Có voi đòi quản tượng – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Anh nghĩ: Mình tìm được đúng người phụ nữ của đời mình rồi. Cô ấy phóng khoáng, vui vẻ, dễ thương và mọi thứ đều đặc biệt!

Anh tâm sự với cô bạn thân thì bị nó mắng té tát:

– Thôi thôi! Ông im mẹ cái mồm ông đi, đàn ông các ông có voi đòi quản tượng. Vợ ông tuyệt vời đấy, nhờ có cái nhạt nhẽo, nhờ có cái giản dị và chắt chiu ấy ông mới có ngày hôm nay. Đừng phụ bạc mà sau này hối hận.

Cô vợ hai phóng khoáng khác hẳn cô vợ cả. Cưới nhau xong cả hai du hý vào nam ra bắc, các kiểu cách ăn chơi phải nói rằng cái gì cô ấy cũng biết. Sống thế mới là cuộc sống chứ, anh không còn như trước kia, được tiêu pha thoải mái, giờ mới thấy tiêu tiền sung sướng thật.

 

 

Từ nghề quay bễ quai rèn, vợ chồng anh vực dần có một xưởng vừa đúc và tiện to nhất nhì cái làng nghề nổi tiếng này.

Tay không lập nghiệp, đến khi thành một ông chủ lớn có của ăn của để vững nghề vững vốn, viết thì chỉ trong hai ba dòng đánh máy. Nhưng với cuộc đời thật thì là cả một hành trình đến hơn hai mươi năm, thăng trầm sóng gió, có lúc bên bờ vực, là mồ hôi, nước mắt và có khi là cả máu của hai vợ chồng anh.

Vợ anh, người đàn bà tần tảo , lúc nào cũng vội vàng lo toan thu vén, áo chẳng bao giờ dám mặc sáng màu vì bụi bậm than gio, tay chai sần vì bốc than gang và bê vác hàng cơ khí nặng.

Sau mấy tháng ăn chơi, tự nhiên thấy chán, anh bắt đầu muốn kinh doanh, cô vợ hai mở kinh doanh Spa và Mỹ phẩm, những thứ nhỏ nhặt rất đàn bà ấy không hợp với anh, kinh tế suy thoái, cạnh tranh nhiều, doanh thu rất kém. Cô vợ bàn mở một nhà trẻ tư thục.

Mua nhà mở lớp, vèo một cái mấy tỷ bạc bay mất dạng. Mấy lớp mở ra, tiền thuê giáo viên đứng lớp, thuê kế toán, giấy phép này kia lằng nhằng đau hết cả đầu mà chỉ mình anh cặm cụi ngược xuôi, chẳng như ngày xưa, cô vợ cả dang tay chèo lái cùng anh.

Khi anh đủ tỉnh táo để nhận ra công lao của người vợ đầu thì đã muộn mất rồi. Đã có lúc anh ghét cay ghét đắng cái khuôn mặt nhạt nhẽo chưa từng biết màu trang điểm, ghét cái mái tóc cả tỷ năm chỉ một màu đen, ghét cái thân hình cũ kỹ của người đêm ngày đập vào mắt anh, ghét cả cái giọng nói chắc nịch tròn vành rõ tiếng.

Mệt thật. Cô vợ hai lại nằng nặc đòi mua ô tô riêng để chạy. Cô ấy muốn một mình một cái chứ chẳng muốn đi chung. Chưa mua được cô ta thuê luôn về đi mặc cho anh xót xa tiếc tiền thuê hàng tháng.

Đến lúc đối diện với làm ăn riêng, phải một mình bươn chải trong công việc mới, khó khăn chồng chất khó khăn, không thu và chỉ có chi, anh mới thấy phục tài cô vợ cũ của mình.

Bao nhiêu canh cơ sở sản xuất của gia đình lao đao thiếu vốn, cô ấy đều giải quyết ổn thỏa, một mình gầy rạc cả đi, anh chỉ việc lo công việc và thợ thuyền.

Đến khi anh nhất mực đòi bỏ, cô ấy cũng đã gạt tất cả sự sĩ diện, cái tôi cá nhân, hạ thấp mình xuống xin anh nghĩ lại mà anh chẳng nghĩ, cạn tàu ráo máng vét voi đến tận cùng tiền bạc phân chia để ra đi. Anh thấy mình thật sự bạc bẽo.

Anh về quê, gặp lại các con, gặp lại vợ cũ, cô ấy cũng đã khác xưa, không còn héo hắt như tàu lá phơi dưới nắng hè khi biết anh có bồ và khi anh nhất quyết bỏ đi. Giờ cô ấy hoàn toàn khác, mái tóc cắt ngắn, màu rất đẹp, cô ấy gầy hơn, người mảnh dẻ hơn, mắt đượm buồn nhưng trầm tĩnh hơn.

Ơ lạ thật, lần đầu tiên sau hai mấy năm anh mới nhận ra cô ấy cũng là một người đàn bà đẹp. Tại sao anh lại nhận ra muộn màng thế chứ? Có phải đàn bà đẹp khi họ không thuộc về ai, hay đàn ông chỉ thấy đàn bà đẹp khi họ không phải là của mình nhỉ?

Nhà trẻ tư thục rồi cũng phá sản, anh không thuộc về những thứ không phải hơi lửa và gang than, phải có những thứ ấy phả vào anh thì anh mới mạnh mẽ và mới kiếm được tiền.

Để nhận được ra cái chân của vẻ đẹp là sự giản dị và đức hy sinh thì anh đã để lỡ mất tất cả rồi.

Hình như cuộc đời con người ta, cứ phải có cái lỡ dở thì người ta mới đủ thời gian để chậm rãi, đủ đau đủ khôn để nhìn lại và tiếc nuối.

Cô vợ hai bỏ bê nhà cửa, cũng bỏ bê cả anh, cô ấy vẫn thế, vẫn phóng khoáng và lãng du, tiếng ‘Anh’ từ miệng cô ấy thoát ra nó vẫn nhẹ, vẫn như sợ làm đau ba cái chữ ấy, nhưng mà nó không phải chỉ nhẹ với riêng anh, mà còn với rất nhiều anh khác nữa.

Anh bắt đầu hoang vắng, bắt đầu thấy tình yêu là thứ không có thật, nó càng đẹp, càng thăng hoa lãng mạn càng khó nắm giữ, chứ nó chẳng dễ dàng như nắm giữ thứ tình vợ chồng cục mịch ngày xưa.

Đàn bà lắm người kể cũng lạ, cả cuộc đời họ gắn chặt lấy chồng, gắn chặt lấy gia đình. Tất cả tình yêu họ dồn cho một người, bị phản bội, họ đau đớn lắm. Nỗi đau họ tự vắt ra từ tâm can họ, họ tự dằn vặt bản thân mình, đổ lỗi cho mình xấu, mình kém, để chồng phải chán chường bỏ bê đi tìm hạnh phúc ở người đàn bà khác.

Họ đau nỗi đau của sự thất bại, họ cứ víu cái thất bại rồi nhồi nhét vào mình. Vợ anh không hề nửa lời mạt xát người thứ ba, cũng không hề có ý định ghen tuông. Cuối cùng thì đành nhận tất tật mọi nỗi đau về mình mà cầu xin hòa giải tha thứ. Lạ thế chứ. Nhưng sao ngày ấy anh u mê đến thế! Quyết ly hôn bằng được!

Anh trở về quê, thuê đất vay vốn ngân hàng mở lại xưởng, chẳng biết có thành không, trong lòng anh bỗng dưng có ý nghĩ ghen tuông, ấm ức, tức tối khi vợ cũ ngày càng đẹp và bắt đầu có người đàn ông khác đón đưa.

Tự dưng anh thấy anh mới là người thất bại vì sự xuẩn ngốc của mình

Ngẫn, thợ chém gió.

TG: Loan Ngẫn

Bài viết khác

Chuγện tiền nong của con cái đối với cha mẹ khi họ về già – Ngẫm đời

Chuγện tiền bạc luôn là đề tài nhạγ cảm, khi cha mẹ già lại càng là việc tế nhị, cần khéo léo để tránh xung đột hoặc tổn tҺươпg, người có tuổi rất dễ tổn tҺươпg, sẽ nói nhiều hơn trong ρhần tâm lý. Ai đó nói tiền không ρhải là tất cả, không quan […]

Cố GS Trần Văn Khê : “Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt

Có một câu chuγện thể hiện niềm kiêu hãnh của người Việt đã được Giáo sư Trần Văn Khê kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truγền bá Tanka Nhật […]

“Thực tế” và “Thực dụng” – Câu chuyện đầy ý nghĩa và nhân văn về cuộc sống hiện nay

Có một lần, một người bạn Mỹ dạy học chung với tôi bảo với tôi rằng: -“Người Việt Nam bọn mày lúc nào cũng bảo người Mỹ bọn tao sống thực dụng. Bọn tao không sống thực dụng mà sống thực tế. Tao ở Việt Nam hơn chục năm nay thấy người Việt Nam mới […]