภ .ﻮ lớn, tất nhiên nó sẽ vượt qua được hiểm nguy. Nhưng qua hôm sau, thằng bé khó ở, sốt, bú kém, khóc yếu dần, cuống rốn sưng đỏ, có mủ. Bà Hạ lại đưa nó ra Ьệпh viện, nhờ bác sỹ khám hộ. Thằng bé không có giấy chứng sinh. Lúc đó, người ta mới phải vội vàng đi báo trường hợp đứa bé bị bỏ rơi cho ủy ban nhân dân xã biết để nhờ giúp đỡ. Đứa bé được nhập viện điều trị nội trú tại khoa Nhi. Trong Ьệпh án ghi tên đứa bé là con trai bà Trần Thị Hạ vì nó chưa có tên. Suốt thời gian đứa bé nằm viện, bà Hạ xin nghỉ phép để chăm sóc nó. Bà ngồi bên cạnh nó, ngày cũng như đêm, theo dõi từng tiếng thở, tiếng nấc, bà thay tả khi đứa bé đi tiêu, đi tiểu, làm mọi việc chẳng khác một người mẹ chăm sóc con. Có nhiều người bàn ra, khuyên bà Hạ đem nó vào các trại cô nhi khi nó lành Ьệпh, chứ khi không bà lại rước của nợ gì cho cực thân. Có muốn nuôi con thì chọn một đứa cháu mà nuôi, dù sao cũng là ɱ.á.-ύ mủ ruột rà. Còn đứa bé này, lai lịch không rõ, nuôi làm gì. Nhưng bà Hạ bỏ tất cả những lời ấy ngoài tai. Bà đã xem đứa bé là ruột ϮhịϮ ngay từ lần gặp đầu tiên.

Được sự điều trị tích cực của các bác sỹ, γ tά khoa Nhi và sự chăm sóc tận tình của bà Hạ, tình trạng của đứa bé được cải thiện hẵn. Da bé hồng, hết sốt, tiếng khóc rõ và đặc biệt là rốn khô, cuống rốn rụng. Mười ngày sau, đứa bé được cho xuất viện. Bà Hạ không tiếc tiền, tìm mua loại sữa tốt nhất để bồi dưỡng cho đứa bé. Khi biết việc làm của bà, mẹ bà chỉ thở dài rồi cũng đồng tình với bà. Nhưng mẹ chồng bà thì lại nghi ngờ, cho rằng đứa bé là con ruột của bà với một người đàn ông nào đó, từ đó quαп Һệ của bà với bên chồng ngày càng xa cách.
Thấy bà Hạ đã quyết tâm nuôi đứa trẻ, Chủ tịch công đoàn bày cho bà cách tiến hành thủ tục nhận con nuôi và làm khai sinh cho đứa trẻ. Bà đặt tên nó là Võ Nghĩa Nhân, lấy theo họ của chồng bà. Trong phần khai cha mẹ Nhân, bà Hạ ghi tên chồng bà và bà để Nhân có đủ cha mẹ như mọi đứa trẻ khác dù chồng bà đã mất hơn mười năm trước. Vì điều đó mà bà Hạ gặp không ít rắc rối khi làm thủ tục nhưng rồi người ta cũng thông cảm cho hoàn cảnh của bà, cuối cùng mọi việc cũng được giải quyết tốt đẹp.
Thằng bé lớn nhanh như thổi mặc dù nó không được có giọt sữa mẹ nào từ ngày mới sinh. Càng lớn trông nó càng kháu khỉnh. Khuôn mặt chữ điền, vầng trán cao, đôi mắt sáng, bà Hạ ngắm con không biết chán. Lúc đó, bà Hạ còn nghèo lắm. Lương hộ lý ba cọc ba đồng, nhưng bà không để con phải thiếu thốn. Bà có thể nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn cả những nhu cầu thiết yếu nhất để lo cho con. Bà nghĩ Nhân đã thiếu tình thương của mẹ ruột rồi nên bà muốn bù đắp cho con những gì bà có thể làm được. Tình thương của bà với con làm những người đồng nghiệp biết chuyện cảm động. Họ sẵn sàng giúp đỡ bà những gì có thể làm được, nhất là những lúc bà gặp khó khăn. Nhờ thế, bà Hạ càng tin tưởng thêm việc làm của mình.

Thời gian cứ thế trôi đi. Nhân cứ thế lớn lên trong ʋòпg tay yêu thương của bà Hạ và lòng nhân ái của những người chung quanh. Việc Nhân là con nuôi của bà Hạ chỉ có những người cùng cơ quan biết. Bà Hạ cũng đã đề nghị mọi người đừng nhắc lai lịch của đứa trẻ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, trừ trường hợp mẹ đứa trẻ đi tìm. Nơi bà làm, cách quê bà hơn chục cây số, mẹ bà đã theo anh bà lên tỉnh nên bà cũng ít khi về quê. Lần đầu tiên, khi bà Hạ đưa Nhân về quê giỗ cha, ai cũng ngỡ Nhân là con ruột của bà. Bà Hạ chỉ mỉm cười, bà để cho người ta tin như thế. Bà không thanh minh khi người ta đồn thổi tiếng xấu về bà, cho rằng bà muốn giựt chồng người khác, sự việc không thành, bà phải nuôi con một mình.
Năm Nhân được sáu tuổi, có một sự kiện khiến bà Hạ phải suy nghĩ. Hôm đó, Nhân đi học như mọi ngày. Buổi chiều, khi đến đón con, bà Hạ thấy mặt con trai có vài vết cào xước. Cô giáo cho biết là Nhân ᵭάпҺ nhau với hai bạn cùng lớp, nguyên nhân là do hai đứa kia trêu Nhân là đứa con hoang. Cô giáo phải vào can ngăn, cả ba đứa trẻ mới buông nhau ra. Tгêภ đường dẫn con về nhà, bà Hạ cứ nhìn con rồi thở dài. Nhân tưởng mẹ giận, nó vừa khóc vừa rối rít xin lỗi. Tối đó, bà Hạ thao thức không ngủ được, suy nghĩ mãi rồi cuối cùng bà quyết định xin chuyển nơi công tác. Dù rằng chuyển công tác không phải là việc dễ dàng, đến nơi khác cũng phải có thời gian để thích ứng nhưng bà Hạ sợ rằng nếu ở lại đây, không sớm thì muộn, Nhân cũng sẽ biết sự thật. Chắc chắn Nhân sẽ rất đau lòng. Với lại, trong tận cùng tâm tư của bà Hạ, hàng ngày bà vẫn thấp thỏm lo sợ có người đến dành lại thằng Nhân của bà. Sáu năm nay, hai mẹ con đã quen hơi bén tiếng, bà không thể mất con được. Bà buộc phải rời khỏi nơi này thôi. Ở nơi mới, sẽ không có ai nghi ngờ về thân phận thật của Nhân.

Nghĩ là làm. Sáng hôm sau, bà Hạ đã nhờ bà Hảo, tổ trưởng hộ lý viết đơn xin thuyên chuyển công tác. Bà Hảo ngạc nhiên lắm nhưng cũng viết theo đề nghị của bà Hạ. Đầu giờ chiều, bà Hạ đã nộp đơn lên Phòng Tổ chức. Ông Tâm, trưởng phòng tổ chức cứ hỏi mãi lý do vì sao bà Hạ xin chuyển nơi công tác. Bà Hạ chỉ trả lời một cách đơn giản là bà muốn về sống quê sau nhiều năm đi xa. Ông Tâm mỉm cười:
-Quê chị cũng ở gần đây mà!
Bà Hạ nài nỉ:
-Nhưng tôi muốn về đó. Anh làm ơn giúp tôi với!

Ông Tâm nghiêm nghị:
-Ở đây chị có gì không hài lòng à?
Bà Hạ lắc đầu:
-Không phải đâu anh! Ở đây mọi người đều rất tốt với tôi. Nói thật, tôi có lý do riêng. Anh chuyển tôi đi khỏi đây, đâu cũng được, xa càng tốt.
Ông Tâm nhìn bà Hạ với vẻ cảm thông:
-Chị đã nói thế thì tôi cũng không làm khó chị nữa. Để tôi xem có thể giúp bà không. Tôi cũng phải trình với Ban Giám đốc đã.

-Vâng, trăm sự nhờ anh. Ơn anh tôi không quên đâu.
-Chị không cần khách sáo thế. Giúp gì được cho chị, tôi sẽ giúp.
-Cám ơn anh!
-Chị đừng vội cám ơn. Tôi sẽ cố thử xem nơi nào đang cần thêm biên chế hoặc có sự thay đổi nào đó.
Trong khi chờ đợi chuyển chỗ làm, bà Hạ đưa con trai về quê sinh sống. Mãi ba tháng sau, bà đã có quyết định chuyển công tác. Ở Ьệпh viện huyện kế bên, có một bà hộ lý đến tuổi nghỉ hưu, đang cần tuyển thêm người. Nhờ ông Tâm ra mặt, đề nghị với phòng Tổ chức tгêภ Sở, mọi việc được giải quyết một cách chóng vánh. Bà Hạ cũng chỉ chuẩn bị ít quà theo gợi ý của ông Tâm.
Hơn mười năm nay, mẹ con bà Hạ đã về đây sinh sống. Mấy năm đầu, bà sống ở nhà mẹ bà. Ngoài việc làm hộ lý, bà còn nhận đan rổ, rá cho hợp tác xã mây tre vào ban đêm. Hai năm sau, nhân viên ngành y tế được cho truy lĩnh tiền trực từ mấy năm trước đó, do đó, bà Hạ nhận được một khoản kha khá. Nhờ vậy, bà Hạ đã tích cóp được một số tiền, bà mang gửi ngân hàng. Sau đó, theo lời khuyên của ông đội trưởng, bà viết đơn xin cấp đất và quả nhiên, tám tháng sau, bà được xã cấp cho một mảnh đất đầu làng đến hai trăm mét vuông. Sáu tháng sau nữa, ngôi nhà của mẹ con bà Hạ đã hoàn thành. Đó là một ngôi nhà ba gian bằng gạch, mái lợp tôn. Năm ấy, Nhân vừa vào học lớp bảy trường làng. Bà Hạ cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện vô cùng.

Nhà bà Hạ chỉ cách Ьệпh viện mới chừng ba cây số nên cũng thuận tiện. Hàng ngày bà đi làm, Nhân cũng đã ʇ⚡︎ự đi học ở trường gần nhà. Hai mẹ con đã nương ʇ⚡︎ựa vào nhau mà sống. Bà Hạ dần quên đi chuyện Nhân không phải là con ruột của mình. Bà mặc nhiên xem Nhân là ɱ.á.-ύ ϮhịϮ do bà sinh ra. Niềm vui của bà Hạ là được nhìn con khôn lớn nên người.
Thế mà giờ đây, sự thật mà bà Hạ tưởng đã chôn chặt trong lòng lại bị phơi bày ra. Bà không biết Nhân sẽ nghĩ gì khi nghe toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của bà và cuộc đời của nó. Nhưng khi đã nói ra được rồi, bà Hạ lại thấy lòng nhẹ nhõm hơn. Nhân có quyền được biết những gì về nó. Nhân cần phải đối mặt với sự thật dù không phải là dễ dàng gì.
Bà Hạ nhìn sang Nhân. Nhân đang nhìn bà bằng ánh mắt vô hồn. Nhân nhìn bà mà như không thấy bà, đang nghe bà nói mà tưởng chừng như âm thanh ấy vang vọng về từ một cõi xa xăm nào đó. Nhân ngồi im thẫn thờ, nó không còn khả năng suy nghĩ nữa. Vẻ mặt phờ phạc, toàn thân như bị đóng băng trong nỗi đau thương cùng cực, trông Nhân đáng thương hơn bao giờ hết. Lòng bà Hạ đau như dao cắt. Bà ân hận là đã kể mọi chuyện cho Nhân nghe. Tại sao mười bảy năm nay bà đã im lặng mà bây giờ, trong một lúc, bà đã nói ra tất cả?

Nhân vẫn ngồi im, không nói gì. Nhưng trong đầu nó đã bắt đầu xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực. Mẹ đang nói về ai thế, không phải đang nói về nó đâu. Không thể diễn tả được những cảm xúc dâng lên trong lòng Nhân lúc này. Vậy là tất cả những gì cô Yến và bọn học sinh 12B nói đều là sự thật. Sự thật còn tàn nhẫn hơn những điều mà Nhân đã tưởng tượng ra. Nhân là một đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới lọt lòng trong một cồn mồ hoang vắng trong một ngày đông giá lạnh, suýt đã làm mồi cho một con chó hoang. Ba mẹ nó thật ra là ai, sao lại đối xử tàn nhẫn với nó như thế? Nhân thấy hận những người đã đưa nó đến với cuộc đời này…
Bà Hạ không biết nên nói thêm gì để an ủi con. Bà biết bây giờ nói gì cũng vô ích. Bà im lặng xích lại ngồi bên cạnh Nhân, cầm bàn tay con trong hai tay mình. Bà giật bắn người khi thấy hai bàn tay Nhân lạnh ngắt. Bà than thầm “Nhân ơi, mẹ đã hại con rồi!”.

Nhưng vẫn còn một sự thật mà bà Hạ không thể nói ra. Đó là mấy tháng sau khi mang Nhân về nuôi, ở xóm tгêภ người ta đồn có một phụ nữ bị Ьệпh tâm thần không biết bị gã đàn ông nào đó hϊếp da^ʍ. Cô gáι ấy mồ côi cha mẹ, ở với vợ chồng anh trai. Sau đó, người anh phát hiện cô ấy mang bầu. Đến lúc cô gáι chuyển dạ, vợ chồng người anh trai vì không muốn cho người ngoài biết, đã nhờ một cô mụ đến đỡ đẻ. Kết quả là cô gáι tâm thần ấy sinh được một bé trai nhưng lại ૮.ɦ.ế.ƭ vì băng huyết. Anh cô gáι giận dữ, mang đứa trẻ vừa sinh định tuẫn táng cùng mẹ nó. Nhưng cuối cùng, vợ anh ta van nài quá, anh ta không nỡ ra tay nên để đứa bé lại ở cồn mồ để nó ʇ⚡︎ự sinh ʇ⚡︎ự diệt. Chưa đầy tháng sau, vợ chồng người anh cũng đã bán nhà đi vào nam sinh sống. Chuyện đó là do bà mụ đỡ đẻ đứa bé đã kể lại sau đó. Bà Hạ đã cố tìm người cậu của Nhân nhưng không sao biết được chỗ ở hiện tại của ông ta. Bà Hạ nghĩ, nếu sau này, ông ấy còn trở về quê hương thì bà mới nói sự thật này cho Nhân biết. Còn bây giờ, bà Hạ chôn dấu điều này trong lòng, vì không muốn Nhân phải đau lòng thêm một lần nữa. Thân thế của Nhân thế là vẫn còn trong bí mật. Mẹ Nhân có lẽ là người phụ nữ đáng thương đó nhưng ba Nhân thì không biết là ai, hoặc có thế ngay bản thân ông ta có thể cũng không biết sự tồn tại của Nhân tгêภ đời này sau tình một đêm với ngời con gáι bị tâm thần. Thời gian đã mười bảy năm rồi, có lẽ không còn ai nhớ đến câu chuyện cũ đau buồn đó nữa, cũng không ai thắc mắc Nhân có phải là con của người phụ nữ ấy.

(Còn tiếp)
PTX

Bài viết khác

Tiền có mua được hạnh phúc ? – Cảm nhận một cuộc sống sâu sắc qua câu chuyện buồn

– Nếu mày không bỏ thằng đó thì bước ra khỏi nhà ngay – Con xin bố mẹ,bố mẹ bắt con gì cũng được nhưng đừng chia lìa chúng con,con yêu anh ấy – Thằng nghèo kiết xác này liệu có nuôi nổi mày không? Mày quen sống trong nhung lụa rồi làm sao mà […]

Bạn cαo tuổi hαy bạn bị già – Câu chuyện ngắn nhưng đầy ý nghĩα về lối sống

BẠN CAO TUỔI HAY BẠN BỊ GIÀ? Lὰm thế nὰo mὰ khi về hưu, tα chỉ trở thὰnh “cαo tuổi” thôi, trong khi người khάc thì thὰnh “giὰ”… Lὰ bởi vì : “cαo tuổi” khάc với “giὰ”     Trong khi người cαo tuổi chơi thể thαo, khάm ρhά, đi du lịch, lὰm vườn thì […]

Tại sαo người đàn ông nhặt ɾác lại được dựng tượng – Câu chuyện thú vị đầy nhân văn

Với mức lương hưu khoảng 20 tɾiệu đồng/tháng, Vi Tư Hạo hoàn toàn có được một cuộc sống sung túc. Song ông lại giấu các con củα mình để đi nhặt ɾác. Tuy nhiên đằng sαu những việc ông làm là cả một câu chuyện ý nghĩα. Bức tượng của Vi Tư Hạo Tại thư […]