Cuộc chiến pháp lý ở toà – Phần 2

Kể từ ngày cô dắt hai con ra khỏi nhà, cứ vài ba ngày anh ta lại nhắn tin chửi bới cô, cô không nhắn lại chỉ im lặng. Anh ta nhắn những lời lẽ thậm tệ, ngoa ngoắt, bậy bạ đến mức cô không tưởng tượng được một người trông trí thức, có học vấn cao lại có thể làm vậy. Anh ta cho rằng chỉ anh ta mới được quyền ly hôn cô, chứ cô không được phép. Anh ta tìm đến nơi cô và hai con ở, hung hăng đòi đánh ba mẹ con. Anh ta lao vào nhà vớ được cái ghế quăng vào mặt cô, hai đứa con sợ hãi khóc ầm lên. Cô phải gọi bảo vệ tòa nhà và cảnh sát khu vực đến lập biên bản và giải quyết. Hôm sau cảnh sát khu vực gọi cô lên để giải quyết. Phía công an giải thích sẽ xử lý chồng cô nếu cô yêu cầu, hoặc cô rút đơn thì gia đình tự hòa giải. Cô rút đơn không yêu cầu xử lý bởi cô biết chồng cô là đảng viên, có chút chức vụ và dẫu sao cũng là bố của các con cô. Mấy đứa bạn cô bảo cô ngu, cô kệ vì cô cũng chỉ cần ly hôn.

Cô nộp đơn ly hôn đơn phương ra Tòa án và đề nghị được nuôi hai con. Khi cô qua nộp án phí tại cơ quan thi hành án, chị cán bộ nhìn cô ái ngại hỏi han hoàn cảnh và động viên thôi rút đơn về. Cô cắn môi để khỏi rơi nước mắt, vẫn quyết tâm: chị cho em nộp án phí.

Rồi cũng đến ngày Tòa án gửi giấy để hai vợ chồng cô lên hòa giải, mấy lần chồng cô báo bận không lên đến nỗi Thẩm phán phải gọi điện nhắc nhở chồng cô mới chịu ra Tòa. Tại phiên hòa giải, trước mặt thẩm phán chồng cô mặt mũi sát khí đằng đằng liên tục hăm dọa chửi bới cô, thẩm phán phải nhắc mấy lần. Cô đề nghị được chia một nửa tài sản để nuôi hai con, chồng cô phát rồ lên và nói với Tòa: tất cả tài sản gây dựng là của anh ta, cô không có đóng góp gì. Về con cái, anh ta đòi nuôi đứa con gái lớn với lý do: anh ta nuôi con lớn bằng chừng đấy, chưa báo đáp gì thì giờ phải ở để lo nhà cửa cơm nước cho bố. Thật quá nực cười. Buổi hòa giải căng thẳng, hai bên chỉ thống nhất được việc ly hôn còn việc nuôi con và chia tài sản không thống nhất được. Cô thấy quá mệt mỏi, muốn buông tay cho nhẹ mà không buông được.

Ba tuần sau, tòa án tiếp tục gọi hai vợ chồng cô lên để tổ chức buổi hòa giải lần thứ 2. Lần này, chồng cô mang theo luật sư, cô cũng mặc. Thẩm phán công khai 2 đơn của 2 con gái đề nghị được ở với mẹ nếu bố mẹ ly hôn khiến chồng cô nghiến răng ken két. Về tài sản, chồng cô vẫn giữ nguyên ý kiến: không chia cho cô bất kỳ phần nào trong khối tài sản hiện có. Cô đề nghị Tòa xem xét số tài sản chung gồm: một nhà đất mang tên hai vợ chồng đang ở 45m2 xây bốn tầng giá khoảng 3,5 tỷ đồng. Một mảnh đất hơn 100m2 mua cách đây hơn 10 năm ở ngoại thành, mảnh đất này của bạn cô trước đây bán rẻ cho vợ chồng cô và được trả dần trong 3 năm. Giờ mảnh đất được giá khoảng 6-7 tỷ đồng. Còn chiếc ô tô anh ta đang đi, cô không yêu cầu giải quyết. Mặc dù cô không trực tiếp đóng góp mua nhà đất, nhưng cô bỏ công sức sinh đẻ nuôi dạy hai con, lo vẹn toàn việc nhà, việc hai bên gia đình. Tiền đóng góp sinh hoạt trong gia đình chồng cô chỉ đóng một phần, còn lại cô phải tự lo liệu cho đủ. Kể từ khi cô có công việc bên ngoài, cô còn chẳng màng tiền đóng góp của chồng. Luật sư của chồng cô cũng ra sức bảo vệ quyền tài sản cho chồng cô. Thẩm phán kết thúc buổi hòa giải và hai vợ chồng cô vẫn tranh chấp quyền nuôi con và tài sản. Cô ngồi nán lại trao đổi thêm với thẩm phán, chị thẩm phán khá đứng tuổi đã phải thốt lên:

“Chị đã muốn hòa giải để vợ chồng em đoàn tụ, nhưng qua 2 buổi làm việc chị nghĩ em xin ly hôn là sáng suốt; còn về con cái và tài sản thì em cứ yêu cầu Tòa sẽ giải quyết theo đúng qui định”.

Thật trong lòng lúc này, cô chỉ muốn yên ổn để nuôi con. Cô tha thiết nói với thẩm phán cô chỉ cần có một chỗ ở ổn định để nuôi con, mấy đứa bạn thân thì cương quyết khuyên cô đấu tranh đến cùng để chia tài sản, không sau này tài sản rơi vào tay vợ mới, con mình không được hưởng. Cô cũng chẳng muốn đấu tranh, cô muốn yên ổn. Cô làm đơn đề nghị Tòa án xem xét cho cô được chia ½ mảnh đất để cô bán đi mua 1 căn hộ chung cư cho 3 mẹ con; còn ngôi nhà bốn tầng và chiếc ô tô chồng cô đang sử dụng cô không yêu cầu chia và công nhận tài sản riêng của chồng. Việc chu cấp nuôi con, cô cũng không yêu cầu.

Rồi ngày xét xử cũng đến, cô ngồi lọt thỏm một bên trong phòng xử án. Chồng cô và luật sư ngồi một bên. Hội đồng xét xử làm việc, sau khi thẩm phán tuyên bố nội dung mà cô yêu cầu cũng như ý kiến của các bên tại các buổi làm việc. Tại phiên tòa các bên đều giữ nguyên ý kiến của mình, luật sư của chồng cô hùng hồn đọc bản luận cứ bảo vệ cho anh ta, thỉnh thoảng đánh mắt nhìn cô. Chưa bao giờ cô thấy thời gian trôi qua nặng nề bằng giây phút đợi hội đồng xét xử nghị án. Rồi cũng đến lúc hội đồng xét xử tuyên án: Xử ly hôn cho vợ chồng cô, giao 2 con gái cho cô nuôi dưỡng, chồng cô có trách nhiệm cấp dưỡng 2 con mỗi tháng 7 triệu đồng cho đến khi các con đủ 18 tuổi; về tài sản tòa chấp nhận yêu cầu của cô. Các bên được quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Cô thở phào nhẹ nhõm rời khỏi tòa, chồng cô nhìn theo cô với ánh mắt hằn học.

Cô vừa về đến nhà, mở máy điện thoại đã thấy tin nhắn của chồng cô: “Đừng có tưởng bở, thằng này theo đến cùng”. Quá mệt mỏi, cô tắt máy điện thoại ngủ một giấc đến chiều. Từ ngày mai cuộc đời cô sẽ sang một trang mới. Nhưng bản án vẫn đang treo trên đầu, chưa kết thúc. Bố mẹ cô gọi cho bố mẹ chồng cô về việc ở Tòa án của 2 vợ chồng cô. Chồng cô vung vít gọi điện thoại chửi cô một trận vì dám kéo bố mẹ chồng vào việc này. Anh ta tuyên bố đang nhờ luật sư kháng cáo. Ngay sau đó, anh ta nói đi công tác Sài Gòn và tắt máy không liên lạc được.

Mười ngày sau anh ta mới về, may thay bố mẹ chồng cô yêu cầu chồng cô bán ngay mảnh đất và chia cho cô 1 nửa, không được kháng cáo bản án nếu không từ nay đừng về nhà ông bà nữa. Bốn tuần sau, mảnh đất đã được bán và trước mặt bố mẹ cô và bố mẹ chồng, cô nhận được hơn 3 tỷ để mua 1 căn hộ mới.

Vu Thi Kieu Anh

Bài viết khác

Tỉnh ngộ – Câu chuyện nhẹ nhàng đầy nghĩa nhân văn sâu sắc

Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không.Và – anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. Anh ấy luôn luôn […]

Bố mẹ để lại di chúc – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Bố mẹ chồng tôi sinh được 3 người con trai và 2 người con gái. Các anh chị em lần lượt tên là: Thân, Nguyên, Lộc, Hiền, Hậu. Chồng tôi là Nguyên, con thứ 2. Anh Thân là trưởng, qua đời từ hơn 10 năm trước do tai nạn nghề nghiệp. Chị dâu cả tên […]

Thằng con lαi mẽo – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Đêm nαy là đêm thứ bα – một đêm đến sαu hαi cái đêm Bα mươi củα Tháng tư và một tháng năm củα năm bảy mươi lăm. Đêm nαy đối với Bà quản giα cũng vẫn là cái đêm thαo thức! Bà chơm chớρ đôi mắt để thoảng quα một vài giấc ngủ chậρ […]