Đi làm giúp việc nhưng muốn đón cả mẹ già lên ở cùng, cô chủ liền ra tay xử lý khiến tôi rơi nước mắt

Tôi kể từ đầu đến cuối, lòng cứ thắt lại, vừa xấu hổ vừa lo sợ. Tôi nói xong, cô chủ im lặng một lúc rồi nắm lấy tay tôi.

Tôi tên là Châm, năm nay 46 tuổi. Tôi đang làm giúp việc cho vợ chồng cô Huyền ở thành phố – một gia đình buôn bán, kinh doanh thành đạt, lại sống tử tế, có tình có nghĩa. Công việc của tôi chủ yếu là lo cơm nước, dọn dẹp, giặt giũ và chăm chút cho đứa con nhỏ của cô chú – bé Nhím, mới hơn 2 tuổi, ngoan lắm, suốt ngày gọi tôi là “bà Châm ơi!” nghe mà ấm lòng.

Tôi gắn bó với gia đình này cũng ngót nghét gần 3 năm. Lúc đầu chỉ tính làm tạm vài tháng rồi về quê, ai ngờ càng làm càng quý người.

Cô Huyền coi tôi như người thân, có hôm thấy tôi ho còn lật đật pha gừng mật ong, đưa tận tay bảo tôi uống giữ ấm. Chú Hùng – chồng cô – cũng đàng hoàng, chưa một lần lớn tiếng với tôi. Nói thật, nếu không vì chuyện dưới quê, chắc tôi còn định ở đây mãi.

Nhưng mà, khổ lắm…

Mẹ tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi, ở quê với các anh chị. Mấy năm trước còn khỏe, bà vẫn trồng rau, nấu ăn, tự chăm mình. Giờ già yếu, đi lại chậm chạp, hay quên trước quên sau. Thế mà mấy người anh chị tôi lại hắt hủi, đối xử chẳng ra gì.

Có lần tôi gọi về hỏi thăm, mẹ khóc, kể mấy hôm trời lạnh bị đau đầu nhưng không nhờ ai mua giúp vỉ thuốc hay lọ dầu gió được. Tôi nghe mà lòng đau như cắt, không biết các anh chị sống thế nào mà mẹ ốm cũng không hỏi han thăm nom.

Gần đây có chuyện khiến tôi sốc thật sự – một người hàng xóm gọi cho tôi, bảo mẹ tôi bị ngã trong bếp, nằm đó tới tối mới có người phát hiện. Anh trai tôi đi nhậu, chị dâu đi làm, tăng ca đến 10 giờ đêm mới về. Mẹ được hàng xóm đưa đi viện mà con cháu chưa thấy ai vào đóng viện phí.

Nghe xong, tôi bỏ cả việc, chạy về quê. Nhìn mẹ nằm trên chiếc giường bệnh, khuôn mặt già nua hốc hác, tôi khóc không thành tiếng.

Tôi biết, mẹ không thể ở quê được nữa. Nhưng khổ một nỗi, tôi là người giúp việc, đang sống trong nhà người ta, sao dám đưa mẹ lên? Tôi sợ cô Huyền ái ngại, dù cô rất tốt, nhưng ai mà muốn có thêm một người già, lại chẳng phải ruột thịt mình? Nhiều đêm tôi nằm trằn trọc, cứ nghĩ mãi không biết nên mở lời ra sao.

Một hôm, đang nấu cơm thì điện thoại đổ chuông. Là chị dâu tôi. Chị cằn nhằn bảo mẹ suốt ngày lẩm cẩm, lại hay đòi về quê ngoại, nhà thì có trẻ nhỏ, bà lại hay dỗi. Rồi chị nói thẳng: “Chị chăm mãi không nổi, em tính sao thì tính”.

Tôi cúp máy, bàn tay run run, suýt cắt vào tay khi đang gọt bí. Tôi đứng lặng hồi lâu trước nồi canh đang sôi, lòng như bị xát muối.

Tối đó, tôi gom hết can đảm, chờ cơm nước xong xuôi mới lên tiếng với cô Huyền:

“Huyền à, chị có chuyện muốn xin phép cô chú”.

Tôi kể từ đầu đến cuối, lòng cứ thắt lại, vừa xấu hổ vừa lo sợ. Tôi nói xong, Huyền im lặng một lúc rồi nắm lấy tay tôi: “Em biết nỗi khổ của chị, nhưng em không thể để mẹ chị lên ở cùng được, mong chị hiểu cho em. Chị có thể đón bà lên, thuê phòng trọ gần đây cho bà ở để tiện chăm sóc.

Buổi tối em đồng ý cho chị về ngủ với bà. Ban ngày chị cứ chăm mẹ xong thì tới làm. Lương của chị em vẫn giữ nguyên thế, em sẽ hỗ trợ chị tiền thuê phòng trọ”.

Tôi cảm động tới mức rơi nước mắt. Như thế là quá tốt rồi, tôi không mong gì hơn. Tôi chỉ hy vọng sức khỏe mẹ tôi sẽ tốt lên, để tôi có thể tiếp tục làm việc và báo đáp nhà cô chủ.

(Thanh niên Việt)

Bài viết khác

Con cái nếu giỏi hơn tα thì cần tiền ᵭể làm gì – Câu chuyện sâu sắc dạy tα nhiều ᵭiều

Ai ᵭαng ‘cày’ ᵭể dành dụm tiền Ьạc, nhà cửα, ᵭất ᵭαi cho con cái thì ᵭọc ngαy ᵭi .“Con cái nếu giỏi hơn tα thì cần tiền ᵭể làm gì? Nếu như chúng không ᵭược như tα, vậy thì giữ tiền củα tα ᵭể làm gì”. Đó là câu nói củα Lâm Tắc Từ, […]

Qua tuổi 40, có 4 mất mát dễ đẩγ con người xuống đáγ vực, học cách thản nhiên đối diện mới là khôn ngoan

Ai trong đời cũng sẽ có lúc mất cái nàγ, cái kia. Nhưng sau tuổi 40, khi đã bước sang tuổi trung niên, có những mất mát thực sự khiến con người ta suγ sụρ.   Từ nhỏ đến lớn, chúng ta sẽ luôn ρhải đối diện với những mất mát khác nhau. Lúc nhỏ […]

Hαi chữ “hiếu thảo” nằm ở đâu – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Có một ông gần 70 tuổi, góα vợ. Ông có năm người con hiếu thảo và sống rất hòα thuận với nhαu. Đứα nào cũng có giα đình riêng khá giả và thành đạt. Ông rất hài lòng, tin tưởng, tự hào về con cái mình. Xét thấy tuổi cαo sức yếu, ông muốn chiα […]