Chị gái chồng P2

Tác giả: Nguyễn Hạnh/THCS Lập Thạch

Ngày đầu tiên sau khi Vân dời nhà.
– Bố, bố dậy cho em ăn đi. Con dỗ mãi em không chịu ăn. Con còn phải đi học nữa.
– Mẹ mày đâu? Gọi mẹ ấy, để yên cho bố ngủ.
– Mẹ con đi vắng rồi. Mẹ viết cái thư cho bố để trên bàn ăn ngoài kia kìa.

Tuấn vục phắt dậy, vội vàng chạy ra bóc lá thư. Đọc xong, anh buông lá thư xuống và cười khẩy: “để xem, ai mới là người không thể sống thiếu ai”.
Anh bắt đầu nịnh con bé con cho nó ăn sáng. Con bé ngúng nguẩy lắc đầu, nó bảo không có mẹ con không thích ăn.
– Không ăn chứ gì, không ăn thì đứng lên, cho mày nhịn đói xem nhịn được bao lâu.

Đứa con gái lớn cuống quýt dắt xe ra đi học, đứa bé thì ngổi lì bên bàn ăn, mặt ỉu xỉu. Chắc nó nhớ mẹ lắm.

Tuấn bắt đầu loanh quanh thay quần áo cho con bé, rồi chuẩn bị đến công ty. Ấy thế mà cũng vèo mất cả tiếng, vội vã đến mức chả kịp ăn uống gì, mà thực ra có gì để ăn, vì mẹ nó chỉ để đồ ăn cho hai đứa. Xe dừng ở cổng trường mầm non, anh bảo con bé tự đi vào lớp vì bố muộn giờ làm rồi. Con bé bắt đầu khóc mếu máo, nước mắt giàn giụa. Nó không chịu đi một mình, nó bảo bố đưa con vào lớp. Chẳng còn cách nào, anh buộc phải xuống xe, dắt con bé đi qua cả một khoảng sân rộng, rồi leo ba tầng cầu thang mới đến lớp của nó. Giao con chô cô giáo xong, anh chạy như bay ra xe vì đã chậm mất vài phút rồi, đường từ đây đến đó lại còn cách 5km chứ có phải ngay bước chân đâu.

– Cậu đi muộn thế này làm ảnh hưởng tới mọi người trong công ty. Làm việc cho tư bản thì cậu phải nhớ, giờ giấc không thể cao su được mà phải tuyệt đối tuân thủ. Lần này tôi nhắc nhở, nhưng không có lần sau.
Vùa dò cái cổ vào thang máy đã va phải giám đốc nổi tiếng bôn sê vích nhất nhì công ty. Ông ta luôn đúng giờ, hà khắc. Lí luận của ông ta, rằng không phải tự nhiên mà được làm ở đây với mức lương cao ngất mà bao người ngoài kia mong đợi. Cái gì cũng phải xứng đáng với công sức bỏ ra, nên với ông ta, hiệu quả công việc là căn cứ đầu tiên để đánh giá cấp dưới.
– Dạ, em xin lỗi sếp. Nay vợ em đi vắng nên em bận với hai đứa nhỏ quá…
– Này cậu, công ty không phải mỗi mình cậu có con đâu. Nếu chưa thu xếp được thì cậu xin nghỉ không lương lấy vài ngày mà trông nom bọn trẻ. Đợi vợ cậu về rồi thì quay lại làm việc.

Buông câu cảnh cáo với thái độ lạnh lùng, ông giám đốc bước ra khỏi thang máy. Tuấn bực bội đi về phía phòng làm việc của mình.
– Này, cậu sao đấy?
– Vừa bị sếp dội cho gáo nước lạnh kia.
– Nhưng sao mà giờ này mới tới?
– Con vợ em nay nó kí đơn li hôn và bỏ đi rồi. Đi mà cũng cấm mở miệng, bỏ cả con. Ra tòa đừng hòng em cho nhận nuôi con.
– Thôi, cái giống đàn bà cứ giận dỗi trẻ con vậy thôi, chứ cấm dám bỏ đâu. Đường đường một trưởng phòng kinh doanh như cậu, tiền nhiều lại phong độ, giáo viên quèn như cô ta kiếm đâu ra. Yên tâm, chiều cô ta sẽ về. Cuối giờ đi làm vại bia cho đỡ xì chét nhá.
….
Đang chiều, điện thoại bỗng đổ chuông liên hồi. Là cô giáo con Giang gọi:
– Anh ơi, em gọi mãi cho chị mà không được. Cháu nó ho quá, nôn hết cả ra quần áo, mà anh lại không mang đồ theo để thay. Cũng không có thuốc mang theo nữa. Em đã cho cháu mặc tạm quần áo của bạn rồi, giờ anh chạy qua đón cháu rồi đưa đi khám xem sao.

Lại trốn ra về sớm để đón con, đưa nó qua phòng khám gần nhà, vị bác sĩ già bảo:
– Nay mẹ đi đâu mà bố lại đưa vào thế này?
– Cháu nó vào khám ở đây rồi ạ?
– Ừ. Cô nhà anh sốt ruột định đưa nó xuống Hà nội, nhưng tôi nói không cần. Cứ điều trị theo đơn thuốc tôi kê, mất vài ngày đến cả tuần đấy, nên anh chị phải cho cháu uống thuốc đều đặn đúng giờ. Con bé nó nhạy cảm với thời tiết nên dễ viêm họng.

Đưa con bé về đến nhà, anh vội vàng tìm thuốc cho con. Anh dặn nó nằm nghỉ chờ bố nấu cơm. Tìm mãi mới thấy thùng gạo, vo qua loa rồi cho nước vào cắm. Rau trong tủ không còn, thức ăn thì đóng cứng lại trên tủ đá. Chờ cho rã đông mà nấu thì con bé nó quá giờ uống thuốc mất. Anh đành pha gói mì tôm, gọi con dậy ăn. Con bé uể oải nhai mấy sợi mì dở sống dở chín, vừa cứng vừa dai, hệt như nhai rơm. Rồi bố nó đưa cả gói thuốc cho nó uống. Nó bảo bố phải pha vào chén nước cho tan thì con mới uống được. Anh pha một cốc nước đầy hự với vài gói thuốc bột mà bác sĩ đã kê đơn. Con bé bặm môi bặm miệng uống cố cho hết vì sợ bố quát, rồi nó lên giường ngủ mà chưa thèm tắm giặt.

Giờ đến con lớn, học hành cái gì mà 7h tối còn chưa về. Chắc lại mải chơi la cà đâu đó. Anh tính gọi cho cô giáo chủ nhiệm mà không có số,đành khóa trái cửa nhốt con bé trong nhà để chạy đi tìm chị nó. Mới đi được nửa đường thấy con bé lóc cóc đạp xe về cùng các bạn nó, anh dừng xe gọi nó lại, tát nó trước mặt bạn:
– Mày biết giờ là mấy giờ không? Ai cho mày đi chơi đàn đúm đến giờ này mới vác mặt về.
– Bác ơi, bọn cháu đi học Toán nhà cô mà. Tuần nào cũng học tối thứ 2, thứ 4 mà bác.

Tuấn đỏ bừng mặt vì xấu hổ. Con bé không nói gì, chỉ khóc và lầm lụi đi về. Nó tắm gội, rồi lẳng lặng lên phòng học bài mà bỏ cả cơm tối. Nó gọi cho mẹ, nhưng điện thoại mẹ không liên lạc được.

Đêm.
Con Giang thức giấc, không thấy mẹ và bắt đầu khóc. Nó cứ nằng nặc một hai đòi mẹ. Ban đầu Tuấn cũng mềm mỏng dỗ con, nhưng dỗ mãi nó không nín. Cáu quá, anh tét cho nó mấy cái vào mông thật đau, con bé sợ khóc nấc lên, nhìn bố không chớp mắt. Nó không ngủ, cứ ngồi thu lu một góc giường mà thì thầm “mẹ ơi”. Thấy tội, anh bế nó vào lòng, vừa ôm con vừa làm việc. Không đặt được con bé xuống vì mỗi lần cơn ho dồn dập nó lại tỉnh giấc. Và cứ thế, thay vì làm báo cáo một tiếng như mọi ngày, nay anh đã phải ngồi đến sáng.

Ngày thứ hai.
Tuấn lấy chuông báo thức dậy thật sớm. Cơm tối qua nấu còn nguyên, anh cho vào chảo, đập thêm quả trứng rồi rang qua cho bọn trẻ ăn. Con bé lớn không mở miệng nói bất kì câu nào sau cái tát của bố tối qua. Nó ngồi chơi cạnh em, cho em đi đánh răng rửa mặt. Nó dặn em phải ăn sáng đi rồi còn uống thuốc, phải ngoan thì mẹ mới nhanh về. Con em nghe chị nhắc tới mẹ, rơm rớm nước mắt. Nó trệu trạo nhai miếng cơm rang, và uống thuốc chị pha trên bàn.
– Ai bảo con uống thuốc mà con uống?
– Chị pha cho con uống mà.
– Là con pha, ngày nào con cũng thấy mẹ pha những gói thuốc đó cho em. Bố đừng quát làm em khóc nó lại nôn hết đấy.

Tuấn đưa con bé đến lớp sớm hơn hôm qua, rồi cậu lên công ty, vác cái báo cáo làm vật vã cả đêm qua phòng sếp. Sếp đọc, lắc đầu và ném cái bản báo cáo đánh phịch trước mặt anh.
– Cậu đang cho tôi xem cái thứ gì thế? Cậu làm kinh doanh, mà trình ra cái bản báo cáo rỗng tuếch như này thì giải quyết được gì. Đầu óc phân tích nhanh nhạy của cậu giấu đi đâu mất rồi.
– Dạ, đêm qua em đã cố làm cho xong. Thôi để em sửa lại rồi nộp sếp sau ạ.
– Cậu Tuấn này, trước giờ tôi vẫn đánh giá rất cao năng lực của cậu. Nhưng mà, cậu nhìn lại cậu xem, trông cậu mệt mỏi chẳng còn tí sức lực nào cả. Cậu không thể đến công ty với cái bộ dạng uể oải như thế kia được. Dự án này cậu rút lui đi, tôi sẽ giao cho người khác thay cậu. Hình như cậu vướng chuyện gia đình thì phải, chi bằng, tôi cho cậu nghỉ phép ba hôm. Cậu thu xếp cho ổn thỏa, và phải trở lại làm việc cho nghiêm túc như trước cho tôi.
– Không cần đâu sếp, em vẫn làm việc bình thường được. Em sẽ khắc phục..
– Cậu cho đầu óc nó thư giãn đi cái đã. Tôi không trừ lương đâu mà cậu lo.
Tuấn không biết nói lại ra sao, đành lí nhí cảm ơn rồi ra khỏi phòng.

– Hồng à, anh đã làm như em nhờ, cho thằng Tuấn nó nghỉ phép ba ngày rồi đây. Sáng nay nó đi làm mà mắt trũng xuống như cả đêm không ngủ vậy. Hai vợ chồng nó có chuyện gì sao?
– Em cảm ơn anh, mọi chuyện khi nào gặp anh em sẽ giải thích sau anh nhé.
Hóa ra, giám đốc và Hồng- chị gái Tuấn là chỗ thân tình, hẳn nào mà Tuấn được chú ý nhiều hơn trong công ty.

Chiều đón con về, Tuấn đưa hai đứa qua ông bà nội. Anh để mặc bọn trẻ ngồi chơi với bà, còn anh, lên giường và ngủ một giấc như chưa bao giờ được ngủ. Đến 9h tối, hai đứa nằng nặc đòi về, không ngủ lại nhà bà nội.
– Nay bố gội đầu cho con đi. Cô bảo đầu con hôi rồi, hôm qua bố không gội.
Tuấn bắt đầu lúng túng khi tắm gội cho con. Anh loay hoay gỡ những mảng tóc rối trên đầu nó. Đêm muộn, phải ngồi sấy tóc thật khô cho nó, vì nó bảo mẹ dặn không được đi ngủ khi đầu ướt.

Biết con bé khó ngủ, nên nay anh chủ động ôm con ngay từ đầu.
– Bố ơi, mẹ không ở nhà con không ngủ được. Sao mẹ đi công tác lâu thế bố. Con nhớ mẹ lắm, hay bố gọi điện cho con nói chuyện với mẹ đi bố.
– Mẹ đi họp người ta bắt tắt điện thoại, con cứ ngoan rồi vài bữa nữa mẹ sẽ về nhé.

Con bé nằm im, nó không ngủ, cũng không dám khóc. Nó tụt khỏi giường, bảo con đi vệ sinh. Rồi nó chạy qua phòng chị, chị nó cũng chưa ngủ. Nó cầm cái điện thoại cũ mà mẹ nó để ở nhà cho hai chị em, và bảo chị gọi cho mẹ. Đầu dây bên kia, vẫn chỉ là tiếng thông báo không liên lạc được từ tổng đài.
Đêm hôm đó, Tuấn cũng mất ngủ, không phải vì bận làm báo cáo, mà chỉ đơn giản…anh thấy khó ngủ, và bắt đầu cảm thấy thiêu thiếu cái gì đó.

Ngày thứ 3.
Vẫn phải lấy chuông dậy sớm, vẫn cho con ăn sáng rồi uống thuốc, vẫn đưa con bé tới trường, nhưng thay vì tới công ty thì anh quay về và dọn dẹp nhà cửa. Sao ở đâu ra mà lắm đồ đạc thế. Dọn cái này lại thấy tòi ra cái kia, chả biết nhét vào chỗ nào cho gọn. Lâu lắm mới lại cầm cái chổi quét nhà, hết va vào tủ thì lại đập cán vào bàn uống nước. Rồi cốc chén con uống thuốc vẫn còn bừa bộn đó, quần áo chất đống tới ngày thứ 3 chưa giặt được. Tủ lạnh bắt đầu trống trơn không còn gì. Dọn xong cái nhà rồi đi chợ, tạt qua đón con đã hết cả ngày. Tối vừa ngả lưng thì con lớn vác sách sang hỏi bài. Nhăn mặt chau mày mãi mới giúp nó làm được bài Tiếng Việt, thì lại đến lượt cô em. Hôm nay con bé nó không kìm được cảm xúc nữa rồi. Nó khóc lóc ầm ĩ đòi mẹ, bố quát nó lại càng khóc to hơn, rồi chạy ra phòng khách ngồi một góc nhà mà ấm ức. Tay nó ôm khư khư cái áo ngủ của mẹ. Khóc nhiều nên nó mệt mà thiếp đi, lúc đó Tuấn mới dám bế con lên và ôm cho nó ngủ. Anh lại ngồi thức đến sáng.

Ngày thứ 4.
– Chị à, hai đứa nhà em nó có ngoan không? Em tắt điện thoại thế này nhỡ có chuyện gì thì làm sao?
– Chúng nó ngoan, và nhớ mẹ. Nhưng em cố chịu đựng thêm một hai ngày nữa đi, đừng bận tâm việc nhà mà cứ thư giãn đầu óc chút. Có cần thêm tiền không chị gửi cho.
– Em còn nhiều mà chị. Mùa này khu du lịch không có khách, bà chủ nhà còn cho em ở đây mà không lấy tiền phòng này. Cũng may, có bác ấy chuyện trò nên khuây khỏa, bớt nhớ bọn trẻ chị ạ. Mà bác ấy cũng khuyên em hệt như chị vậy á. Bác bảo em, cần phải thay đổi cả bản thân em chứ không riêng gì anh ấy. Đi lần này em đã ngộ ra được nhiều điều chị ạ.
– Ừ, phải ra ngoài cho biết thiên hạ họ sống ra sao em ạ. Vậy thì tranh thủ nghỉ thêm đi, việc ở nhà cứ để chị giải quyết. Kiểu gì mà nó chả mò sang đây cho xem.

Quả đúng như lời Hồng nói, Tuấn qua nhà chị đúng bữa cơm trưa. Bọn nhóc ăn xong lên phòng, để mẹ với cậu nói chuyện với nhau.
– Chị, hình như em sai rồi sao ấy. Nhưng mà sao cô ấy kí đơn li hôn, bỏ mặc bọn trẻ dễ dàng thế. Dù gì cũng sống với nhau hơn chục năm, nói đi là đi, nói dứt là dứt ngay được à.
– Thì ai bảo cậu một hai đòi giải thoát. Lại còn dọa không cho mợ ấy mang con đi. Cậu được cả đôi rồi còn gì, vừa tự do, vừa có cả hai đứa con vui vầy.
– Là em dọa cô ấy thế chứ em có bao giờ muốn chia tay. Tức lên thì nói vậy, ai nghĩ cô ấy làm thật.
– Cậu đòi hỏi vợ phải thế này thế kia, cậu so vợ ăn mặc xuềnh xoàng bởi quanh cậu lúc nào cũng có các cô trẻ đẹp thời trang. Một lúc nào đó, cô ấy có so cậu với người đàn ông khác thì cậu cũng đừng có chạnh lòng.
– Lại còn so em với ai nữa? Còn muốn em phải thế nào cô ấy mới hài lòng.
– Cậu đã từng rất yêu nó, nhưng giờ cậu vô trách nhiệm. Trong mắt cậu, chỉ có tiền và tiền. Và cậu nghĩ tiền của cậu có thể thỏa mãn mọi nhu cầu cậu muốn, nên cậu tự cho mình cái quyền coi thường nó. Xinh đẹp như nó, năng động như nó, uy tín như nó, ngoài kia bao kẻ thèm muốn. Chứ cái ngữ đàn ông vô tâm chỉ biết đến bản thân mình như cậu, thiên hạ chém không hết đâu.
– Thôi được rồi, em sai. Chị có cần đay nghiến em thế không.
– Cậu thấy tôi sống có tốt không sau khi tôi li hôn?
– Thì mấy ai bản lĩnh được như chị.
– Cậu nhầm rồi, bản lĩnh tôi có được, cũng do tôi trải qua đổ vỡ mà nên. Cậu nhìn vào tôi mà xem lại, nếu cậu để vợ mình ra đi, tôi tin sau này mợ ấy còn sống tốt và sung túc hơn cả tôi bây giờ đấy. Chẳng có người vợ nào chịu đựng được ông chồng mãi không bao giờ chịu lớn đâu.
– Em ân hận rồi, giờ chị giúp em tìm nhà em về. Em biết cô ấy không về nhà ngoại, vì chưa bao giờ cãi nhau mà cô ấy bỏ về. Lâu nay cũng không thấy cô ấy có bạn bè thân nào, chắc chỉ còn mỗi chị mới biết cô ấy đi đâu. Bốn ngày rồi, em không chịu nổi nữa. Thôi chị tha cho em…
– Ơ kìa, tôi với cậu thì có gì mà tha với không tha..Tôi chỉ giúp câu lần cuối này thôi. Tôi đã khuyên mợ ấy li hôn cậu, việc còn lại, đi hay ở cũng do cậu mà nên. Chiều đón bọn trẻ qua đây, rồi tìm tới địa chỉ khách sạn này mà tìm mợ ấy.
Tuấn thở phào như trút được gánh nặng. Quả tình anh thấy trống trải quá, nhưng cái tôi nó lớn quá, đến mức mà không dám thừa nhận mình không thể sống thiếu vợ. Chiều anh vội vàng qua đón con bé bên mầm non, và chờ con lớn tan học rồi đưa chúng qua nhà chị gái. Rồi anh phi như bay trên đường, vừa đi vừa hát. Trời bỗng thật xanh và gió đu đưa những cành cây ven đường trông thật đẹp mắt. Lòng anh cứ phơi phới như lần đầu tiên anh hẹn hò được cô bạn gái- là vợ anh bây giờ- sau ròng rã 5 tháng trời cưa cẩm gian nan.

Bài viết khác

Một cô gáι tốt bụng – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Tôi là một cô gáι nhà nghèo ngoài 20 tuổi. Chα tôi mất từ khi tôi còn rất nhỏ. Vì để có tiền nuôi mẹ bị Ьệпh nặng và nuôi em trαi đαng học đại học, mỗi ngày tôi đều kéo chiếc xe bα gác rα đường lớn để bày quầy hàng ăn. Những ngày […]

Vọng cổ buồn – Dòng мάu lạc hồng ấγ thấm vào từng làn da thớ thịt là dòng sữa ngọt ngào nuôi ta khôn lớn.

Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháρ. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậγ mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già! Vì vậγ, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấγ ở đó có một người có vẻ như […]

Ông lão giả vờ làm ăn mày về quê thử lòng, 3 người con tɾαi khiến ông ɾơi nước mắt

Khi về tới cổng làng, ông thαy Ьộ quần áo ɾách ɾưới, và cố tình làm cho cơ thể mình Ьẩn thỉu và khoác theo một cái túi lớn, tɾông ɾất giống một ông ăn mày ᵭáng thương. Bố lên thành ρhố Ьươn chải gửi tiền về cho 3 con tɾαi ở quê Ở làng […]