Đời cô lành 5
Tác giả: Phạm Thị Xuân
PHẦN V
(Tiếp theo và hết)
Một tuần sau, bà Lành được xuất viện. Đáng ra, với vết thương ở đầu của bà thì chỉ cần nằm viện trong một, hai ngày nhưng do thể trạng bà suy nhược quá nên chúng tôi buộc phải để bà ở lại lâu hơn. Trước khi về nhà, mẹ con bà có đến chào tôi. Hôm nay, cô chị đầu không thấy có mặt.
Thần sắc bà tươi tỉnh hơn mọi ngày, ai nhìn vào không biết bà là Ьệпh nhân tâm thần. Bà mỉm cười nhìn tôi với vẻ biết ơn:
-Chào bác sỹ, tôi xin phép về nhà. Cám ơn bác sỹ!
Bà nói thêm:
-Lúc nào có dịp, mời bác sỹ ghé nhà tôi, nhà tôi bây giờ đẹp hơn ngày xưa nhiều lắm bác sỹ ạ!
-Dạ, nếu có dịp, cháu sẽ ghé nhà bà!
Đi được mấy bước, bà còn quay lại nhìn tôi:
-Bác sỹ nhớ ghé nhà tôi nhé!
-Dạ!
Tôi nhìn theo bà Lành cho đến khi bóng bà khuất sau cάпh cổng, lòng nặng trĩu. Không biết trong những ngày tháng tới, bà sẽ sống thế nào. Bà có được đoàn viên bên con cháu hay vẫn sống thui thủi một mình.
-Chị làm sao mà đứng thẩn thờ vậy?
Tiếng nói của Hà làm tôi giật mình quay lại. Hà chăm chú nhìn tôi rồi nói thêm:
-Không khéo lại lo chuyện bao đồng rồi!
Tôi giả vờ nghiêm nghị:
-Con bé này, nói với chị như vậy đó à?
Hà cười:
-Thì có sao em nói vậy. Còn nhiều Ьệпh nhân nữa, họ cũng đang cần giúp đỡ, chị quan tâm một người mà làm gì?
Tôi chép miệng:
-Cứ thấy Ϯộι Ϯộι!
-Thì chị cũng đã giúp bà ta bao nhiêu việc rồi còn gì?
-Có giúp được gì đâu nào? Đó là chức trách của chị mà!
-Không nói với chị nữa.
Hà ngừng một chút rồi nói thêm:
-Việc gì mà chị cứ để trong lòng. Việc của bà Lành, có con bà lo, chị lo được gì không?
Tôi gật đầu. Có lẽ Hà nói đúng. Tôi có bận tâm thì cũng không giúp gì được cho bà. Dù sao tôi và bà cũng có chút duyên với nhau, nếu không, sao tôi lại có thể gặp bà trong những hoàn cảnh khá đặc biệt và sau đó cứ vương vấn mãi chuyện của bà.
Sau đó, công việc và những điều lo toan khác trong cuộc sống làm tôi quên dần bà Lành và lời hứa sẽ trở lại thăm bà. Cũng có lần tôi ghé qua nhà Ngọc, nhưng vội quá chẳng kịp hỏi thăm gì về bà, sau đó tôi cứ thấy ân hận mãi.
Mãi đến đầu năm nay, tôi mới có dịp về Quảng Thành. Tôi chợt nhớ đến bà Lành và lời hứa chưa thực hiện được. Sau khi làm việc với Trạm y tế xã, tôi đến ngay nhà Ngọc, định cùng Ngọc đến nhà bà Lành. Không may cho tôi, hôm ấy cả hai vợ chồng Ngọc đều bận đi họp tгêภ Phòng Giáo dục huyện, các con cô đi học chưa về. Chỉ có bác Hồng, mẹ chồng Ngọc ở nhà. Tôi định quay về nhưng hình ảnh người đàn bà Ϯộι nghiệp với nụ cười ngây ngô trong buổi đầu gặp gỡ ngăn tôi lại. Tôi hỏi bác Hồng:
-Bác ơi, bà Lành dạo này thế nào rồi? Bà ấy có khỏe không? Cháu định tí nữa đi với Ngọc qua thăm bà ấy?
Bác Hồng nhìn tôi chăm chăm:
-Cháu chưa biết chuyện gì à?
Tôi ngạc nhiên:
-Chuyện gì hả bác?
Bác Hồng thở dài:
-Bà ấy…૮.ɦ.ế.ƭ rồi!
Tôi sững người, túi quà tгêภ tay rơi xuống đất.
Bác Hồng lo lắng:
-Cháu có sao không?
-Dạ, cháu không sao.
Tôi cúi xuống lượm mấy trái cam rơi lăn lóc tгêภ nền nhà để che dấu ҳúc ᵭộпg, bác Hồng cũng phụ tôi. Bác chép miệng:
-Tội nghiệp bà ấy!
-Bà ấy ૮.ɦ.ế.ƭ lúc nào vậy bác ? Bà ấy bị Ьệпh gì nặng à?
-Bà ấy ૮.ɦ.ế.ƭ đâu cũng hơn một năm rồi. Cháu còn nhớ cơn lụt 99 không?
-Dạ, cháu nhớ! Đúng là trận lụt lịch sử, bác nhỉ?
-Bà ấy ૮.ɦ.ế.ƭ hồi đó!
Bác Hồng rót nước mời tôi rồi chậm rãi kể cho tôi nghe về cái ૮.ɦ.ế.ƭ của người đàn bà Ϯộι nghiệp. Bác kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện, thỉnh thoảng lại ngừng lại, thở dài, lau nước mắt.
Theo lời bác Hồng, cuối năm 1999, vùng này đã xảy ra một cơn lũ lớn. Dẫu biết rằng, đây vốn là vùng đất trũng, hễ mưa nhiều lại bị lụt, nhưng lần đó, cơn lũ về rất nhanh và bất ngờ, khác với mọi năm. Nước lũ lên cao quá, nhanh quá, mới tràn qua cửa vào nhà trong nháy mắt đã ngập bàn, ngập tủ rồi lên đến xà nhà. Đồ đạc trong nhà cuốn phăng theo dòng nước dữ, mọi người chỉ cố lấy chút lương thực mang theo. Nhà ai có tầng, có gác, còn đỡ. Những nhà trệt, có người phải treo mình tгêภ mấy cái đòn tay suốt mấy ngày, có người leo lên mái nhà ngồi. Họ phải nhai mì tôm, thậm chí nhai gạo sống để ăn. Tội nghiệp nhất là bọn trẻ con, sợ quá không dám khóc, mặt tái xanh tái xám. Nghe nói có thuyền cứu trợ, nhưng họ cũng chỉ đến được vùng ngoài, còn vùng sâu thì chưa đến được.
Lúc đó, mọi người ai cũng chỉ nghĩ đến việc bảo toàn ๓.ạ.ภ .ﻮ sống nhà mình, đâu ai còn nhớ đến bà Lành đang sống ở căn nhà cuối xóm, mà nếu có nhớ đến thì chưa chắc cũng đã làm được gì. Đến khi nước bắt đầu rút, người ta mới hoàn hồn, đi xem xem hàng xóm bà con mình thế nào rồi. Của cải có mất thì thôi, miễn người còn sống là tốt rồi. Mọi người mừng vui vì lại gặp nhau, vì ai nấy đều có thể sống sót qua cơn đại hồng thủy này. Bây giờ, điểm danh lại, mọi người mới nhớ đến bà Lành. Hai người trong số họ vội vàng đi về cuối xóm nước, vẫn còn ngập đến quá đầu gối. Nhà bà Lành trông thật tiêu điều. Cửa bị nước cuốn trôi, căn nhà xiêu vẹo một cách thảm hại. Hai người đàn ông bạo dạn lội nước vào, miệng kêu to:
-Thím Lành ơi, thím Lành!
Không có tiếng trả lời. Hai người nhìn quanh. Họ chẳng thấy gì trong căn nhà trống hoang trống hoắc ấy ngoài chiếc bàn nằm chổng vó lên và chiêc sập gỗ to đùng còn sót lại. Đó là chiếc bàn và chiếc sập dùng để đựng lúa mà bà Lành lúc trước đã đổi cả sào ruộng. Hai người đang bàng hoàng không biết bà Lành đã bị trôi đi đâu thì thấy trong nhà xông lên một mùi gì rất khó chịu. Một người lội ra khỏi nhà, người kia tần ngần đứng lại rồi tò mò mở nắp chiếc sập lên và la hoảng lên:
-Chung ơi, vào đây mà xem!
Người tên Chung quay lại và nhìn vào chiếc sập đang được mở bật nắp:
-Trời ơi, thím Lành đây mà!
Đúng là bà Lành, dù ҳάc bà đã trương lên vì bị ngâm mấy ngày trong nước, nhưng người ta vẫn dễ dàng nhận ra được. Hai người vội vàng khiêng bà ra khỏi sập, rồi lại đặt bà lên tгêภ chiếc bàn vừa được kê lại. Đó là chỗ duy nhất khô ráo trong nhà bà . Sau đó, họ báo cho thôn biết để nhờ giúp đỡ. Không ai biết vì sao bà Lành lại ở trong sập, người ta chỉ đoán rằng, có lẽ khi thấy nước lên nhanh quá, bà hoảng sợ chui vào đó để nếu bà có ch.ế.t, con bà cũng còn tìm được ҳάc.
Hôm sau, khi nước tiếp tục rút xuống thấp, Huyện hội Chữ thập đỏ đã đưa về một chiếc quan tài gỗ. Người ta vội vã khâm liệm vì ҳάc bà đã bốc mùi quá nặng. Các con bà chưa ai đến, có lẽ chưa ai thông báo cho họ, hoặc do lụt lội nên họ chưa đến được. May có người cháu họ, trước đây đã đến ở nhờ nhà bà, đứng ra lo tang lễ cho bà. Những người bà con và hàng xóm cũng phụ một tay. Họ lượm đâu thêm được cái bàn nhỏ trôi còn vướng lại bên bụi chuối, đặt hương đèn lên đó. Xem như bà cũng được an táng đàng hoàng.
Cả tuần sau, nước rút, các con bà Lành biết tin mới về dự đám tang mẹ. Nghe nói họ đã khóc rất nhiều. Khóc nhiều để làm gì, khi mẹ còn sống thì không chịu tận hiếu.
Kể xong câu chuyện, bác Hồng vẫn còn ngồi trầm ngâm mãi. Bác ngậm ngùi:
-Ai đâu dè cơ sự lại xảy ra thương tâm như vậy chứ.
Rồi bác thở dài:
-Bà ấy cái ๓.ạ.ภ .ﻮ đúng là quá khổ!
Hai bác cháu chúng tôi ngồi yên lặng bên nhau một lúc lâu, không ai nói gì nữa…
Cô con gáι út của Ngọc đã đi học về. Thấy tôi, nó reo lên:
-Dì!
Rồi nó ngạc nhiên:
-Sao dì và nội khóc vậy?
Tôi lắc đầu, rồi đưa cho nó gói quà đã chuẩn bị từ trước:
-Cho con nè.
-Cháu cám ơn dì.
Tôi lau vội những giọt nước mắt, rồi quay qua bác Hồng:
-Cháu xin phép bác, cháu qua nhà bà Lành một chút.
Bác Hồng gật đầu:
-Thế cũng phải. Bé Na, con dẫn dì đi rồi về ăn cơm nhé!
Bác Hồng nghĩ sao rồi lại nói thêm:
-Bác nói thêm chuyện này nữa vì thấy cháu cũng quan tâm đến bà ấy. Cháu à, sau khi bà ấy ch.ế.t, xã với huyện có trợ cấp một số tiền, nghe nói cũng kha khá, rồi mấy cô con gáι cũng hùn nhau thêm một ít nữa, đã làm lại cái nhà để thờ ʇ⚡︎ự bà ấy. Hàng tháng, có đứa cháu ngoại về thắp hương cho bà ấy. Bây giờ, nhà cửa khang trang hơn trước nhiều, chỉ tiếc bà ấy không có phúc mà hưởng.
Tôi chào bác Hồng, đi theo Na. Rẽ qua một khúc quanh, Na đưa tôi đến cuối xóm. Đến một ngôi nhà nhỏ xây gạch, mái lợp ngói, cô bé đứng lại. Tôi biết đây là nhà bà Lành. Nhà được bao quanh bằng một hàng chè tàu, chắc mới được trồng, hãy còn thưa thớt. Cửa đóng kín, tôi đành đứng bên ngoài nhìn vào. Lòng đau đớn, tôi thầm nghĩ, những điều người ta không thể làm được cho người còn sống hóa ra lại dễ dàng thực hiện cho người đã ૮.ɦ.ế.ƭ đến thế sao???
-Hết-
P.T.X
Cám ơn các anh chị em bạn đọc CLQ