Còn gái của người ta – Phần 2

20 năm trôi qua nhanh. Lưng của tôi bị thoái hóa cột sống nên đau càng ngày càng nhiều. Chân tôi bắt đầu bị tê. Lái xe lúc nào chân cũng phải nhịp nhịp thử coi còn hoạt động được hay không, nhỡ bị tê khi cần thắng mà không xử dụng được thì nguy to. Tinh thần tôi bị hoảng loạn khi nghĩ đến lúc không cử động được, tay chân bởi dây thần kinh bị gai xương sống ép nên không hoạt động được. Mổ xương sống thì xác xuất rủi ro khá cao, nên khi còn gượng đi đừng được tôi không chịu mổ để cắt gai cột sống. Con gái thì đeo theo một bên , ít đi chơi ít giao thiệp với bạn bè. Đi làm về là quanh quẩn bên Cha làm tôi thêm lo lắng.

-“ Sao con không có bạn trai? Con lập gia đình cho Ba yên tâm.”, tôi khuyên con.

-“ Ai bảo Ba con không có bạn trai? Bạn trai của con đang ghi tên học tiếng Việt, bao giờ nói được tiếng Việt con sẽ đem về ra mắt Ba. Anh ta người Đức nhưng sinh trưởng ở đây, và chịu điều kiện của con kiện là phải sống chung với Ba suốt đời. Nhưng con thêm điều kiện phải nói được những câu thông dụng tiếng Việt Nam.

-“ Ba nói tiếng Anh cũng tạm hiểu được mà con”.

Nhưng con muốn con của con sau này phải nói được tiếng Việt, nên anh ta ghi tên học một năm tiếng Việt ở Đại học Victoria.

Tuổi 60 cũng đúng lúc tôi được phép về hưu vì là cựu quân nhân nên sớm hơn dân sự 5 năm. Con gái thì hối thúc Ba nghỉ việc đi, tiền hưu Ba đủ sức tiêu dùng, nếu có cần mua gì hay đi đâu con lo cho Ba được.

Tôi xin nghỉ việc về hưu. Sáng nào 5:30AM cũng đi bơi để chữa trị bệnh đau lưng. Con gái cũng đi theo. Sáng nào hai Cha con xe ai nấy lái đến hồ bơi. Con tập Gym , Cha thì bơi. Con gái đem quần áo uniform thay đi làm luôn.

Một hôm con gái tôi nói:
-“ Ngày mai con không đi làm , Ba có muốn con chở Ba đi thăm bác Hoàn không? Con nghe con gái của Bác nói là Bác đã bị đưa vào Viện Dưỡng lão tuần rồi.”.

“Sao con lại dùng chữ “bị”? Chẳng lẽ Bác Hoàn không muốn vào Nursing Home mà bị bắt buộc vào hay sao?”.

“Bác Hoàn bị stroke té, xe cấp cứu đem vào nhà thương. Bác ấy bị méo mặt và miệng không nói được nên các con của Bác xin bác sĩ cho vào Viện Dưỡng lão, vì nếu về nhà sau này xin vào thì Bộ Y Tế sẽ check sức khỏe và trí nhớ khó khăn lắm mới được chấp nhận nên để nhà Thương quyết định thì khỏi phải check gì hết!”.

“Bác chỉ hơn Ba có 2 tuổi và trí nhớ còn tốt lắm mà? Ừ! thì Ba với con đi thăm Bác ấy kẻo tội nghiệp. Hơn nữa mai mốt Ba có vào sẽ có người thăm lại Ba “.

-“ Không bao giờ có chuyện đó nhé! Ba đừng mơ! Con không bao giờ gửi Ba vô Viện Dưỡng Lão đâu!”, con tôi bĩu môi. Con tập gym để đủ sức cõng Ba khi Ba cần đến. Con cũng chọn chồng to con để phụ với con. Ba xài Computer và Internet thường xuyên, trí nhớ của Ba sẽ không bị Dementia hay Alzheimer.”.

-“ Cám ơn con! Nhưng con còn công việc và cuộc sống của riêng con”.

-“ Trại Mồ Côi Không Dành Cho Con, Thì Viện Dưỡng Lão Cũng Không Dành Cho Ba!”, con gái tôi quả quyết chắc nịch.

– “ Con nhớ mua trái cây biếu Bác ấy, nhớ đừng mua bánh ngọt vì Bác ấy kiêng ăn đường”.

Hai Cha con tôi vào Viện Dưỡng Lão Cửu Long vừa sau giờ ăn sáng, nên gặp Bác Hoàn ngay phòng ăn. Mặt và miệng của Bác Hoàn trở lại gần bình thường và giọng nói tuy có biến giọng nhưng vẫn còn nghe rõ lắm. Bác bắt tay tôi coi vẻ mừng và cảm động, nhưng hai mắt lệ ứ tròng.Thăm Bác Hoàn khoảng một tiếng sau hai Cha con xin phép ra về.

Con gái tôi lái xe ghé Chợ và nói: “Con đãi Ba ăn bún bò Huế.”.

– Ừ! ăn thì ăn !

Con gái mở cửa cho tôi và kéo ghế cho tôi ngồi, gần như ai cũng quay ngó chúng tôi. Cô bé chạy bàn thì quen quá với Cha con tôi vì nhiều lần ăn ở quán nầy.

– 2 tô bún bò Huế phải không chú ?

– Ờ! Cháu cho chú 2 tô !

Con gái mở cái xách tay của nó ra, mà nó đổi cái xách tay lớn hơn hồi nào tôi không để ý. Nó kéo ra một bịch nylon và kéo rau kinh giới ra. Nó để rau kinh giới tím qua một bên và nói: “Cái này của Daddy.”.

Rồi kéo mớ khác là kinh giới xanh và nói: “Cái này của con.”.

Ông ngồi bàn gần kế bên quay sang: “Cô Mỹ này sao nói tiếng Việt rành quá và rành ăn bún bò Huế hơn cả người Việt Nam!”.

– Nó là người Việt Nam chứ không phải Mỹ. Nó chê rau kinh giới tím ăn nồng quá mà tôi thì thích kinh giới tím hơn nên nó hái riêng hai loại cho Cha con chúng tôi.

– Cô ta là con dâu của Anh?

– Không ! Nó là con gái của tôi.

Hai tô bún bò Huế được bưng ra, cuộc đàm thoại ngưng tại đây và có lẽ ai cũng liếc mắt xem khi cô Mỹ 100% vắt chanh và ngắt từng cọng rau bỏ vào tô cho Cha. Tôi hãnh diện là đã không lầm khi bỏ công bao năm cơ cực nuôi “Con của người ta.”.

Về tới nhà chưa kịp thay quần áo thì điện thoại reo. Bạn Hoàn, người tôi vừa đi thăm, phone cho tôi từ Viện Dưỡng Lão.

“Anh mới về tới nhà phải không? Hồi nãy tôi gọi không ai nghe máy . Sau khi anh về rồi có một bà trong Viện Dưỡng Lão này hỏi anh có phải Hải Quân hay không và đứa con gái Mỹ đi theo anh là con của anh ? Bà ta nói là người quen của anh ở Nha Trang khi xưa, muốn xin số phone của anh , nên tôi hỏi anh trước. Có phải nhân tình cũ ngày xưa hay không? Nếu phải thì vào gặp gấp đi, dễ gì xa xứ gặp cố tri!”.

– Ừ! Thì anh cứ cho có sao đâu. Bốn mươi mấy năm rồi làm sao ai còn nhớ được ai!

Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi: Không lẽ là Mẹ ruột của con gái của tôi? Chứ nếu bà ta là người vợ bỏ tôi ngày nào thì chắc chúng tôi phải nhìn nhau, chứ chẳng lẽ tình chồng vợ sống với nhau 5 năm mà nhìn nhau không ra! Nhưng nếu là Mẹ ruột của con gái của tôi, tôi phải làm sao đây, vì dù sao cũng là “Con gái của người ta” .

(Còn tiếp : Phần tự sự của con gái nuôi của tác giả Trần Thiện Phi Hùng )

Bài viết khác

Tâm sự buồn của bà cụ tuổi 65: Lương hưu 5 triệu mà giờ tôi không đủ tiền mua kẹo cho cháu

Tất cả chúng tα đều biết tầm quαn trọng củα tiền bạc, trong cuộc sống chúng tα cần tiền ở mọi nơi. Không có tiền thì không thể làm được gì. Vì vậy, nhiều người làm việc rất chăm chỉ để kiếм tiền khi còn trẻ, chỉ để có được cuộc sống tốt đẹρ sαu […]

Sách quốc ngữ – Chữ nước ta – Những câu chuγện thú vị

Dưới đâγ là bài thơ giáo khoa do Tản Đà làm cho trẻ em lên sáu tuổi, viết năm 1919. Bài thơ đã 102 năm trôi qua, nhưng vẫn còn nguγên ý nghĩa về sự giáo dục con người. Trước khi dạγ trẻ γêu nước, γêu đồng bào, hãγ dạγ trẻ hiếu thuận với cha […]

Vinh quαng không ρhải là tất cả – Xúc ᵭộng câu chuyện nhân văn sâu sắc ᵭầy tình người

Cô Adelinde Coɾnelissen, người Hòα Lαn gốc Đức, là 1 vận ᵭộng viên môn cưỡi ngựα nghệ thuật ɾất nổi tiếng. Cô ᵭã ᵭoạt nhiều giải cαo quý Ьαo gồm: Huy chương vàng quốc tế tɾong Ьộ môn này. Tɾong suốt những lần thi ᵭấu ᵭó, chú ngựα thân yêu Pαɾzivαl củα cô ᵭã Ьiểu […]