Con từ mẹ 4
4.
Nhà của anh em Khắc vốn đã ngăn nắp sạch sẽ, nay có bàn tay vén khéo của đàn bà lại càng tươm tất hơn. Việc ᵭάпҺ bóng đồ làm ra giao cho Dương, Khắc và Đắc chú tâm vào việc sản xuất mặt hàng. Họ làm suốt ngày mà trong nhà không có dôi ra một món gì. Thành phẩm xong là có người tới rước đi.
Tiền bạc làm ra, Khắc chi cho Đắc theo phần của em, còn bao nhiêu giao hết cho vợ. Dương không nhận tiền phụ sinh hoạt của em chồng. Hàng ngày, cô cải thiện bữa cơm có đủ cơm trắng cá tươi canh ngọt. Thỉnh thoảng có món gì ngon Đắc đạp xe đem tới cho ông bà Năm vì bấy giờ chỉ có hai ông bà ở nhà.
Thoải mái rồi, Khắc mua chiếc hoda đời mới nhưng chỉ năm mươi ρhâп khối đẻ cả nhà cùng chạy vì không ai có bằng lái xe.
Với sự nổ lực của ba người, trong mắt dân chúng ở đây nhìn họ đầy sự ngưỡng mộ. Những đứa bạn cùng thời trước đây chê Đắc là đồ thất học bây giờ nể phục anh em nó vô cùng. Trong lúc dạy dỗ con mình, những người làm cha mẹ hay lấy anh em họ ra làm gương phấn ᵭấu vượt khó thay đổi cuộc đời.
Đang êm ã như vậy thì bà Nhum về.
Hôm đó, Khắc và Đắc đi giao hai bộ Đi văn ở xã bên. Bà Nhum về tới thấy nhà cửa đã thay đổi, Dương đi tới đi lui trong cái nhà chung quanh toàn là tol, thiết. Bà trợn trắng, nghĩ rằng Khắc đã bán đất cho ai rồi. Khuôn mặt xấu hoắc của bà đanh lại, lập tức chạy qua nhà sát bên để tìm hiểu. Lúc đó chỉ có mình chú Trường ở nhà.
Anh Trường vốn không ưa bà Nhum từ lâu nên cố tình chọc ghẹo:
– Ủa? Chị không biết sao? Tụi nó bán cho xưởng gỗ làm chi nhánh rồi.
– Sao mà nó cả gan vậy? Đất tui đứng tên ai dám ký cho nó bán?
– Chứ để đó làm gì khi mà sắp ૮.ɦ.ế.ƭ đói chứ hả? Chị có cái nhà rách bỏ đó để hai đứa nhỏ đái không biết kéo quần thì lấy gì nó ăn nó sống? Chính quyền không nhìn ra sao?
– Chứ không phải nó đi học nghề rồi ha?
– Học rồi nên người ta mới chịu mua miếng đất chó ỉa này chứ. Chỗ này làm gì có kinh tế mà sống? Bán đi cho rồi.
– Vậy bây giờ anh em nó đâu?
– Sao tui biết? Chị làm mẹ mà không biết lại hỏi tui.
Bà Nhum tức quá. Te te qua nhà cô Ba của bà để hỏi. Nếu có bán đất thì dù chúng nó ở đâu bà cũng sẽ tới để móc họng ra một mớ. Chứ đất của bà để dành, thiếu hụt gì cũng ráng chịu sao nó dám bán mà không cho bà hay chứ?
Bà Ba thấy Nhum thì không muốn dòm mặt, cũng không muốn mở miệng nói câu gì. Dè đâu, vừa bước vô nhà bà ta đã hùng hổ với bà Ba:
– Cô ở kế bên mà tụi thằng Khắc bán nhà cô cũng để yên cho nó bán. Giờ cô nói sao ví tui đây?
Bà Ba hiểu ra, mắc cười. Chắc bị ai chơi cho một vố rồi. Sẵn vậy, bà đưa theo luôn:
– Mắc gì tao nói? Thằng Khắc lớn rồi, nó muốn làm gì thì làm ai mà cản được?
– Nó bán rồi đi đâu? Sau này tui già rồi chỗ đâu mà dưỡng già?
– Dành dụm tiền mà vô Viện Dưỡng Lão. Chứ mầy có người phụng dưỡng tuổi già cho mầy hay sao?
– Cô nói ngộ ha, tui có hai thằng con, mất thằng này cũng còn thằng kia chứ?
– Con mầy là đứa nào?
– Cô vần lân với tui đó hả? hay là cô lẫn rồi nên không nhớ thằng Khắc với thằng Đắc là con tui?
Bà Ba ngồi thẳng dậy, thở hắt ra một hơi, cố nén cơn giận nhìn thẳng vào mặt bà Nhum, nói như tát nước:
– Ủa? Hai đứa đó là con mầy sao? Ở đây ai cũng nói nó mồ côi mà. Theo tao biết, lúc Khắc tám tuổi, Đắc bốn thì nó không còn cha mẹ nữa. Ăn mót ăn moi, ăn xin ăn chực mà sống. Sau đó nhờ anh chị Năm mới có cơm ăn mà lớn. Mày về bao nhiêu lần có cho chúng nó đồng bạc hay ký gạo không? Bây giờ, nó làm ăn được thì quay về muốn gì đây?
– Nó làm gì? Bán nhà tui để làm ăn thì cũng có phần của tui chứ?
– Nhà nào của mầy? Đất là tao cho má mầy cất nhà sau khi ba mầy mất. Má mầy ૮.ɦ.ế.ƭ tao không lấy lại vì muốn mầy có chỗ nơi thờ cúng cha mẹ. Nhưng mầy có để cái bàn thờ trong nhà không? Chưa một lần giỗ cúng cha má cho ra hồn. Mày hư đốn lang chạ tùm lum sanh con không biết cha nó là ai. Nói dóc nói láo lại ʇ⚡︎ự phong mình làm thầy. Càng nói càng chán. Bây giờ mầy về đây làm giọng mẹ với hai đứa nhỏ coi chừng tụi nó khiến mầy mang ทɦụ☪ đó. Thằng Khắc có vợ rồi mầy biết không? Anh chị Năm và tao đi cưới cho nó. Mầy không là cái gì trong cuộc đời anh em nó hết. Theo tao biết, tụi nó đã coi như má mình ૮.ɦ.ế.ƭ lâu rồi. Không có bổn phận phải lo cho mầy đâu. Nếu không muốn xấu mặt thì đi đi. Mười mấy năm nay sống sao thì giờ hãy sống vậy. Không có ai quan tâm mầy đâu.
– Cô nói đã đời cũng không cho tui biết hiện giờ hai đứa nó ở đâu?
– Tao không biết làm sao nói? Cưới vợ xong rồi, biết tụi nó hạnh phúc là được.
– Ạ…hay là con vợ nó dụ nó bán đất đem tiền về bên nó ăn dọng hết rồi?
– Mầy liệu cái miệng mình đó. Không phải ai cũng xấu như mầy đâu.
– Giờ tụi nó ở đâu? Cô chỉ cho tui biết đi.
– Tao không biết sao mà chỉ được?
– Cô có điện thoại của nó hôn?
– Tao dốt trất biết gì mà điện thoại?
Như chợt nhớ ra, bà Nhum gật gù:
– Dễ ụi mà tui quên. Một là lại nhà hỏi chủ nhà coi nó bán xong thì đi đâu. Hai là hỏi ông bà già Năm là biết chứ gì.
Dứt câu, không chờ bà Ba nói gì, bà ta te ra ngoài một nước.
Bà xăm xăm đi một hơi vào cơ sở của Khắc. Nhìn thấy Dương trong bộ quần áo cũ kỹ, mình mẫy lem luốc vì vừa chà nhám bộ salon mới đóng. Nghĩ cô là người làm công nên bà hất mặt hỏi giọng kẻ cả:
– Cô làm ở đây hả?
Dương dừng tay lại ngước nhìn rồi vui vẻ đứng dậy gật đầu:
– Dạ. Dì muốn đặt hàng hả dì?
– Tui muốn gặp chủ ở đây.
– Có chuyện gì dì nói với con cũng được. Chồng con đi giao hàng rồi.
– Vậy cô là chủ hả?
– Coi như vậy đó dì.
– Vậy cô có biết người bán miếng đất này cho chồng cô hiện giờ đã dọn đi đâu rồi không?
Dương bật cười:
– Dì nói chơi hoài. Đất này là của chồng con mà.
Bà Nhum khựng lại, trong đầu lóe lên một sự hoài nghi rất rộn ràng:
– Chồng cô tên gì?
– Anh Khắc đó dì.
Bà mừng như ૮.ɦ.ế.ƭ đi sống lại. Rồi không giữ ý tứ gì nữa, kéo ghế ngồi xuống bắt chéo chân, hách ᴅịcҺ hỏi Dương:
– Vậy cô có biết nó còn má không?
Nhìn thái độ trịch thượng của bà Dương đã đoán ra, nhưng cô biết anh em Khắc không thừa nhận người mẹ này, vì vậy, cô cũng không có gì phải nể nang cả. Dương cười:
– Con chưa từng nghe anh em họ nhắc tới má ảnh bao giờ.
– Không nhắc chứ không phải không có. Tui đây. Nhà này là của tui. Muốn cho ai ở là quyền tui. Nó giở bỏ nhà xây cất lại cũng phải thông qua sự đồng ý của tui mới được. Cô không phải do tui cưới nên tui không nhận cô là dâu.
Dương thấy bà ta trơ trẽn quá hèn chi anh em Khắc không nhận bà. Cô nhún vai trả lời:
– Con về làm vợ anh Khắc có trầu cau cưới hỏi đàng hoàng, cả làng xóm chứng kiến chúc phúc. Má anh ấy lúc đó ở đâu cũng không ai biết. Giờ đây, dì về nói nhà của mình, không phải dâu do dì cưới nên dì không nhận. Con cũng nói cho dì biết, chuyện nhà cửa dì cứ gặp anh Khắc và Đắc. Còn chuyện dì có coi con là dâu hay không con không cần bởi con cũng không coi dì là mẹ chồng.
Bà Nhum nghe giọng điệu của Dương thì giận sôi, với tay lấy cái ly trà tгêภ bàn liệng về phía cô, cҺửι lớn:
– Tao đuổi tụi bây đi chứ ở đó mà cầu cao với tao nhen.
Chú Trường ở sát bên nghe ồn ào mới chạy qua, chú đã theo dõi bà ta sau khi nói chuyện với chú rồi qua nhà bà Ba tới lúc về đây. Chú không để Dương bị ức hϊếp nên xen vô:
– Chị đuổi được sao?
Bà Nhum thấy chú Trường có vẻ bắt bên Dương thì nghĩ bụng, chắc giờ tụi nó cũng khá giả lắm đây. Cất cái nhà như vầy chắc cũng không ít tiền, lại nữa, có nghề nghiệp ổn định như vầy thì không lo cái ăn cái mặc nữa. Nó có tiền cưới vợ thì con vợ này chắc giàu lắm mới ra vốn cho nó làm ăn. Vậy thì mình phải xuống nước để lấy lòng nó chứ cứ cương như vậy thì dù có đòi được miếng đất cũng chẳng biết sống ra sao. Bán đi xài hết rồi nữa ૮.ɦ.ế.ƭ chỗ đâu mà làm đám ma? Ai sẽ thờ cúng mình?
Nghĩ thông rồi, bà dịu giọng lại:
– Chú hổng Ϯộι nghiệp tui sao chú Trường? Có con mà đám cưới không cho má nó tham dự. Có nhà mà về không được vô. Tui ở đây chờ hai thằng đó coi nó còn coi tui là má nó không.
– Chị có ngày này là do chị hết thôi. Cứ coi như sanh con xong rồi chị bỏ ngoài bờ tre bụi chuối, ai lụm về nuôi thì lụm. Chứ đâu phải có người nuôi sẵn rồi lớn lên chị nhìn đặng nhờ? Tui ngoài cuộc mà dòm thấy còn bất nhẫn huống chi tụi nó. Có mẹ như chị thà không có còn hơn.
– Tui đi hành nghề chứ đâu có đi chơi?
– Nghề gì vậy? Cái nghề của chị có nuôi được tụi nó no ấm không? Chuyên đi nói dóc nói láo rồi kiếm chỗ đực cái chứ ích lợi gì cho xã hội. Nói chị buồn kệ chị chứ người như chị không xứng làm mẹ của hai đứa nó đâu. Lúc nó cơ nhỡ chị đan tâm bỏ đi mặc kệ chúng sống ૮.ɦ.ế.ƭ. Đến khi nó làm ăn được trồi đầu về báo cô hả? Chị có nấu cho con bữa cơm nào, dỗ cho nó giấc ngủ nào chưa? Dòm thấy chị là tui mắc ghét. Chị đi hỏi giáp cái xóm này coi người ta nghĩ sao về chị? Có người mẹ như chị ทɦụ☪ mặt tụi nó lắm.
Bà Nhum đùng đùng đứng dậy cầm cái bình trà định phang chú Trường thì chú vội la lên:
– Chị làm bể cái bình phải mua đền cho nó đó. Tiền mồ hôi nước mắt của nó làm ra chứ không phải khua môi múa mép nói chuyện tầm xàm mà có như chị đâu.
Xong chú quay sang Dương:
– Vợ thằng Khắc, không có nhượng bộ bả nghe chưa? Nhắc cái ghế để qua hông nhà cho bả chờ tụi nó về. Đừng cho bả ngồi trong nhà cũng không cho áng ngay cửa trù chủ. Bản mặt hãm tài thấy bả là nghèo rồi làm ăn gì được. Chú cũng vậy. Chú cũng bắt ghế ngồi canh, bả làm khó bây tao qua hốt bả liền.
Dương thấy thật khó xử. tuy cô biết anh em nhà Khắc không coi trọng mẹ, nhưng dẫu sao bà ta cũng là người sanh ra họ, mình bạc đãi quá cũng Ϯộι nghiệp chồng. Giờ nếu nghe lời chú Trường kêu bà ra sân ngồi lỡ như Khắc về nóng ruột mẹ thì sao? Cô không sợ bà ta, không sợ nuôi thêm một miệng ăn, không sợ cảnh mẹ chồng con dâu nhưng cô sợ bị chồng và em chồng buồn. Thôi thì cứ mặc kệ bà ta, chờ hai người họ về rồi muốn tính sao thì tính. Cô cũng không nên xen vào.
Chú Tường về, Dương cũng để bà Nhum ngồi đó, cô làm chuyện của mình. Bà nhìn Dương bằng cặp mắt soi mói nhưng cô không thấy khó chịu. Dương nghĩ, chắc bà ta cũng không làm gì mình được.
Một lúc lâu, bà mới hỏi cô, giọng nói không hách ᴅịcҺ như trước:
– Chiều không lo cơm nước gì sao?
Dương lịch sự trả lời:
– Con nấu xong hết rồi. Chờ anh em họ về ăn thôi.
– Không kêu tao được một tiếng má nữa hả?
– Anh Khắc kêu con sẽ kêu.
Bà hứ một tiếng rồi đứng dậy đẩy cửa ngang bước vào trong. Dương nghĩ bà muốn đi vệ sinh nên không nhin ftheo. Ngờ đâu một lát bà quay ra với cái tô đầy ứ cơm và ϮhịϮ kho rệu, ung dung ngồi lên ván cắm cúi ăn môt cách đói khát và thèm thuồng. Dương chán chường bởi sự nhầy nhụa không chút liêm sĩ của bà nhưng cô vẫn nín nhịn chờ anh em Khắc về.
Ăn xong, bà cầm cái bình trà đưa vòi vô miệng hút một hơi cạn sạch không cần rót ra ly. Bà nhìn Dương rùng mình có vẻ gớm ghiếc nhưng mặt vẫn trơ trơ, đặt cái tô lên bàn rồi quay sang Dương ra lệnh:
– Vô lấy cho tao cái gối nằm nghỉ chút coi.
Dương bực bội nhưng muốn để coi bà ta làm quyền tới đâu nên cũng vào trong lấy gối ra. Bà nằm ngửa gát tay lên trán suy nghĩ một hồi rồi nhỏm dậy chống một tay lên đầu nghiêng mặt ngó Dương:
– Nó cất có hai phòng vậy tao ngủ đâu?
– Chờ anh Khắc về hỏi.
– Nói chuyện trống không với tao vậy hả?
– Chứ biết gọi bằng gì? Anh Khắc gọi sao con sẽ gọi vậy?
– Hứ. Con dâu này coi bộ không vừa mắt tao rồi.
– Ủa? Mới nói không cưới thì không phải dâu mà?
– Trả treo hả mậy? Dù gì tao cũng là má của thằng chồng mầy. Cà chớn cà cháo tao kêu thằng Khắc bỏ mầy luôn đó. Nói cho mà biết, tao nhìn thấu lòng người nên mới tồn tại được tới bây giờ.
Dương cười mũi. Bà này nói chuyện nghe mắc cười quá. Cũng may là Khắc đã hứa với cô là không để cô làm dâu. Chứ nếu làm dâu là ta chắc cô và anh sẽ tan vỡ sớm. Khắc không nói với cô bà ta làm nghề gì nhưng qua hàng xóm cô biết bà chuyên coi bói, nhưng là kiểu bói ra ma quét nhà ra rác. Loại người như bà ta ăn bữa nay không lo bữa mai. Nội việc đi bỏ con lại cho Đời là đủ thấy tư cách của bà ra sao rồi.
Dương không trả lời mà chăm chú làm công chuyện của mình. Bà Nhum nằm ngửa nhìn lên trần nhà rồi hầm hứ:
– Mái tol nóng nực gần ૮.ɦ.ế.ƭ lại tốn tiền, sao không mua lá về lợp. Làm ăn không biết tính toán ngóc đầu sao nổi.
Dương nghe nóng lỗ tai lắm mà ráng ngậm miệng không nói gì. Nhưng bà đâu có để cho cô yên, ngồi bật dậy ra lịnh:
– Lấy cái quạt lợi cho tao coi. Nực nội vầy ngủ nghê gì được?
– Đang dở tay. Bước lại lấy đi, có ổ điện ngay đó ghim vô là được.
– Má chồng nhờ chút hổng được hả mậy?
– Bận lắm chưa rảnh.
Bà liếc ngang Dương, bước lại giật dây quạt từ ổ điện ra đem lại cái đi văn, ghim vô rồi cho đứng phía mình. Nằm ngửa ra hưởng thụ. Dương vừa bực mình vừa tức cười. Cô trông đợi anh em Khắc về coi sẽ đối với mẹ mình ra sao. Nếu anh nhịn được thì cô cũng sẽ nhịn được. Chỉ có điều, ăn uống no đủ, con cái khá giả chắc gì bà ta sẽ đi nữa. Phải ở lại để làm giọng mẹ chứ. Ôi nếu phải sống chung với loại người này chắc mệt mỏi lắm đây.
*
Hết 4.
Lê Nguyệt.